Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ò ó o, tiếng gà trống vang vọng trong không gian đã báo hiệu một ngày mới bắt đầu trên quê em. Sau tiếng gà gáy, mọi người gọi nhau thức dậy và cùng nhau chuẩn bị, sửa soạn cho một ngày mới.
Hôm nay là một buổi sáng mùa đông nên vạn vật trở nên mờ ảo trong làn sương mờ dù đồng hồ đã điểm 6 giờ. Trên những tán lá, ngọn cây còn đọng lại những giọt sương đêm, khi ánh sáng chiếu vào trở nên long lanh như những viên ngọc quý. Khác với vẻ yên tĩnh của đêm tối, vào sáng sớm nơi em ở trở nên huyên náo, nhộn nhịp hơn bởi tiếng nói cười và tiếng loa phát thanh đang phát giữa làng. Để chuẩn bị cho một ngày mới, ngay từ sáng sớm, các mẹ, các bà đã ra chợ để mua thực phẩm, đồ ăn sáng về cho gia đình. Vì vậy khu chợ nhỏ quê em luôn là nơi nhộn nhịp nhất vào mỗi buổi sáng.
Bài văn Tả một ngày mới bắt đầu trên quê hương em
Khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống mặt đất, làn sương mỏng cũng tan dần, ngôi làng nhỏ của em như vừa vươn vai thức dậy từ giấc ngủ sâu. Khung cảnh xung quanh bừng sáng và tràn đầy sức sống. Phía xa xa là những cánh cò trắng đang chao liệng trên cánh đồng như mừng rỡ, chào đón một ngày mới lại bắt đầu. Con đường làng cũng trở nên tấp nập khi các bác nông dân bắt đầu ra đồng làm việc, học sinh chúng em cũng ríu rít rủ nhau đến trường.
Ngày mới trên quê hương em yên bình nhưng cũng thật đẹp như vậy đấy. Mỗi ngày thức dậy em lại thêm yêu cuộc sống bình dị, yêu gia đình và ngôi làng nhỏ của mình.
Vạn vật đang chìm trong giấc ngủ, bỗng từ đằng đông, một quả cầu lửa khổng lồ từ từ nhô lên. Rồi chẳng biết từ đâu, tiếng gà gáy te te vang khắp làng trên xóm dưới. Một ngày mới bắt đầu trên quê em. Ông mặt trời bị tiếng gà đánh thức bất ngờ nên chưa tỉnh hẳn. Ông vén tấm màn đêm, nhìn xuống trần gian bằng đôi mắt ngái ngủ, khuôn mặt tròn trĩnh, hồng hào trông thật ngộ. Cùng với sự thức tỉnh của mặt trời, vạn vật cũng bừng tỉnh giấc theo. Cây cối hả hê vươn tay đón chào ngày mới. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ long lanh như những hạt ngọc. Dưới ánh ban mai, chúng sáng bừng lên như những ngôi sao bé nhỏ, xinh xắn dưới trần gian. Cảnh vật dần thay đổi. Bóng tối đã bị ánh sáng đẩy lùi, phô ra vẻ đẹp của ban mai. Khi những tia nắng đầu tiên vừa đến mặt đất, cả một không gian trong trẻo, sáng sủa đã mở ra trước mắt ta . Mặt trời lúc này đã tươi cười rạng rỡ chứ không còn uể oải, ngái ngủ nữa. Những tia nắng sớm tinh nghịch chạy đuổi nhau trên bãi cỏ còn đẫm sương đêm. Làng quê lúc này đẹp như một bức tranh nhiều màu. Trên trời, những đám mây trắng, hồng trôi lững lờ. Dưới cánh đồng, lúa đã bắt đầu ngả vàng. Những bông lúa nặng hạt, uốn cong như chiếc cần câu, ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Gió thổi vi vu, sóng lúa rập rờn. Hương lúa thoang thoảng lan toả khắp không gian đánh thức khứu giác của những người khó tính nhất. Thỉnh thoảng có cánh cò trắng bay lượn trên không càng làm tô điểm thêm cho cảnh đẹp quê hương. Trong làn gió nhẹ sớm mai, mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những con sóng tinh nghịch nối đuôi nhau đùa giỡn xô vào bờ. Mấy cậu bé