Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây .
- Cách 1 :
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
\(\Rightarrow\) Cách diễn đạt bình thường
- Cách 2 :
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
\(\Rightarrow\) Sử dụng phép so sánh làm câu thơ có tính hình tượng và biểu cảm
- Cách 3 :
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
\(\Rightarrow\) Sử dụng phép ẩn dụ có tính hình tượng , biểu cảm và có tính hàm xúc cao hơn .
Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây . Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật , hiện tượng được so sánh ngầm với nhau .
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
\(\Rightarrow\) - Ăn quả : Chỉ sự hưởng thụ của thành quả lao động
- Kẻ trồng cây : Chỉ người lao động gây dựng, tạo ra thành qủa.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi hưởng thành quả lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả tạo ra mới có được thành quả đó
b) Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng .
\(\Rightarrow\) - Mực, đen : Chỉ hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Đèn, sáng : Chỉ hoàn cảnh tốt, người tốt.
c) Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
\(\Rightarrow\) - Thuyền : Chỉ người đi xa.
- Bến : Chỉ người ở lại.
Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:
a. Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.
=> Ẩn dụ phẩm chất.
b. Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
=> Ẩn dụ hình thức.
c. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
=> Ẩn dụ phẩm chất.
d. Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào.
=> Ẩn dụ hình thức.
e. Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.
=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
g Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố.
=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
h. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai.
=> Ẩn dụ cách thức.
Bài 3: Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những từ ấy và trường hợp chuyển nghĩa của nó. (ví dụ: quả => quả tim).
- Lá: lá phổi, lá lách...
- Quả: quả tim, quả thận...
- Búp: Tay búp măng...
- Hoa: hoa tay, hoa cái
Bài 2: Cho các từ chỉ bộ phận cơ thể người: đầu, mặt, tay, chân, tai, mắt, mũi, bụng. Hãy tìm những trường hợp chuyển nghĩa của nó.
- đầu : đứng đầu, đầu nguồn, đầu sóng, đầu sông, đầu nhà, cầm đầu, đầu têu, đầu xỏ...
- mặt: mặt khác, mặt trăng, mặt trời,....
- chân: chân váy, chân dung, chân thành,...
- mắt: mắt lưỡi, mắt dứa, mắt na, nháy mắt, mắt tre, măt cá chân.
- mũi: mũi súng, mũi nhọn, mũi kim,mũi thuyền, mũi đất,
- tay: Tay nghề, tay trắng, tay ghế, tay vịn cầu thang, tay anh chị, tay súng…
- bụng: tốt bụng, bụng chân,..
Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Trước Cách mạng thơ Huy Cận thường giàu chất triết lí và ngập tràn nỗi sầu nhân thế. Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công thì thơ ông là bài ca dào dạt niềm vui về cuộc đời, là bài thơ mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Ra đời năm 1958, trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ra vùng mỏ Quảng Ninh, “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc như thế. Bài thơ miêu tả một chuyến đi khơi của đoàn thuyền đánh cá; là một khúc ca lao động tập thể, khúc ca về vẻ đẹp của thiên nhiên; là niềm vui, niềm ngưỡng mộ của tác giả trước con người và cuộc sống mới.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là vẻ đẹp của biển cả, của đoàn thuyền và con người được thể hiện qua đoạn thơ:
“…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
- Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.
- Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng ( có thể bàn thêm). Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.
- Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.
- Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"
Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui phơi phới, niềm vui lao động, niềm vui được hòa nhập gắn bó thân thiết với thiên nhiên. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây không phải là con người mà là ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ như gõ nhịp vào mạn thuyền xua cá. Hiện thực được trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.
- Từ đó, cảm xúc dâng trào, không thể không cất lên tiếng hát,bài ca về lòng biết ơn mẹ biển giàu có và nhân hậu:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Biển ấm áp như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương. Biển là nguồn sống , gắn bó thân thiết, cho ta tất cả những gì của cuộc đời như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi. Đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra biển đã gắn bó với mình từ bao đời, bao thế hệ, thật quý giá và thân yêu biết chừng nào!
III. Kết bài:
- Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la.
- Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.
Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
b) Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
( Ca dao )
c) Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả một tòa cổ kính hơn cả thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.
( Nguyễn Khắc Viện )
d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
( Viễn Phương )
Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :
a) Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
( Đỗ Trung Quân )
b) Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
( Xuân Quỳnh )
c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố
Trắng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau
( Tô Hùng )
Chúc bạn học tốt nhé
Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau ..chín .. chiều.
b) Yêu nhau cau ..sáu.. bổ ..ba..
Ghét nhau cau ..sáu.. bổ ra làm ..mười..
( Ca dao )
c) Cây đa ..nghìn... năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả ..một.. tòa cổ kính hơn cả thân cây .chín., ..mười .. đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.
( Nguyễn Khắc Viện )
d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy ..một.. mặt trời trong lăng rất đỏ
( Viễn Phương )
Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :
a) Quê hương ..mỗi.. người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
( Đỗ Trung Quân )
b) Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
..Những... làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
( Xuân Quỳnh )
c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố
Trắng ..cả... đôi bờ hoa bưởi trắng phau
( Tô Hùng )