K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

Bài 12

1:Cơ chế: Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X =>con trai

Bố cho 1 NST Y,mẹ cho 1 NST X =>con gái

Vậy quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai. Vì ở người, mẹ có cặp NST là XX => chỉ có thể cho NST X.

2:Vì; +Đàn ông có 2 loại tinh trùng với số lượng ngang nhau

+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau

+Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau(điều kiện thuận lợi)

3:Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì người ta đã nắm được chính xác cơ chế xác định giời tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.Điều này có ý nghĩa tăng trưởng trong chăn nuôi.

Bài 23:Cơ chế hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và (2n-1) là:

_ Trong cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử bất bình thường là 1 giao tử chứa 2 NST của 1 cặp NST tương đồng nào đó còn 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp NST tương đồng nào đó.

_ Sự kết hợp giữa giao tử bình thường và giao tử bất bình thường thì tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n-1).

3:Hậu quả là gây biến đổi hình thái( hình dạng, màu sắc, kích thước...), gây bệnh NST ở người( bệnh Đao, Tớc- nơ ).

19 tháng 11 2016

Bài 12: cơ chế xác định giới tính

1/ cơ chế sinh con trai,con gái:

-bố cho giao tử X kết hợp với giao tử X của mẹ →con gái

-bố cho giao tử Y kết hợp với giao tử X của mẹ→con trai

-quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho giao tử X

2/ trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:

- hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau

-tinh trùng X và Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau

3/

-người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì:người ta nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này.

-việc này có ý nhĩa trong chọn giống ,giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,góp phần làm cho nền chăn nuôi phát triển mạnh hơn

Bài 23: đột biến số lượng nhiễm sắc thể:

1/

cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và(2n-1) là do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó ở bố hoặc mẹ.kết quả tạo ra 1 giao tử có cả hai NST của một cặp, và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó,hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường(n) trong thụ tinh tạo ra thể 3 nhiễm hoặc thể 1 nhiễm.

3/hậu quả của đột biến dị bội:

-đột biến dị bội gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật,tạo ra các bệnh hiểm nghèo,làm giảm sức sống cơ thể và có thể làm cho sinh vật tử vong

16 tháng 12 2021

Tham khảo

8. Ý nghĩa của nguyên phân :

– Góp phần duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ tế bào 

– Giúp tăng số lượng tế bào trong cơ thể giúp cơ thể lớn lên , bù đắp tế bào tổn thương 

– Là có chế sinh sản ở những loài sinh sản dinh dưỡng

* Kết quả : 

Từ 1 tế bào mẹ qua quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ 2n NST

Giảm phân 

– Giảm phân : 

+ Cùng với nguyên phân và thụ tinh duy trì bộ NST 2n của tế bào qua các thế hệ cơ thể 

+ Trao đổi chéo của NST ở GPI giúp tạo nên sự đa dạng về vật chất di truyền cho loài

– Kết quả : Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tế bào con có n NST 

16 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Câu 8. Ý nghĩa của nguyên phân :

– Góp phần duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ tế bào 

– Giúp tăng số lượng tế bào trong cơ thể giúp cơ thể lớn lên , bù đắp tế bào tổn thương 

– Là có chế sinh sản ở những loài sinh sản dinh dưỡng

* Kết quả : 

Từ 1 tế bào mẹ qua quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ 2n NST

Giảm phân 

– Giảm phân : 

+ Cùng với nguyên phân và thụ tinh duy trì bộ NST 2n của tế bào qua các thế hệ cơ thể 

+ Trao đổi chéo của NST ở GPI giúp tạo nên sự đa dạng về vật chất di truyền cho loài

– Kết quả : Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tế bào con có n NST 

16 tháng 11 2021

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì số cụ bà nhiều hơn số cụ ông.

 

16 tháng 11 2021

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1.

14 tháng 12 2021

tk:

Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồngngười ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoạn nhỏ.

14 tháng 12 2021

 23 . Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoạn nhỏ NST.

28 tháng 12 2020

Câu 1: 

 

Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST đơn

0

0

0

4n

2n

Sô NST kép

2n

2n

2n

0

0

28 tháng 12 2020

Câu 2:

– Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Những cách sắp xếp khác nhau của các loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN.

– Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X.

17 tháng 12 2016

Câu 2: Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.

Câu 3:

- Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. Sau đó, Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con

Kết quả: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.



 

14 tháng 12 2016

- Câu 3 nêu quá trình nhân đôi ADN ra. t nghĩ vậy

TL
23 tháng 10 2021

Câu 1 :

Kì đầuCác NST kép bắt đầu đóng xoắn và co lại - Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữaCác NST kép bắt đầu đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sauTừng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Kì cuốiCác NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc thể chất
 

 

Ý nghĩa : 

 Ý nghĩa của nguyên phân:

   + Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y tế bào mẹ.

   + Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào:

    - Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.

    - Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ (truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng cho loài).

TL
23 tháng 10 2021

Câu 2 :

Giảm phân là quá trình phân bào chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng) tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.

Câu 3 :

*Những diễn biến giảm phân:

Giảm phân I:

+Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.

+Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.

+Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành. 

=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.

Giảm phân II:

+Kì đầu II: NST co xoắn.

+Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

+Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.

+Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.

=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.

 

3 tháng 3 2017

- Để xác định kiểu gen mang tính trạng trội ta phải thực hiện phép lai phân tích, lai cá thể đó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

   + 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

   + 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp AA, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp A

26 tháng 3 2018

- Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.

- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1.

- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1. Moocgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử còn ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử, do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST.

- Hiện tượng di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

10 tháng 4 2017

2.Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tê bào con được tạo thành qua giảm phân ?

Do sự phân li độc lâp và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào, nên tố hợp NST à tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có hai khả năng: - (AA)(BB), (aa,bb)

- (AAXbb), (aaXBB)

Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra bốn loại giao tử AB, Ab, aB và ab.Trong thực tế, tế bào thường chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đổng thì số loại giao tử được tạo ra là 2n.

10 tháng 4 2017

- Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), tức là ở tế bào con số lượng NST giảm đi 1/2 so với tế bào mẹ.

X by Counterflix

- Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì cửa giảm phân: giảm phân gồm hai lẩn phân bào liên tiếp.

+ Giảm phân I gồm:

Kì đầu: có sự tiếp hợp cùa các NST kép tương đồng.

Kì giữa: các NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào.

Kì cuối 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

+ Giảm phán II:

Ki đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.

Kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phảng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau: từng NST kép tách ở tâm động thành hai NST đơn và phân li về hai cực tế bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n.