đồng quê đeo cái giỏ bé xinh bên mình lững thững đi dọc bờ sông tìm bắt cua còng. Khuôn mặt ánh lên niềm vui con trẻ. Con đường làng quanh co, uốn lượn như một dải lụa khổng lồ. Hai bên đường, hàng cây nghiêm trang đứng chào ngày mới. Tiếng chim hót líu lo hoà với tiếng ve râm ran trong vòm lá tạo thành bản nhạc du dương nghe thật vui nhộn. Trên đường làng, tiếng cười nói ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Mấy bác nông dân đã vác cuốc ra đồng. Theo sau chân họ là mấy chú trâu chăm chỉ vừa đi vừa kêu khe khẽ “ọ ọ”. Cái mặt hớn hớn, cái đuôi phe phẩy vẻ khoái chí vì sắp được làm công việc quen thuộc hàng ngày giúp nhà nông. Đám học trò tung tăng cắp sách tới trường. Trên vai, khăn quàng đỏ thắm tung bay. Chúng nói nói, cười cười làm rộn rã cả một đoạn đường. Mấy cô bác công nhân cũng vội vã đạp xe tới nơi làm việc. Màu áo xanh hoà với màu nắng sớm đang chan hoà khắp nơi. Tất cả đã sẵn sàng cho một ngày mới. Yêu quê hương, em yêu những nét đẹp của quê mình. Vào thời điểm nào trong ngày, dù bình minh hay hoàng hôn cũng đều để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Sau này, dù đi đâu, về đâu, em cũng không bao giờ quên được miền quê yêu dấu ấy.
Từ trùng lặp nhiều, khiến cho câu văn nặng nề, rườm rà, đó là từ Tôn-xtôi. Từ câu thứ hai trong đoạn trích, em có thể dùng các từ ngữ đồng nghĩa sau để thay thế từ Tôn-xtôi : cậu, cậu ta, chú bé, nghịch ngợm, nhà văn tương lai. (Việc thay thế cụ thể như thế nào, cậu tự làm đi nhá )
a. Từ trùng lặp nhiều lần trong đoạn trích trên là từ Tôn-xtôi. Có thẻ thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa
b. Từ thay thế ở đây có thể là từ ông. Chép lại đoạn văn khi đã sửa:
Thời trẻ, Lép Tôn-xtôi hay có những hành động bột phát. Có lúc ông tự mình leo lên cây bằng một nửa mái tóc. Sau đó, ông lại cạo sạch lông mày. Ông muốn tìm hiểu xem đối với những hành động như vậy, mọi người có phản ứng như thế nào. Có hôm, Ông muốn mình cũng được bay như chim. Thế là ông trèo lên gác, chui qua cửa sổ lao xuống sân với đôi cánh tay dang rộng như cánh chim. Khi mọi người chạy đến, thấy ông nằm ngất lịm ở giữa sân.
Từ lập lại là từ : đước
Việc lặp lại có tắc dùng : Liên kết chặt chẽ các câu văn với nhau
k cho mik nha
Câu 12. Câu sau có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào?
Nếu soi mình trong hạt sương, ta sẽ thấy ở đó cả vườn cây, dòng sông và bầu trời mùa thu xanh biếc với những cụm mây trắng bay lững thững.
A. Ba quan hệ từ. (Đó là các từ:.........Nếu , và , với........................................................................)
B. Bốn quan hệ từ. (Đó là các từ:.................................................................................)
C. Năm quan hệ từ. (Đó là các từ:.................................................................................)
Từ "Gia đình" có thể thay thế cho câu đầu tiên vì gia đình em có 4 ng đồng nghĩa với nhà em có 4 người
Không thay được cho "nhà cô hoa rất đẹp" chỉ ngôi nhà của cô còn nếu thay thì trở thành " gia đình cô hoa rất đẹp" thì nói về các thành vien trong gia đình cô
1c)Mưa rất to nên gió rất lớn
d) Con học xong bài thì mẹ cho con lên nhà ông bà.
