K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2022

thôi mình chịu chứ mình kém phần này lắm

7 tháng 3 2019

ÝA từ "quan" thay thế cho từ "ông".

Nhớ k nha😇😇

7 tháng 3 2019

cảm ơn 

Bài 1.Mỗi từ in đậm trong các câu sau, thay thế cho từ ngữ nào ?a.Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý báu của ta.-Đó thay thế cho .....................................................................................................b.Xưa, có một vị quan án rất tài.Vụ nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.-Ông thay thế cho...
Đọc tiếp

Bài 1.Mỗi từ in đậm trong các câu sau, thay thế cho từ ngữ nào ?

a.Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý báu của ta.

-Đó thay thế cho .....................................................................................................

b.Xưa, có một vị quan án rất tài.Vụ nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

-Ông thay thế cho .....................................................................................................

c.Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay.Một người đàn bà bật khóc.Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

-Người này thay thế cho .............................................................................................

-Kẻ kia thay thế cho .....................................................................................................

1
22 tháng 4 2019

Câu a : Đó thay thế cho lòng nồng nàn yêu nước

Câu b : Ông thay thế cho vị quan án

Câu c : Người này thay thế cho người đàn bà vừa bật khóc

            Kẻ kia thay thế cho : người đàn bà còn lại

Học tốt nhé

Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.Phương pháp giải:Con quát sát kĩ cac bức tranh, dựa vào dòng chữ gợi ý để đoán nội dung chính rồi kể lại.Lời giải chi tiết:- Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù...
Đọc tiếp

Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.

Phương pháp giải:

Con quát sát kĩ cac bức tranh, dựa vào dòng chữ gợi ý để đoán nội dung chính rồi kể lại.

Lời giải chi tiết:

- Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù đòi tiền. Nhưng người mù lại nhất mực từ chối.

- Tranh số 2: Quan sai người đem một chậu nước, rồi đem túi tiền mà người mù tự nhận là của mình vào chậu nước. Trên mặt nước nổi lên váng dầu từ đó biết được đó là tiền của anh bán dầu. Quan vừa vạch trần người mù là kẻ ăn cắp, vừa vạch trần hắn là kẻ giả mù đi ăn xin.

- Tranh số 3: Để bắt được bọn cướp ở truông nhà Hồ quan sai chế một chiếc hòm đặc biệt để người bên trong có thể ngồi ở đó và bật nắp ra dễ dàng. Đồng thời phao tin có vị quan lớn sắp đi qua truông mang theo nhiều vàng bạc của cải để thu hút bọn cướp. Đồng thời sai quân mặc quần áo dân thường khênh những hòm có các võ sĩ ở trong đi qua truông. Bọn giặc quả nhiên sập bẫy.

- Tranh số 4: Về tới hang ổ của bọn cướp các võ sĩ bật nắp xông ra tiêu diệt hết bọn địch.

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.

Phương pháp giải:

Con dựa vào phầm tóm tắt nội dung chính của mỗi bức tranh ở câu 1 để kể lại câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

        Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

       Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

       Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:

-  Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

-  Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

-  Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.

         Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt  nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.

           Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

          Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.

           Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.

           Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.

             Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

              Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-chuyen-ong-nguyen-khoa-dang-trang-40-sgk-tieng-viet-5-tap-2-c117a18351.html#ixzz6KxNwUkkC

0
1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

a. Ông Đỗ Đình Thiện không những là chủ của một số nhà máy, tiệm buôn nổi tiếng // mà còn là chủ của nhiều đồn điền rộng lớn.

=> Kiểu quan hệ tăng tiến: không những ... mà còn ...

b. Vì ông Thiện là người nhiệt thành yêu nước // nên ông đã dành sự trợ giúp to lớn cho Cách mạng

=> Kiểu quan hệ nguyên nhân - kết quả: vì... nên...

c. Tuy ông Đỗ Đình Thiện hết lòng ủng hộ Cách mạng // nhưng ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào.

=> Kiểu quan hệ tương phản: tuy... nhưng...

d. Nếu các em không được học chữ // thì cuộc sống của các em sau này sẽ rất khóc thoát khỏi cảnh lạc hậu tối tăm.

=> Kiểu quan hệ giả thiết - kết quả: Nếu... thì...

1.Từ "ông" trong câu: "Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi, đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình.” thuộc từ loại gì ?A.đại từ        B.danh từ      C.động từ    D.cả 3 đáp án sai2.Hai câu: "Hôm nay, cả nhà Nhi đi chùa cầu an. Thế là Nhi ở nhà một mình." được liên kết với nhau bằng cách nào?A.thay thế từ ngữ    B.lặp từ ngữ    C.dùng từ ngữ...
Đọc tiếp

1.Từ "ông" trong câu: "Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi, đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình.” thuộc từ loại gì ?

