Câu 1: Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là

A....">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là

A. người Nam Việt. B. người Lạc Việt. C. người Đại Việt. D. người Bách Việt

Câu 2: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

A. Lúa nước. B. Làm gốm. C. Chăn nuôi. D. Làm đồ trang sức.

Câu 3: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện

A. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông. B. những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.

C. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng chân núi. D. những làng bản đông dân ở các vùng chân núi.

Câu 4: Sự phân công công việc như thế nào?

A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà. B. Nam nữ chia đều công việc.

C. Tất cả mọi việc nam làm nữ ở nhà chỉ việc nấu cơm. D. Nam làm mọi công việc, nữ không làm.

Câu 5: Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là

A. thị tộc. B. bộ lạc. C. xã. D. thôn.

Câu 6: Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ:

A. 10. B. 13. C. 14. D. 15.

Câu 7: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

A. Chống giặc ngoại xâm. B. Canh tác. C. Trị thủy. D. Hôn nhân

Câu 8: Văn Lang là một nước:

A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp. C. công nghiệp. D. thương nghiệp.

Câu 9: Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc của cư dân Văn Lang đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên

A. tình cảm cá nhân sâu sắc. B. tình cảm cộng đồng sâu sắc.

C. tình cảm dân tộc sâu sắc. D. tình cảm khu vực sâu sắc.

Câu 10: Đứng đầu các bộ là ai?

A. Lạc Hầu. B. Lạc Tướng. C. Bồ chính. D. Vua.

Câu 11: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì

A. chuẩn bị bữa ăn cho hôm sau. B. nghỉ ngơi. C. tổ chức lễ hội, vui chơi. D. rèn đúc công cụ lao động.

Câu 12: Di chỉ Óc Eo thuộc địa bàn tỉnh nào ngày nay?

A. Đồng Nai. B. An Giang. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.

Câu 13: Đâu là địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân văn hóa Đông Sơn?

A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. B. Bắc Bộ và Nam Bộ.

C. Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Câu 14: Di chỉ Sa Huỳnh thuộc địa bàn tỉnh nào ngày nay?

A. Quảng Ngãi. B. An Giang. C. Thanh Hóa. D. Bình Thuận.

Câu 15: Nghề nào dưới đây giúp cho cuộc sống của nhân dân Việt cổ ổn định hơn?

A. Nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển. B. Ngành luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.

C. Nghề chăn nuôi phát triển. D. Nghề nông trồng lúa nước ra đời.

Câu 16: Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống câu sau đây:

“Đầu thế kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở …….đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ”.

A. Phùng Nguyên. B. Đông Sơn. C. Sông Hồng. D. Sa Huỳnh.

Câu 17: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải làm gì?

A. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch. B. Phải du canh, du cư.

C. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển. D. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.

Câu 18: Các việc chế tác công cụ, đúc đồng làm đồ trang sức được gọi chung là

A. Chế tạo vũ khí. B. Các nghề thủ công. C. Làm nông nghiệp. D. Các hoạt động buôn bán.

Câu 19: So với đồ đá, vì sao đồ đồng ưu việt hơn?

A. Đồ đồng dễ sản xuất hơn. B. Đồ đồng làm công cụ đa dạng hơn.

C. Đồ đồng cứng hơn. D. Đồ đồng dễ tìm hơn.

Câu 20: Đồ đồng thay thế đồ đá đó là vào thời văn hóa

A. Đông sơn. B. Sa Huỳnh. C. Đồng Nai. D. Óc Eo.

Câu 21: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm là ngày nào (Âm lịch)?

A.Mồng 9 tháng 3. B. Mồng 10 tháng 3. C. Mồng 3 tháng 10. D. Mồng 8 tháng 3.

Câu 22: Truyện Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Mâu thuẫn, xung đột giữa các bộ lạc với nhau. D. Chống hạn hán, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 23: Công cụ sản xuất thời Phùng Nguyên( Phú Thọ), Hoa Lộc( Thanh Hóa) có đặc điểm gì?

A.Ghè đẽo qua loa, đơn giản. B. Chỉ mài ở lưỡi cho sắc.