TL:
2.
d)Trời càng mưa nước sông càng lên cao.
e)Bộ phim này hay nên trẻ con thích và người lớn cũng rất thích.
3.C
HT
*Ngu văn nên chất lượng bài làm kém
Câu 1. Từ “cổ tích” thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
Câu 2: Từ “hay” trong cụm từ “ăn vóc học hay” và từ “hay” trong cụm từ “mới hay tin” có quan hệ với nhau như thế nào ?
A. Đồng nghĩa B. Nhiều nghĩa C. Trái nghĩa D. Đồng âm
Câu 3: Dấu hai chấm (:) trong câu sau dùng để làm gì ?
“- Hai người đều có lý nên ta xử thế này : tấm vải xé làm đôi, mỗi người một nửa”.
A. Đánh dấu nội dung giải thích cho phần đứng trước B. Đánh dấu chuỗi liệt kê
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép D. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 4: “Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển ….
Nắng sớm chiếu đẫm người Sứ …”
Đoạn văn trên miêu tả ánh nắng theo trình tự nào ?
A. Từng đặc điểm của đối tượng B. Trình tự thời gian
C. Kết hợp giữa không gian và thời gian D. Trình tự không gian
Câu 5: Cặp từ nào viết đúng chính tả ?
A. Súc tích / xúc động B. Nhanh chóng / tróng mặt
C. Kể chuyện / chuyện kể D. Lở loét / lở lang
Câu 6. Trong đoạn văn sau có bao nhiêu đại từ xưng hô ?
Nhà vua bèn ngọt ngào bảo câu:
- Hãy cho ta biết vì sao cháu cười được !
- Muôn tâu Bệ hạ, những chuyện buồn cười không thiếu đâu ạ.
A. 3 đại từ B. 4 đại từ C. 5 đại từ D. 6 đại từ
Câu 7. Chủ ngữ trong câu : “Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.” là:
A. từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa
B. một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời
C. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy
D. Từ trong biển lá xanh rờn
Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì ?
Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy.
A. Đánh dấu lời trích dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu lời đối thoại nhân vật
C. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D. Đánh dấu tên tác phẩm, tên sách.
Câu 9. Từ nào dưới đây không phải danh từ ?
A. Cái đẹp B. Niềm vui C. Sự kính trọng D. Hạnh phúc
Câu 10. Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau ?
“Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.”
A. 5 từ ghép tổng hợp B. 6 từ ghép tổng hợp
C. 7 từ ghép tổng hợp D. 8 từ ghép tổng hợp
Câu 11. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không cùng nội dung với “góp gió thành bão” ?
A. Gieo gió gặp bão B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Năng nhặt chặt bị D. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
Câu 12. Câu nào không sử dụng biện pháp so sánh ?
A. Giàn giáo tựa cái lồng che chở
B. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
C. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
D. Trụ bê tong nhú lên như một mầm cây.
Câu 13: Xác định CN, VN của các câu dưới đây.
Làng mạc // bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Mấy con mang vàng // hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.
Mỗi khi khách bước vào, bà cụ // lại nở một nụ cười hiền hậu, những vết nhăn trên khóe.
Câu 14. Chỉ ra lỗi sai ở mỗi câu sau rồi chữa lại cho đúng:
a) Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.
b) Trong truyện "Cây tre trăm đốt" cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
c) Vào năm học mới, chiếc cặp mà bố tặng em.
d) Lòng dũng cảm của chú công an và con ngựa.
e) Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông Máng.
g) Khi em nhìn lên ánh mắt yêu thương của Bác.
