K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017

kinh tế có sự phát triển nhamh chóng

pháp luật góp phần làm ổn định chính trị cơ sở

về giáo dục cũng rất phát triển có nhiều người giỏi

văn học- nghệ thuật có bước phát triển nhiều nhà thơ văn nổi tiếng và những tác phẩm tiêu biểu,nghệ thuật sân khấu và kiến trúc cũng tiêu biểu

27 tháng 2 2017

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

14 tháng 2 2017

1.Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý —Trần : Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý — Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ờ hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lẽ sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lẽ sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
2.

Có 2 khuynh hướng văn thơ nổi trội dưới thời Lê sơ : văn thơ yêu nước dân tộc và văn thơ cung đình.

Theo đà dòng văn học yêu nước thời Lý - Trần, được tiếp sức thêm bởi cảm hứng qua những chiến công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều tác phẩm văn thơ đã nói lên ý chí bất khuất và lòng tự hào về một quốc gia - dân tộc có bề dày lịch sử - văn hóa. Nguyễn Trãi với Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lý Tử Tấn với Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Nguyễn Mộng Tuân với Lam Sơn phú, Hậu Bạch Đằng giang phú, Lê Thánh Tông với các bài thơ ca tụng các nhân vật lịch sử - văn hóa và các danh lam thắng cảnh đất nước. Theo phương hướng tìm về cội nguồn dân tộc Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã hiệu đính Lĩnh Nam thích quái, một tác phẩm dã sử truyền thuyết từ thời Trần. Tinh thần dân tộc còn biểu hiện ở việc phổ biến dùng chữ Nôm, với các tác giả Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và tác phẩm Hồng Đức Quốc âm thi tập.

Bên cạnh đó, dòng văn học cung đình với nội dung hình thức thù phụng, thanh lệ cũng phát triển. Bùi Huy Bích nhận định: "Thời Hồng Đức gọi là cực thịnh nhưng lúc đó văn chương ưa chuộng thanh lệ (khuôn sáo hình thức)". Điển hình là hội Tao Đàn (nhị thập bát tú) do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh. Tác phẩm chính của hội này là tập Quỳnh uyển cửu ca, với những bài thơ xướng họa tán tụng, với chủ đề khuôn sáo là "Minh quân, lương thần" (vua sáng, tôi hiền). Dòng văn học cung đình đã thể hiện rõ quan điểm giáo huấn "Văn dĩ tải đạo", yếu tố trữ tình, cá nhân đã vắng mặt trong đó.

Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển).

Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính sử dân tộc.

Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, th­ường gọi là Hồng Đức bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
18 tháng 2 2017

1.* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

18 tháng 2 2017

Em cần bám sát câu hỏi của các bạn nhé.., vì trong phần câu hỏi đó không hỏi về vấn đề giáo dục và khoa cử. Em trả lời thì đương nhiên là bị thừa,,,

Chúc em học tốt !

27 tháng 2 2017

Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

3 tháng 3 2017

thanks bn

16 tháng 5 2017
Tên Thành tựu Tác giả,tác phẩm tiêu biểu
Văn học Nền văn học dân gian ở nước ta ngày càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú,từ tục ngữ,ca dao đến truyện thơ dài,truyện tiếu lâm Tác giả:Nguyễn Du,Hồ Xuân Hương,Bà Huyện Thanh Quan,Cao Bá Quát,Nguyễn Văn Siêu... Tác phẩm:Truyện Kiều,Chinh phụ ngâm khúc,Bánh trôi nước...
Nghệ thuật Văn nghệ dân gian phát triển phong phú;hàng loạt tranh dân gian xuất hiện;có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và nghệ thuật đúc đồng, tạc tượng Về văn nghệ có:nghệ thuật sân khấu,tuồng,chèo rất phổ biến;miền xuôi có các làn điệu quan họ;trống quân,hát lí,hát dặm,hát tuồng;miền núi có hát lượn, hát khắp,hát xoan... Dòng tranh nổi tiếng nhất là tranh Đông Hồ. Công trình:chùa Tây Phương với 18 vị tổ khác nhau...
Giáo dục Thời Tây Sơn, Quang Trung ra chiếu lập học;thời Nguyễn,Minh Mạng thành lập "Tứ dịch quán" dạy tiếng nước ngoài "Tứ dịch quán" dạy tiếng Pháp, Xiêm
Khoa học Việc biên soạn lịch sử,địa lí có nhiều bước tiến quan trọng và có rất nhiều công trình về hai lĩnh vực trên;ngoài ra còn có các công trình về y học Tác giả:Lê Qúy Đôn,Phan Huy Chú,Gia Định tam gia... Tác phẩm:Đại Việt sử kí tiền biên,Đại Nam thực lục,Đại Nam liệt truyện,Đại Việt thông sử,Nhất thống dư địa chí,Hải Thượng y tông tâm lĩnh...
Kĩ thuật Một số kĩ thuật tiên tiến phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta -Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú -Kính thiên lí,đồng hồ,máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và tàu thủy chạy bằng máy hơi nước

