Câu 1. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Biểu cảm. C. Tự sự.
B. Miêu tả. D. Thuyết minh.
Câu 2. ( 0,5 điểm ) “Nhưng hơn ai hết, ông – một nghệ sĩ chọn cho mình cuộc sống không biên giới, hiểu rằng nhìn từ một phía nào đó, mọi ranh giới đều không tồn tại phải không?”.
Câu văn trên sử dụng thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi đáp. D. Thành phần phụ chú.
Câu 3. Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: “Cháu cảm biết được tấm lòng của ông với cuộc đời. Nên, cháu hy vọng, ông và nghệ thuật của ông - mang sức mạnh tạo nên thay đổi, cứu vãn thảm họa thiên nhiên mà gió nhỏ đã tận mắt chứng kiến”.
A. Phép thế và phép nối. C. Phép lặp và phép thế.
B. Phép nối và phép lặp. D. Phép liên tưởng và phép thế.
Câu 4. Nhân vật cháu được nhắc đến trong đoạn trích trên là ai?
A. Đứa cháu trai của nhạc sĩ. C. Ngọn gió lành.
B. Đứa cháu gái của nhạc sĩ. D. Ngọn cỏ non.
Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng tâm trạng, cảm xúc “trăn trở” của cháu khi nhìn thấy mọi sự việc tiêu cực diễn ra trước mắt?
A. Trăn trở, băn khoăn vì sự ích kỉ cá nhân của con người.
B. Trăn trở, lo lắng trước sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo.
C. Yêu thương, lo lắng cho ông bởi vì ông sẽ sống trong một thế giới ngột ngạt.
D. Hoang mang lo lắng trước hành vi bất chấp hậu quả chỉ vì lợi ích cho riêng mình.
Câu 6. “ Ông vẫn nói: "Bạn cứ nghe tôi chơi nhạc, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì!". Cháu cảm biết được tấm lòng của ông với cuộc đời. Nên, cháu hy vọng, ông và nghệ thuật của ông - mang sức mạnh tạo nên thay đổi, cứu vãn thảm hoạ thiên nhiên mà gió nhỏ đã tận mắt chứng kiến”.
Ý nào dưới đây phản ánh đúng nhất vai trò kì diệu của âm nhạc trong cuộc sống?
A. Âm nhạc giúp bạn bình tĩnh lại và vui vẻ, nó sẽ khiến bạn càng thấy sảng khoái hơn.
B. Âm nhạc tạo nên mảnh ghép hoàn hảo mang sức mạnh tạo nên thay đổi, cứu vãn thảm hoạ thiên nhiên.
C. Âm nhạc giúp mọi người thoát khỏi nỗi đau của cuộc sống.
D. Âm nhạc mang lại cho bạn sự nhẹ nhõm và cho phép bạn giảm bớt căng thẳng.
Câu 7. Tâm trạng của nhân vật cháu thể hiện như thế nào trong bức thư?
A. Cháu rất vui mừng, hạnh phúc vì chứng kiến cuộc sống diễn ra tốt đẹp.
B. Cháu băn khoăn lo lắng khi chứng kiến những hiện trạng đáng buồn đang diễn ra trong cuộc sống.
C. Cháu lo lắng hoang mang vì giữ lợi ích cho riêng mình mà huỷ hoại môi trường, làm mất cảnh quan thiên nhiên.
D. Cả ý B và C.
Câu 8 “Hỡi nhạc sĩ tài ba! Cháu khẩn thiết ông lên tiếng kêu gọi con người cứu bầu khí quyển ốm yếu này!”
Từ “ốm yếu” trong câu trên được hiểu như thế nào?
A. Thể lực kém, sức khỏe kém. C. Gầy gò, quặt quẹo.
B. Đau ốm, tuổi già. D. Ô nhiễm nặng và có nguy cơ bị phá hủy.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 9 Em có đồng tình với lựa chọn cuộc sống không biên giới được nêu trong đoạn trích không? Vì sao?
Câu 10Từ nội dung bức thư ở phần Đọc hiểu, hãy nêu thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến bạn đọc?
Đây là bài thơ