C. Mài nhẵn toàn bộ, cân xứng. D. Ghè đẽo cẩn thận, tỉ mỉ, hình dáng gọn đẹp.

Câu 24: Những công cụ đồng đầu tiên mà các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy là gì?

A.Cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. B. Cuốc đồng, lưỡi cày đồng.

C.Trống đồng, lưỡi kiếm đồng D. Mâm đồng, chậu đồng, vại đồng.

Câu 25: Di chỉ cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở

A. Sơn Vi. B. Óc Eo. C. Phùng Nguyên. D. Đồng Nai.

Câu 26. Trong lao động nặng nhọc, người giữ vai trò chính là

A. đàn ông B. đàn bà C. thợ cày D. thợ thủ công.

Câu 27. Cuộc sống của người Việt cổ ổn định hơn nhờ

A.nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển. B. nghề luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.

C. nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng phát triển. D.nghề chăn nuôi phát triển.

Câu 28. Điền từ còn thiếu: “ Thời ………………………., đồ đồng gần như thay thế đồ đá”.

A. Đông sơn. B. Sa Huỳnh. C. Đồng Nai. D. Óc Eo.

Câu 29. Theo em, điều gì không đúng trong sự tích Âu Cơ – Lạc long Quân?

A.Phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang. B. Sự ủng hộ của mọi người.

C. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao. D. Con người luôn phải chống thiên tai.

Câu 30. Câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định công lao của các vua Hùng, trách nhiệm của thế hệ trẻ.

B. Trách nhiệm của thề hệ trẻ phải bảo vệ Tổ quốc.

C. Khẳng định vua Hùng là người đã dựng nước.

D. Khẳng định ý thức giữ gìn nền văn hóa dân tộc.

4
24 tháng 12 2020

CÂU 1: B

CÂU 2:B làm gốm

1 tháng 1 2021

cho mik xin lỗi nha, nhìu quá mik làm ko hết

Câu 1.trong một vùng dân cư rộng lớn có nhiều xóm làng có các nghề khác nhau như nghệ luyện kim,chế tạo công cụ,làm đồ gốm, trồng trọt,chăn nuôidua tren co so tai nguyen cua cac lang duoi dây,em hãy giao cho những làng nghề thich hợp:-làng A có nhiều đất sét thì làm nghề.......................................................................................-làng B có nhiều đồng ruộng đất đai màu mỡ thì làm...
Đọc tiếp

Câu 1.trong một vùng dân cư rộng lớn có nhiều xóm làng có các nghề khác nhau như nghệ luyện kim,chế tạo công cụ,làm đồ gốm, trồng trọt,chăn nuôi

dua tren co so tai nguyen cua cac lang duoi dây,em hãy giao cho những làng nghề thich hợp:

-làng A có nhiều đất sét thì làm nghề.......................................................................................

-làng B có nhiều đồng ruộng đất đai màu mỡ thì làm nghề.......................................................

-làng C có nhiều quảng đông,sát thì làm nghề.........................................................................

-nếu ta bố trí công việc phù hợp cho mọi người để họ làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội,có nghĩa là ta đã làm được những việc gì?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Câu 2.thời kì này có các đơn vị hành chính:bộ lạc,chéng,cha,buôn sét

em hãy vẽ sơ đồ có tất cả tên các đơn vị hành chính trên

em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa con người với nhau ở thời kì này?(quan hệ huyết thống hay quan hệ láng giềng ,lang xom buon soc)

Câu 3.quan sát hình 33,hình 34(trang 34 SGKLS6)

a,nhận xét về sự tiến bộ của công cụ lao động ở thời kì này

.....................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

b,em thử nêu nhận xét về mối quan hệ giữa công cụ lao động và sự phát triển của xã hội

...............................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

3
24 tháng 11 2016

câu 1

a) luyện kim, làm đồ gốm

b)trồng trọt , nuôi chăn

c) chế tạo công cụ

nếu ta ........... ta đã giúp cho xã hội cải tiến hơn , tốt đẹp hơn và phát triển hơn

câu 2

bộ lạc => chiềng , chạ , buôn sóc

(sorry mik 0 vẽ đc sơ đồ trên máy )

quan hệ đó là quan hệ láng giềng , làng xóm , buôn sóc

câu 3

a)- công cụ đc mài sắc bén hơn so vs trước

- có hình thù rõ ràng hơn , cân xứng và dễ sử dụng

b (mik CHƯA LÀM , AHIHI)

NHỚ TICK MIK NHÉ !!

