K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2017

Câu 1:Trả lời:* Đặc điểm chung của lớp thú:

- Là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.- Đẻ con( hiện tượng thai sinh) nuôi con bằng sữa do tuyến vú tiết ra.- Thân có lông mao bao phủ- Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, răng mọc trong lỗ răng.- Tim 4 ngăn, tuần hoàn máu theo 2 vòng.- Não phát triển, thể hiện ở các phần của não: mấu não sinh tư và tiểu não, thân nhiệt ổn định( đẳng nhiệt)* Nguồn gốc của thú:- Thú ngày nay còn mang những đặc điểm giống bò sát, thể hiện:+ Qua đại diện thú mỏ vịt còn mang các đặc điểm: Đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, chi nằm ngang, đai vai có xương quạ, có huyệt, thú cái có tuyến sữa, song không có núm vú.+ Qua các hóa thạch của nhóm bò sát răng thú sống ở Đại Trung Sinh có mang các đặc điểm giống thú: có răng mọc trong lỗ chân răng ở răng hàm, bộ răng đã phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, chân không ở vị trí nằm ngang mà nằm dưới cơ thể, đầu gối chân sau hướng về phía trước.Tóm lại qua các đặc điểm của thú giống đặc điểm của bò sát cổ( bò sát răng thú) sống ở Đại Trung Sinh và các đặc điểm của lớp thú( đại diện là thú mỏ vịt) giống với bò sát chứng tỏ thú ngày nay có nguồn gốc từ bò sát cổ.

Câu 2:Trả lời:* Mối quan hệ giữa các nhóm động vật:- Khi nghiên cứu các di tích hóa thạch của lưỡng cư cổ đã được tìm thấy sống cách đây 350 triệu năm, trên di tích hóa thạch lưỡng cư cổ còn mang nhiều đặc điểm của cá vây chân cổ: Có vảy, có vây đuôi, có di tích nắp mang...- Khi nghiên cứu các di tích hóa thạch của chim cổ đã được tìm thấy sống cách đây 150 triệu năm, trên di tích hóa thạch chim cổ còn mang nhiều đặc điểm của bò sát : cánh có vuốt, đuôi dài, có nhiều đốt sống đuôi, chi dưới là sự biến đổi của loại chi 5 ngón, hàm có răng...- các đại diện thú như thú mỏ vịt, thú có túi về khung xương, cấu tạo các chi và còn một số đặc điểm như đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi... giống với bò sát.* Nhận định:- Từ những điểm giống nhau giữa lưỡng cư cổ và lưỡng cư ngày nay nhận thấy chúng có quan hệ họ hàng với lớp cá.- Từ những điểm giống nhau giữa bò sát, chim cổ, chim ngày nay và thú nhận thấy giữa chúng có mối quan hệ họ hàng.* Cá voi thuộc lớp thú, theo nghiên cứu và phân loại của động vật học có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn.