Câu 1. Từ “ cổ tích ” thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
Câu 2: Từ “hay” trong cụm từ “ăn vóc học hay” và từ “hay” trong cụm từ “mới hay tin” có quan hệ với nhau như thế nào ?
A. Đồng nghĩa B. Nhiều nghĩa C. Trái nghĩa D. Đồng âm
Câu 3: Dấu hai chấm (:) trong câu sau dùng để làm gì ?
“- Hai người đều có lý nên ta xử thế này : tấm vải xé làm đôi, mỗi người một nửa”.
A. Đánh dấu nội dung giải thích cho phần đứng trước B. Đánh dấu chuỗi liệt kê
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép D. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 4: “Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển ….
Nắng sớm chiếu đẫm người Sứ …”
Đoạn văn trên miêu tả ánh nắng theo trình tự nào ?
A. Từng đặc điểm của đối tượng B. Trình tự thời gian
C. Kết hợp giữa không gian và thời gian D. Trình tự không gian
Câu 5: Cặp từ nào viết đúng chính tả ?
A. Súc tích / xúc động B. Nhanh chóng / tróng mặt
C. Kể chuyện / chuyện kể D. Lở loét / lở lang
Câu 6. Trong đoạn văn sau có bao nhiêu đại từ xưng hô ?
Nhà vua bèn ngọt ngào bảo câu:
- Hãy cho ta biết vì sao cháu cười được !
- Muôn tâu Bệ hạ, những chuyện buồn cười không thiếu đâu ạ.
A. 3 đại từ B. 4 đại từ C. 5 đại từ D. 6 đại từ
Câu 7. Chủ ngữ trong câu : “Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.” là:
A. từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa
B. một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời
C. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy
D. Từ trong biển lá xanh rờn
Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì ?
Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy.
A. Đánh dấu lời trích dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu lời đối thoại nhân vật
C. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D. Đánh dấu tên tác phẩm, tên sách.
Câu 9. Từ nào dưới đây không phải danh từ ?
A. Cái đẹp B. Niềm vui C. Sự kính trọng D. Hạnh phúc
Câu 10. Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau ?
“Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.”
A. 5 từ ghép tổng hợp B. 6 từ ghép tổng hợp
C. 7 từ ghép tổng hợp D. 8 từ ghép tổng hợp
Câu 11. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không cùng nội dung với “góp gió thành bão” ?
A. Gieo gió gặp bão B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Năng nhặt chặt bị D. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
Câu 12. Câu nào không sử dụng biện pháp so sánh ?
A. Giàn giáo tựa cái lồng che chở
B. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
C. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
D. Trụ bê tong nhú lên như một mầm cây.
Câu 13: Xác định CN, VN của các câu dưới đây.
/// CN = in đậm / VN = gạch chân ///
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.
Mỗi khi khách bước vào, bà cụ lại nở một nụ cười hiền hậu, những vết nhăn trên khóe.
Câu 14. Chỉ ra lỗi sai ở mỗi câu sau rồi chữa lại cho đúng:
a) Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.
Thiếu chủ ngữ
-> Chúng tôi cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.
b) Trong truyện "Cây tre trăm đốt" cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
Thiếu chủ ngữ
-> Tác giả truyện "Cây tre trăm đốt" cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
c) Vào năm học mới, chiếc cặp mà bố tặng em.
Thiếu vị ngữ
-> Vào năm học mới, chiếc cặp mà bố tặng em sẽ được sử dụng.
d) Lòng dũng cảm của chú công an và con ngựa.
Thiếu vị ngữ
-> Lòng dũng cảm của chú công an và con ngựa làm em rất ngưỡng mộ.
e) Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông Máng.
Thiếu chủ ngữ, vị ngữ
-> Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông Máng, đám trẻ hẹn nhau chơi trốn tìm.
g) Khi em nhìn lên ánh mắt yêu thương của Bác.
Thiếu chủ ngữ, vị ngữ
-> Khi em nhìn lên ánh mắt yêu thương của Bác, em cảm nhận được sự hiền từ của người lãnh tụ vĩ đại này.