K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á?

A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á là thuộc địa của Nhật Bản (trừ Thái Lan).

B. 8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh là thời cơ cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền.

C. Sau khi giành được chính quyền, Đông Nam Á bị thực dân Âu – Mỹ tái chiếm.

D. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia giành thắng lợi.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh sự giống nhau của cách mạng 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia từ năm 1945 - 1954?

A. Đều nằm trên bán đảo Đông Dương.

B. Lãnh đạo là Đảng cộng sản Đông Dương.

C. Chống kẻ thù chung là thực dân Pháp.

 D. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước được công nhận vào năm 1954

3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Pháp công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954.
B. Hiệp định Giơnevơ năm 1954.

C. Hiệp định Viên Chăn năm 1973.                          

D. Hiệp định Pari năm 1973

4. Ý nghĩa cơ bản của Hiệp định Viên Chăn năm 1973 ký giữa Mỹ và Lào là

A. kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của Lào.            

B. buộc Mỹ phải rút quân khỏi Lào.

C. lập lại hòa bình ở Lào.                                      

D. Mỹ công nhận nền độc lập của Lào.

 

0
28 tháng 5 2022

B

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

8 tháng 2 2022

B

3 tháng 7 2017

Đáp án B

Sự phát triển của hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông - xuân 1953-1954 đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn

2 tháng 1 2019

Đáp án A

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia

23 tháng 5 2021

 Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)? *

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

23 tháng 5 2021

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

2 tháng 10 2017

Đáp án A

Lấy ví dụ cụ thể ở Việt Nam:

- Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Việt đã khẳng định chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang là nhiêm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Việt Nam không chỉ chuẩn bị về lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị căn cứ địa cách mạng mà còn có sự tập dượt đấu tranh qua ba cao trào cách mạng: phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939, cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Chính sự chuẩn bị kĩ càng và toàn diện đó, đảng và nhân dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng đã đủ điều kiện đã sẵn sàng khởi nghĩa khi có điều kiện. Khi Nhật đầu hành đồng minh, nhân thấy đây là cơ hội thuận lợi để giành độc lộc dân tộc, Đảng ta đã chớp lấy thời cơ tiến hành tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi.

=> Chứng minh tương tự đối với Inđônêxia và Lào cho thấy: Ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào giành được độc lập vào năm 1945 do đã có sự chuẩn bị kĩ càng trước => nhân cơ hội Nhật đầu hàng đồng minh đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.

8 tháng 4 2017

1) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua 9 năm (1945-1954). Trong 9 năm chống Pháp, chúng ta đã có nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự như: Chiến thắng Việt Bắc thu-đông (1947), chiến thắng Biên giới thu-đông (1950), các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951 (chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung), chiến dịch Hòa Bình đông-xuân 1951-1952, những thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954,….và có cả những chiến dịch phối hợp với quân dân Lào (chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953, Trung Lào tháng 12-1953, Thượng Lào tháng 1-1954). Mỗi chiến dịch ta giành thắng lợi nêu trên đều có ý nghĩa quan trọng, làm cho quân độ Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải dựa vào sự viện trợ của Mĩ (từ năm 1950). Song thắng lợi của các chiến dịch này chưa đủ để buộc Pháp phải kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.

2) Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức. Kế hoạch Nava được coi là quân bài cuối cùng của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Cả Pháp và Mĩ đều hi vọng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự trong vòng 18 tháng (kế hoạch này được đưa ra vào tháng 5-1953). Nhưng tất cả ý đồ của Pháp và Mĩ đều bị chúng ta làm phá sản, trong đó nếu các cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 bước đầu ta làm phá sản kế hoạch Nava, thì chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch ấy. Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.

27 tháng 5 2023

C. 

30 tháng 5 2023

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam cơ bản hoàn thành sự nghiệp "đánh cho Mỹ cút" với sự kiện nào sau đây? 

A. Cuộc tổng tiến công chiến lược 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” 1972.

C. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết (27/1/1973).

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.