K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2016

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.

Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.


 

7 tháng 3 2019

mik nghĩ phải đi từ đức tính khiêm tốn của ATN đến suy nghĩ chứ ko chỉ nêu ra ý nhỏ trong dẫn chứng, đây là ý kiến riêng thôi

 

25 tháng 8 2016

Gợi ý:

+ Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét quanh năm “chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”; công việc đều đặn, gian khổ: rét, mưa tuyết, nửa đêm…; cô đơn, vắng vẻ.
- Quan niệm sống là cống hiến. Có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
+ Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình.
- Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết: chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm.
- Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hằng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giải bày tâm sự tự nhiên, chân thành: chân thành bộc lộ niềm vui, nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ trong đầu; tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu có thích; Anh đếm từng phút vì sợ mất hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý giá. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che dấu cái e ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con trai, con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. Đó là cái chốc lát đã góp phần làm sáng lên cái diện mạo của câu chuyện và thổi một làn gió mát vào một câu chuyện tưởng chừng sẽ rất khô khan.
- Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rauSaPa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét.
+ Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người; anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi; anh sống ngăn nắp, lành mạnh, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình.
+ Những vẻ đẹp nói trên của nhân vật anh thanh niên được thể hiện bằng một nghệ thuật xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt với lời nói, thái độ, hành động; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước.

CÓ GÌ SAI MONG BẠN BỎ QUAlimdim

20 tháng 11 2016

Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.

Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!

Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!

Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.

Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chăng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.

Bạn tham khảo nhé!Có sai sót gì xin bạn bỏ qua!

4 tháng 5 2022

Phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm của Nam Cao:

- Họ là những người nông dân nghèo bị đẩy xuống đáy cùng của xã hội nhưng tâm hồn và phẩm chất lại không hề bị tha hóa. Lão Hạc trước sau vẫn là người nông dân lương thiện, quyết không chịu theo gót Binh Tư để có miếng ăn; cũng không muốn tranh việc nhẹ với đàn bà con gái trong làng; cùng không muốn phiền lụy đến bà con trong làng xóm nên đã chọn cái chết tức tưởi để chấm dứt mọi đau khổ và giữ trọn được số tiền cho đứa con trai.

- Lão Hạc hay chính người nông dân là người giàu lòng tự trọng, giàu lòng yêu thương và vô cùng ý thức được nhân phẩm của mình.

* Số phận của lão Hạc:

- Chịu cảnh một cổ 2 chòng, chịu nhiều tầng áp bức: đó là chế độ thực dân nửa phong kiến (tầng áp bức Nhật, Pháp, phong kiến) mà gọi chung là giai cấp thống trị. Người nông dân đứng trước tình cảnh bức bách ấy thì đói nghèo thiếu thốn là tất yếu.

- Và số phận tất yếu không thể nào khác là cái chết, chết một cách đau khổ và tức tưởi, nhưng chết một cách trong sạch, không bị tha hóa.

=> Số phận của người nông dân trong xã hội cũ: bất hạnh, nghèo khổ, đau đớn, chồng chéo trong những bi kịch không lối thoát.

19 tháng 11 2016

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

 
 
20 tháng 11 2016

1) Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

2 tháng 3 2019

a) Lập dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn

- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi
- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3. Bình luận về lòng khiêm tốn
a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi
- Luôn khoe khan bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “ dế mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài
4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn
- Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân
b) Viết đoạn văn
Bạn tự liên kết các ý trên nhé

2 tháng 3 2019

a) Lập dàn ý:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng khiêm tốn
II. THÂN BÀI
Giải thích:
Lòng khiêm tốn là một đức tính tốt của mỗi con người
Là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân thái quá trước đám đông. Hơn hết là đánh giá năng lực của mình một cách đúng mực
Vì sao mỗi người cần có lòng khiêm tốn?

  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết
  • Vì lòng khiêm tốn giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích và những kiến thức mới
  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta thành công
  • Vì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, kiêu ngạo sẽ lạc hậu
  • (dẫn chứng minh họa)


Làm gì để có được lòng khiêm tốn?

  • Nhìn nhận khả năng thật sự của bản thân
  • Nhún nhường trước người khác, nhất là những người có nhiều kinh nghiệm hơn mình để học hỏi và rèn luyện
  • Không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố,..
  • (dẫn chứng minh họa)


Phê phán

  • Những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy
  • Những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ
  • Những kẻ không chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn


III. KẾT BÀI
Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của sự khiêm tốn trong cuộc sống hiện nay
b) Viết thành đoạn văn:
Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.