Câu 3:c, Vì sao khi nuôi gà nhốt và cho gà ăn các loại thức ăn hạt, người ta phải cho gà ăn thêm các hạt sỏi nhỏ?Trả lời:a, Chứng minh tổ tiên của chim là bò sát cổ:- Xét các đặc điểm của chim và bò sát:+ Chim và bò sát ngày nay có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau: đều có da khô, chân có vảy sừng. Trứng của chim và bò sát đều có nhiều noãn hoàng.+ Phôi chim trong quá trình phát triển ban đầu có nhiều đặc điểm giống bò sát: đuôi dài, có nhiều đốt, chi trước chưa biến thành cánh.- Xét các đặc điểm chim cổ giống bò sát:+ Đuôi dài, có 20 đốt sống đuôi, hàm có răng nhỏ, chi trước có 3 xương bàn riêng biệt và 3 ngón có móng lớn, xương mỏ ác nhỏ, không có xương lưỡi hái, xương không xốp.Từ những đặc điểm giống nhau giữa chim ngày nay và hóa thạch chim cổ với bò sát, chứng tỏ chim phải có nguồn gốc từ bò sát cổ.b, Những đặc điểm cấu tạo của bộ xương thích nghi với sự bay:- Cột sống gồm 4 phần: phần cổ và đuôi gồm những đốt sống khớp với nhau nên chim cử động rất linh hoạt, phần lưng và phần chậu các đốt sống gắn lại với nhau, là chỗ tựa vững chắc cho lồng ngực và đai vai.- Hai đốt sống hông gắn với xương chậu là chỗ tựa vũng chắc cho chi sau.- Xương mỏ ác rộng, có mào lớn ở giữa là xương lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho các cơ ngực.- Đai vai có 2 xương quạ lớn, làm cột trụ cho xương bả và xương cánh, hai xương đòn nhỏ có tác dụng khi chim vỗ cánh.- Chi trước là cánh gồm các xương: 1 xương ống tay, 2 xương cánh tay, 2 xương bàn tay, 3 xương ngón tay, ngón giũa có một đốt dài.- Xương chim xốp, nhẹ, mỏng thuận lợi cho sự bay.c, Khi nuôi gà nhốt và cho gà ăn các loại thức ăn hạt, người ta phải cho gà ăn thêm các hạt sỏi nhỏ vì: - Thức ăn vào cơ thể được gà chứa trong diều, nhưng quá trình nghiền nát tiêu hóa thức ăn được thực hiện tại dạ dày cơ của gà.- Để việc nghiền nát thức ăn bằng hạt được dễ dàng gà thường ăn thêm sỏi, cát. Khi dạ dày cơ co bóp, những hạt sỏi cát góp phần nghiền nát thức ăn.- Khi ta nuôi gà nhốt và cho ăn thức ăn hạt ta cần phải cho gà ăn thêm sỏi, cát vì không cung cấp thêm cho gà, gà không tự kiếm nổi thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gặp khó khăn.

2 tháng 5 2016

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

30 tháng 3 2021

1 tham khảo

Sinh sản:Thụ tinh trong: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.Chim bò câu đẻ 2 trứng/ lứa. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôiCó hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều 

Tập tính:

- Làm tổ ở cây cao, cho con ăn bằng sữa và giun, dế

- Chăm sóc mà bảo vệ con cái

- Bay lượn

- Thường sà xuống đất mỗi khi có người cho ăn 

Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánhChi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánhLông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang raLông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thểMỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹCổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

30 tháng 3 2021

2 cấu tạo:Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

Câu 1:Vì sao ếch chỉ sống ở nơi ẩm ướt ? Em đã làm gì để bảo vệ lưỡng cư?

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm : - Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch bị khô, ếch không thực hiện được quá trình trao đổi khí sẽ chết.

Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu

Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh

Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ

Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

Câu 3: Giải thích tại sao nói thú phát triển đa dạng và thích nghi với nhiều môi

Hệ thần kinh phát triển nên các phản ứng rất nhanh  độ chính xác cao, khả năng định hướng tốt. Chính vì vậy, thú có khả năng di chuyển, phát tán và thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau  có số lượng loài rất lớn, hiện có khoảng 4600 loài với 26 bộ.

12 tháng 5 2021

1a Đặc điểm chung của thú:

- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn.

- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt.

1b Dạ dày hay mề gà là một túi cơ rất dày, chứa rất nhiều sạn. Thức ăn khi vào đến mề gà sẽ được trộn lẫn với những hạt lổn nhổn, sắc cạnh này. Dưới sự nhu động cật lực của mề, như nhào, nghiền, chà sát, chỉ sau một lúc, thức ăn nhanh chóng bị vụn thành dạng hồ nước.Mặt khác, trước khi vào đến mề gà, thức ăn đã nằm một lúc ở túi sách (bộ phận phình to của thực quản) còn gọi là diều gà, và tuyến vị (cái dạ dày nhỏ nằm phía trước mề gà), ở đó thức ăn đã chịu tác dụng của biết bao loại dịch tiêu hoá, sơ bộ được “gia công” thành một dạng hồ sền sệt rồi.

