Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Dù đi đâu xa, làng quê tôi vẫn nằm trong trái tim của tôi. Làng xóm tôi nghèo như một đứa bé mồ côi, thoi thóp thở qua từng cuộc chiến tranh triền miên, cháy nung người trong những buổi trưa hè vất vả trên những cánh đồng ngập mặn. Trồng lúa lúa chết, nuôi tôm tôm chết. Nước mắt người nông dân cứ rơi chầm chậm, mặn chát như vị nước sông, từng giọt thánh thót trên những cánh đồng nứt nẻ dần dần trở nên hoang vu không dấu chân người. Những tà áo nâu, những bàn chân đất lần lượt bỏ ra đi trên vùng đất đồng chua sỏi đá này. Nhưng tôi thì khác. Tôi vẫn nghe đâu đó trong tiếng chuông chùa khi chiều xuống, những tiếng yêu thương của lòng đất mẹ đang gọi người về, cho đất lại mỡ màu cho vườn lại xanh trái.
Ngôi trường của em mang tên Phạm Văn Chiêu(1). Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp(2). Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát(3). Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn(4). Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên(5). Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị(6).
- Hoán dụ: từ “bóng áo trắng”.
- Nhân hóa: từ “vui tươi
Bạn tham khảo nha!
1. Ẩn dụ hình tượng ở "mặt trời" trong câu thơ thứ hai.
2.
a. Có một con ếch // sống lâu ngày trong một giếng nọ.
b. Tre // ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Câu 1
- So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
- Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.
Câu 2 :
- Nói ngọt lọt đến xương. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Nói nặng quá. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 3
Hôm nay, em được bố mẹ cho đi xem buổi biểu diễn xiếc ở sân vận động. Ngay từ khi bước vào cổng soát vé, lòng em đã bồi hồi, háo hức một niềm mong đợi được ngắm nhìn những chú voi, chú chim làm xiếc. Đi vào bên trong rạp, thứ ánh sáng rực rỡ sắc màu chảy tràn vào mắt em, tiếng nhạc xập xình, vui nhộn kích thích mọi người cùng chờ mong một buổi biểu diễn đặc sắc. Rồi khi buổi diễn bắt đầu, trước tiên là bài máu của các anh chị đoàn xiếc để làm nóng bầu không khí, tiếp đến là màn trình diễn của bác nghệ sĩ cùng chú voi to khổng lồ. Từng động tác của người diễn viên kết hợp cùng bạn voi đều thật điêu luyện, cứ chiếc vòng nào được tung ra thì chú voi đều đón được và móc vào chiếc vòi của mình. Những chàng vỗ tay vang lên không ngớt. Sau đó, màn trình diễn của chú khỉ cũng ấn tượng không kém, chú nhảy từ cành này sang cành khác, trồng cây , ăn chuối rồi biểu diễn với chiếc vỏ chuối của mình, để lại tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những phần diễn khác với chú trăn, chú mèo,…và tiết mục nào cũng để lại một màu sắc riêng. Kết thúc buổi biểu diễn xiếc hôm đó, nhà em ai cũng rất vui và phấn khích. Em hy vọng một ngày nào đó lại được cùng gia đình đi xem xiếc một lần nữa để gặp lại những chú động vật thật dễ thương ấy.
Phép ẩn dụ : “chảy tràn vào mắt “ (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
1)
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.
3)Tôi yêu ngôi trường của tôi-nơi từng bài ca ngân lên trong gió.Nơi những hàng cây Phượng đung đưa trong nắng hè rực lửa lên những ngọn đuốc hồng lung linh giữa bầu trời trong sáng. Ngôi trường ấy bao dung,hiền hòa như người mẹ dìu dắt ấm êm tôi lớn lên từ những bước chân còn chập chững.Nó mở ra cả hàng ngàn con đường mới mẻ chờ đón chúng tôi phía trước.Luôn yêu thương tôi ,nắn nót từng nét chữ thơ.Và giờ đây khi tôi lớn lên ngôi trường ấy vẫn còn rung động, còn mãi trong tim tôi.
Ẩn dụ: ngọn đuốc hồng(hình thức)