31 tháng 10 2017

Đoạn văn nói về tính khiên tốn
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. 
Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay. 
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang: 
Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi. 
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn. 
Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",
đoạn típ ko biết tả sao~_~

31 tháng 10 2017

câu hỏi vớ vẩn thế bạn ơi

24 tháng 3 2021

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều đức tính đẹp, một trong số đó là đức tính khiêm tốn. Vậy ta cần hiểu khiêm tốn là gì? Đó là đức tính khiêm nhường, không khoe khoang, sĩ bọ với người khác, dấu kín trong lòng. Biểu hiện là khi có chuyện vui thì không khoe cho mọi người, bình tĩnh xử lí các tình huống, không công nhận mình giỏi hơn người khác mà chỉ nhận bằng thôi hoặc kém hơn. Trong xã hội ngày nay có rất nhiều người có đức tính khiêm tốn, một trong số đó là Bác Hồ. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp không có đức tính khiêm tốn như Dế Mèn. Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần giữu cho mình đức tính khiêm tốn trong mọi tình huống.

24 tháng 3 2021

Trong cuộc sống, mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn. Đây là điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Đức tính khiêm tốn là đức tính quý báu mà mỗi người cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Vậy khiêm tốn là gì? Đó là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng và tự phụ, lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác. Khiêm tốn giúp con người biết những hạn thức của mình để không ngừng học hỏi. Trái lại, kiêu căng tự phụ sẽ làm việc học hỏi bị hạn chế rất dễ đi đến thất bại. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính quý báu mà con người phải có trong cuộc sống

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ nhân vật Thạch Sanh trong câu chuyện "Thạch Sanh", ta cố thể thấy: Thật thà là đức tính mà ai cũng cần phải tu dưỡng. Thật thà như không khí, nước, ánh sáng cho mỗi chúng ta. Tâm hồn có trong sáng mới sống thật thà. Người sống thật thà không bao giờ bịa chuyện nói xấu ai, không lừa dối ai để kiếm lợi. Học sinh nào quay cóp trong thi cử là lừa thầy dối bạn. Buôn bán dùng hàng giả để lừa bịp người tiêu dùng, để có “nhất bản vạn lãi” là đồ gian manh, bịp bợm. Bọn cán bộ biến chất hoặc chạy chức, chạy án, hoặc đục khoét của công để làm giàu là bọn gian manh, lưu manh rất đê tiện bỉ ổi, bị pháp luật trừng trị, bị nhân dân phỉ nhổ. Chúng ta phải trau dồi tính thật thà, sống trung thực để làm người có văn hóa, có đạo đức tốt. Ông bà cha mẹ, thầy cô giáo cần sống thật thà để nêu gương sáng cho con cháu, cho học sinh noi theo. Nhiều em bé, nhiều học sinh bắt được của rơi đã trả lại cho người mất của, được báo chí nêu gương, ngợi ca. Đó là hình ảnh người tốt, việc tốt, để lại tiếng thơm cho gia đình và nhà trường.

18 tháng 9 2021

Cái con này, mày không biết mày lên mày hỏi à, tí nữa tao méc cô Phương

 

11 tháng 3 2021

Tham khảo:

Người anh trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi " là một cậu bé yêu thương và quý mến em nhưng cũng có những tính cách có phần đáng chê trách như ghen tức , đố kị với em. Ban đầu , tình cảm của hai anh em rất tốt. Người anh gọi em bằng cái tên thân thương là Mèo và luôn cảm thấy con bé thật trẻ con khi cứ lục lọi hết tất cả mọi thứ trong nhà. Thế rồi khi chú Tiến Lê - một người bạn của bố , phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương thì tâm tính người anh lúc này đã thay đổi. Thấy mọi người có vẻ yêu thương và quan tâm đến em gái nhiều hơn là mình , người anh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực , cảm thấy lúc nào cũng muốn cau có , gắt gỏng với em. Người anh cảm thấy mình như một đồ thừa thải trong nhà , thiếu tình thương , thiếu sự quan tâm từ mọi người. Rồi đến khi  bức tranh của Kiều Phương đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh , người anh mới sững sờ khi thấy nhân vật chính trong bức tranh là mình. Lúc này, người anh nhận ra sai lầm của bản thân và thấy được tình yêu thương , lòng vị tha và trái tim nhân hậu của Kiều Phương - cô em gái bé nhỏ của mình.

Bài học rút ra:

Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

7 tháng 3 2016

cần j chứ 

 

7 tháng 3 2016

Sao lại k cần