17 tháng 5 2017

Tên

Thành tựu

Tác giả tác phẩm tiêu biểu

Văn học

- Nền văn học dân gian rất phát triển.

- Văn học chữ Nôm phát triển đến trình độ cao, có nội dung phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời và thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan,...

Nghệ thuật

- Nghệ thuật sân khấu rất phát triển.

- Nghệ thuật tranh dân gian cũng rất phát triển, mang đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

- Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

- Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa.

- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, hát bộ, hát xoan,...

- Tranh dân gian: chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,...

- Công trình kiến trúc: chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng,...

Giáo dục

- Thời Tây Sơn, Quang Trung ban chiếu lập học, mở đường công tác các xã, đưa chữ Nôm vào thi cử.

- Thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được đặt ở Huế, thành lập tứ dịch quán dạy tiếng nước ngoài.

Khoa học

- Sử học, địa lý, y học rất phát triển, có nhiều tác phẩm và tác giả nổi tiếng,

- Sử học: Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Nam liệt truyện,..

- Địa lý: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định,..

- Y học: Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác,...

Kĩ thuật

- Nền kĩ thuật tiên tiến, chế tạo được nhiều máy móc theo kiểu phương Tây.

- Thợ thủ công nước ta có thể chế tạo được súng đại bác, kính thiên lí, tàu thuỷ chạy bằng hơi nước,...

23 tháng 2 2017

thời lý trần có bộ luật "ngụ binh ư nông ''nội dung :quân lính thay phiên zìa nhà làm ruong

thời lê sơ có bộ luật quan^ điền nội dung chia đều ruộng cho tất cả mọi ng

mk giúp rui dok ngược lại giúp mk nhaaaaaaaaaaaaa

23 tháng 2 2017

Cam on ban

* Luật pháp và quân đội:
-Tổ chức theo chế độ '' Ngụ Binh Ư Nông''.Gồm có hai bộ phận chính:Quân ở triều đình và quân ở các địa phương, bao gồm bộ binh, thủ binh, tượng binh và kỵ binh.
-Hằng năm quân lính được luyện tập võ nghệ, Vùng biên giới được bố trí quân đội canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn
+Quan tâm đến quân đội
+Được đưa vào bộ luật của thời Lê Sơ

*Kinh tế:
-Nông nghiệp: Nhà Lê cho điều động binh lính về quê làm ruộng, nhân dân phiêu tansveef quê sản xuất, đặt 1 số chức quan chăm lo cho việc sản xuất nông nghiệp như: Hà Đê Sứ ; Khuyến Nông Sứ và Đồn Điền Sứ.Thi hành chính sách :Quân Diền, cấm giết trâu, bò, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt
-Thủ công nghiệp: Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nha rời như: Hợp Lễ, Chu Đậu, Bát Tràng,... Các công xưởng do nhà nước quản lý được gọi là Cục Bánh Tác, phụ trách sản xuất đồ dùng cho Vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền...
-Thương nghiệp: Nhà nước khuyến khích họp chợ và lập chợ mới. Buôn bán với nước ngoài phát triển các sản hẩm như:sứ, cải, lâm sản quý...thường được các thương nhân nước ngoài ưa chuộng
*Văn hóa:
-Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

9 tháng 2 2018

tansveef là gì vậy bạn ơi