2

Giải thích các bước giải:

Vì cá đuôi cờ ăn bọ gậy nên người ta thả vào bể chứa nước ngọt, giúp bảo vệ nguồn nước ngăn chặn sự sinh sản của muỗi

3

Sử dụng thiên địchSử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hạiSử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hạiSử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hạiGây vô sinh diệt sinh vật gây hại

4. Động vật quý hiếm là các loài động vật có trong danh sách đỏ và số lượng cá thể còn sống là rất thấp hoặc có thể có giá kinh tế lớnbiện pháp bảo vệ là:ngăn chặn việc săn bắt động vật quý hiếm nói riêng và động vật hoang dã nói chunglập ra các khu bảo tồn động vật quý hiếmtuyên truyền mọi người ko nên săn bắt động vật hoang dã trái phép đặc biệt là động vật hoang dã

11 tháng 5 2021

Bài 1 

a)Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

 Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

 Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm

Là động vật hằng nhiệt

 

b)Dạ dày hay mề gà là một túi cơ rất dày, chứa rất nhiều sạn. Thức ăn khi vào đến mề gà sẽ được trộn lẫn với những hạt lổn nhổn, sắc cạnh này. Dưới sự nhu động cật lực của mề, như nhào, nghiền, chà sát, chỉ sau một lúc, thức ăn nhanh chóng bị vụn thành dạng hồ nước.Mặt khác, trước khi vào đến mề gà, thức ăn đã nằm một lúc ở túi sách (bộ phận phình to của thực quản) còn gọi là diều gà, và tuyến vị (cái dạ dày nhỏ nằm phía trước mề gà), ở đó thức ăn đã chịu tác dụng của biết bao loại dịch tiêu hoá, sơ bộ được “gia công” thành một dạng hồ sền sệt rồi.

 

 

Câu 1            Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng. Câu 2 a) Chỉ ra sự đa dạng về môi trường sống của lớp thú? b) Hãy chứng minh: lớp thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. Câu 3 Giải thích các câu sau: a) Sự thụ tinh trong hoàn chỉnh hơn thụ tinh ngoài. b) Sự phát triển trực tiếp không biến thái tiến bộ hơn sự phát triển gián tiếp c) Sự đẻ con hoàn chỉnh...
Đọc tiếp

Câu 1

           Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng.

Câu 2

a) Chỉ ra sự đa dạng về môi trường sống của lớp thú?

b) Hãy chứng minh: lớp thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

Câu 3

Giải thích các câu sau:

a) Sự thụ tinh trong hoàn chỉnh hơn thụ tinh ngoài.

b) Sự phát triển trực tiếp không biến thái tiến bộ hơn sự phát triển gián tiếp

c) Sự đẻ con hoàn chỉnh hơn đẻ trứng.

          d) Sự phát triển trực tiếp có nhau thai tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp không nhau thai.

có biến thái.

Câu 4

Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?

Các biện pháp đấu tranh sin học? Cho ví dụ cụ thể

Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học?

Câu 5

          Tại sao ếch thường sống ở gần bờ ao, bờ sông?

3
29 tháng 4 2022

giống đề cương ôn tập của mình quá.Bạn hc trường nào zậy?????

30 tháng 4 2022

Đề cương sinh học trường CVA thanh Hà 

26 tháng 4 2016

Câu 1:Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.
 

26 tháng 4 2016

Câu 2: Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đói. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đốn bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.

 

29 tháng 3 2022

hỏi từng câu thôi

29 tháng 3 2022

hỏi từng câu á chứ hỏi nhiều rối lắm

19 tháng 4 2016

Câu 1. Ý nghĩa:

 Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

Mình cũng không chắc mình nghĩ cá sấu có quan hệ họ hàng gần với rùa hơn.

Câu 2. .....bucminh

19 tháng 4 2016

Cấu sấu có quan hệ họ hàng gần với rùa hơn, do cả 2 đều thuộc lớp bò sát