A.đại từ        B.danh từ      C.động từ    D.cả 3 đáp án sai

2.Hai câu: "Hôm nay, cả nhà Nhi đi chùa cầu an. Thế là Nhi ở nhà một mình." được liên kết với nhau bằng cách nào?

A.thay thế từ ngữ    B.lặp từ ngữ    C.dùng từ ngữ nối     D.cả 3 đáp án

3."Tấm hiền lành, chăm chỉ bao nhiêu, Cám đanh đá, lười biếng bấy nhiêu." 
Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, các vế câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?

A.cặp từ hô ứng    B.quan hệ từ  C.lặp từ ngữ  D.thay thế từ ngữ

4.Cho đoạn thơ: 
"Muốn cho trẻ hiểu biết 
Thế là bố sinh ra 
Bố bảo cho biết ngoan 
Bố bảo cho biết nghĩ." 
(Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh) 
Cặp quan hệ từ "Muốn cho - Thế là" biểu thị quan hệ gì?

A.tương phản       B.giả thiết-kết quả     C.nguyên nhân-kết quả          D.tăng tiến

 

1
11 tháng 3 2019

1.A

2.B

3.A

4.B

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.Câu hỏi 1: Tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm gia đìnhA. Anh em như thể tay chânB. Một nắng hai sươngC. Xấu người đẹp nếtCâu hỏi 2: Từ nào viết đúng chính tả?A. Sôn saoB. Xao xuyếnC. Buổi xángD. Xóng biểnCâu hỏi 3:Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ...
Đọc tiếp

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm gia đình

  • A. Anh em như thể tay chân
  • B. Một nắng hai sương
  • C. Xấu người đẹp nết

Câu hỏi 2: Từ nào viết đúng chính tả?

  • A. Sôn sao
  • B. Xao xuyến
  • C. Buổi xáng
  • D. Xóng biển

Câu hỏi 3:

Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ tương phản: “….. trời mưa rất to ………Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm?

  • A. Nếu - thì
  • B. Tuy - nhưng
  • C. Do - nên
  • D. Vì - nên

Câu hỏi 4: Từ nào có nghĩa là “dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm”?:

  • A. Lạc quan
  • B. Chiến thắng
  • C. Dũng cảm
  • D. Chiến công

Câu hỏi 5: Chọn quan hệ từ phù hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn: “Lan… học giỏi mà còn hát rất hay.”?

  • A. Không những
  • B. Vì
  • C. Do
  • D. Mặc dù

Câu hỏi 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?”

(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy).

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Điệp ngữ
  • D. Cả 3 đáp án sai

Câu hỏi 7: Trong bài văn tả người, phần nào “nêu cảm nghĩ về người được tả” ?

  • A. Mở bài
  • B. Thân bài
  • C. Kết bài
  • D. Cả 3 đáp án

Câu hỏi 8: Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu thơ:

“Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy.”

(“Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, Tập 1, tr.139)

  • A. Ngoi, lên
  • B. Xuống, ngoi
  • C. Cua, cấy
  • D. Lên, xuống

Câu hỏi 9:

Trong câu: “Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đó thầm lặng lẽ xuôi dòng.”, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ nào?

  • A. Cố
  • B. Rồi
  • C. Xuôi
  • D. Giữa

Câu hỏi 10:

Từ “lồng” trong 2 câu thơ: “Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.” và “Mua được con chim tôi nhốt ngay vào lồng.” có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Từ trái nghĩa
  • B. Từ đồng nghĩa
  • C. Từ đồng âm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc……… bấy nhiêu.

Câu hỏi 2:

Từ “no” trong câu: “Những cánh diều no gió,” là từ mang nghĩa ……

Câu hỏi 3:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Câu ghép là câu do ……. vế câu ghép lại.”

Câu hỏi 4:

Điền chữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

“Tre già …..e bóng măng non

Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm.”

Câu hỏi 5:

Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thiện câu: “Mạnh dùng sức, …….. dùng mưu.”

Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người ……..

Câu hỏi 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể …….. tháng ngày.

Câu hỏi 8:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các từ “trong veo, trong vắt, trong xanh” là các từ đồng………..

Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp để hoàn thành câu ca dao sau:

“Thịt mỡ ……… hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.”

Câu hỏi 10:

Điền từ chỉ phù hợp vào chỗ trống: Ngựa màu đen gọi là ngựa …..

2
31 tháng 12 2019

1.A

2. B

3.B

4. C

5. A

6. A

7. C

8. D

9. B

10. C

31 tháng 12 2019

Bài 3:

1. tấc vàng

2. nghĩa chuyển

3. từ hai vế câu

4. che bóng

5. yếu

6. chê

7. công

8. nghĩa

9. dưa

10. ô