2 tháng 12 2016

Câu 1.trong một vùng dân cư rộng lớn có nhiều xóm làng có các nghề khác nhau như nghệ luyện kim,chế tạo công cụ,làm đồ gốm, trồng trọt,chăn nuôi

dua tren co so tai nguyen cua cac lang duoi dây,em hãy giao cho những làng nghề thich hợp:

-làng A có nhiều đất sét thì làm nghề làm đồ gốm

-làng B có nhiều đồng ruộng đất đai màu mỡ thì làm nghề trồng trọt, chăn nuôi
-làng C có nhiều quảng đông,sát thì làm nghề luyện kim chế tạo công cụ

-nếu ta bố trí công việc phù hợp cho mọi người để họ làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội,có nghĩa là ta đã làm được những việc gì?
=> Góp phần xây dựng xã hội phát triển hihi

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?
2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?
4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?
5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào?
6.Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?Và trong điều kiện nào?Có ý nghĩa như thế nào?
7.Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến gì?
8.Hãy trình bày những điều kiện (hay lí do) ra đời của nhà nước Văn Lang
9.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
10.Sau khi đánh tan quân Tần xâm lược,Thục Phán đã làm gì?
- P/S:Trả lời nhanh giúp mình nha.

7
25 tháng 12 2016

Câu 10 :

Sau khi đánh thắng quân Tần , Thục Phán đã :

  • Xưng là An Dương Vương
  • Đóng đô ở Phong Khê
  • Tổ chức lại bộ máy nhà nước
26 tháng 12 2016

9.-Ở nhà sàn -Đi lại bằng thuyền -Ăn:Thức ăn chính là cơm nếp,cơm tẻ,rau,ca,thịt,cá. -Mat:nam:đóng khố,minh trần,đi chân đất.nữ:mặc váy,áo xẻ giữa,có yếm che ngực.Tóc nhiều kiểu....

10 tháng 12 2016

câu 1: - Làm gốm : phức tạp vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng) thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.
- Làm công cụ đá : đơn giản hơn, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.

câu 2 :

- Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài (rìu, bôn)

- Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ

- Làm đồ gốm

họ dùng những công cụ tốt để làm việc

câu 3 : Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy :
+ Biết sử dụng đồ trang sức.
+ Hình thành một số phong tục, tập quán.
- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo...

câu 4: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. Dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cả, sông Đồng Nai gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày.
Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.

câu 5: Theo các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên... đã chứng tỏ điều đó. Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.
Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

câu 6: Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :
- Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Xã hội :
+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.

10 tháng 12 2016

Thanks bạn haha

 

Câu 25: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chuyển biến về kinh tế, xã hội thờinguyên thuỷ khi có sự xuất hiện của kim loại?  A.Con người dễ dàng khai hoang mở rộng diện tích đất trồng trọt. B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. C. Xã hội dần có sự phân hoá giữa người giàu và người nghèo. D. Năng suất lao động giảm do con người chỉ...
Đọc tiếp

Câu 25: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chuyển biến về kinh tế, xã hội thời
nguyên thuỷ khi có sự xuất hiện của kim loại?

 

 

A.Con người dễ dàng khai hoang mở rộng diện tích đất trồng trọt.

 

B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.

 

C. Xã hội dần có sự phân hoá giữa người giàu và người nghèo.

 

D. Năng suất lao động giảm do con người chỉ chú tâm tìm kiếm kim loại.

 

 

Câu 26: Quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà có đặc điểm chung

gì?

 

 

A. Hình thành ở các bán đảo.

 

B. Hình thành ở các vùng rừng núi.

 

C. Hình thành ở các vùng đất thuận lợi cho săn bắn và chăn nuôi gia súc.

 


D. Hình thành ở lưu vực những dòng sông lớn, nơi đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt.

4
19 tháng 10 2021

25. D

26. D

19 tháng 10 2021

Câu 25: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chuyển biến về kinh tế, xã hội thờinguyên thuỷ khi có sự xuất hiện của kim loại?

A.Con người dễ dàng khai hoang mở rộng diện tích đất trồng trọt.

B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.

C. Xã hội dần có sự phân hoá giữa người giàu và người nghèo.

D. Năng suất lao động giảm do con người chỉ chú tâm tìm kiếm kim loại.

Câu 26: Quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà có đặc điểm chung gì?

A. Hình thành ở các bán đảo.

B. Hình thành ở các vùng rừng núi.

C. Hình thành ở các vùng đất thuận lợi cho săn bắn và chăn nuôi gia súc.

D. Hình thành ở lưu vực những dòng sông lớn, nơi đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt.

18 tháng 3 2022

D

C

Câu 12: Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nayCâu 13: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?A. Chữ Phạn. B. Vạn Lí Trường Thành.C. Phát...
Đọc tiếp
Câu 12: Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn 
A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay
Câu 13: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
A. Chữ Phạn. B. Vạn Lí Trường Thành.
C. Phát minh ra La bàn. D. Chữ số La Mã, định luật Pi-ta-go.
Câu 14: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
A. Văn Lang.    B. Âu Lạc.     C. Chăm-pa.    D. Phù Nam.
Câu 15: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là
A. Quan lang.       B. Lạc tướng, Lạc hầu.      C. Lạc hầu.        D. Bồ chính.
Câu 16: Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới
A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.
Câu 17: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm
A. 15 bộ.      B. 15 tỉnh.      C. 15 đạo.        D. 15 chiềng, chạ.
Câu 18: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?
A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.
C. Chia thành cấm binh và hương binh.
D. Chưa có quân đội.
Câu 19: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
C. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
D. Nhu cầu chống ngoại xâm,  Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
Câu 20: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?
A. Gói bánh chưng.      B. Nhuộm răng đen.      C. Xăm mình.     D. Đi chân đất.
Câu  21. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào?
A. La Mã.
B. Hy Lạp.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.
Câu 22. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền
D. cộng hòa quý tộc.
A. chuyên chính của giai cấp chủ nô.
B. quân chủ chuyên chế.
C. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Câu 23. Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã?
A. Ốc-ta-viu-xơ.
B. Pê-ri-clét.
C. Hê-rô-đốt.
D. Pi-ta-go.
Câu 24. Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại?
A. Ta-lét.
B. Pi-ta-go.
C. Ác-si-mét.
D. Ô-gu-xtu-xơ.
Câu 25. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại?
A. Đường biến giới lãnh thổ riêng.
B. Chính quyền, quân đội riêng.
C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng.
D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.
Câu 26. Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?
A. Đại hội nhân dân.
B. Viện Nguyên lão.
C. Quốc hội.
D. Nghị viện.
Câu 27. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì?
A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.
B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu  28. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II
A. được mở rộng nhất.
B. thu hẹp dần.
C. không thay đổi so với lúc mới thành lập.
D. được mở rộng về phía Tây.
Câu 29. Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại?
A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.
B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu 30. Đại hội nhân dân ở La Mã cổ đại có vai trò gì?
A. Quyết định mọi công việc.
B. Đại diện cho thần quyền.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp.
Câu 31. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 32. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.
Câu 33. Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
A. Đoàn kết.
B. Trọng nghĩa khí.
C. Chống ngoại xâm.
D. Trọng văn.
Câu 34 Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ mặt hàng nào?
A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi...
B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương...
C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...
D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm...
Câu 35. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Đông Nam Á chủ yếu buôn bán với
A. Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Nhật Bản, Triều Tiên.
C. Ai Cập, Lưỡng Hà.
D. Hy Lạp, La Mã.
Câu 36. Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo và Phật giáo.
0
20 tháng 12 2016

Câu 4.

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

14 tháng 11 2016

Các biến chuyển chính về mặt xã hội :
- Sự phân công lao động hình thành.
- Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hộ.
- Bắt đầu có sự phân hóa giàu — nghèo.

 

14 tháng 11 2016

b đúng , a và c sai

19 tháng 10 2021

B. Công cụ đá được mài sắc ở lưỡi

19 tháng 10 2021

câu trả lời:

A

@ĐỗPhươngThanh