K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2017

Câu 1 : Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?????

- Cây giao phấn là cây chỉ có một loại hoa đực hoặc cái ( hay được gọi là nhị hoặc nhụy) cũng có thể có cả nhị và nhụy nhưng chúng không cùng thuộc một hoa (cây bắp). để tạo quả cần phải có sự kết hợp hạt phấn với bầu nhụy thông qua các yếu tố tự nhiên như gió, hay tác động của con người.

- Cây tự thụ phấn là một hoa có thể có cả nhụy và nhị. quá trình tạo quả không cà nhờ tác động của các yếu tố tự nhiên hay con người.

Câu 2 :Giải thích cơ sở khoa học của 1 số biện pháp kĩ thuật sau:

+ Gieo hạt đúng thời vụ: Phải reo hạt đúng thời vụ thì cây mới sinh trưởng tốt vì thời vụ là sự tổng hợp các yếu tố như mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm...đều gây ra sự thuận lợi cho cây

+ Bảo quản tốt hạt giống: Hạt giống bảo quản tốt thì khi đem gieo thì cây non mới sinh trưởng tốt, cây sinh trưởng tốt thì năng suất mới cao, bảo quản giống gồm các công việc như sau: chống ẩm, chống sâu mọt...

20 tháng 2 2017

Câu 3: Cho biết đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây rêu

Câu hỏi của Anh Hào Nguyễn - Sinh học lớp 6 | Học trực tuyến

Câu 1:

Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.

Câu 2:

Các điều kiện nảy mầm của hạt :

– Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được.

– Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…

Câu 3:

Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.

Câu 4:

Nếu như sơ đồ thì em cần chú ý mũi tên nhé.

Các loại quả quả khô quả mọng quả khô nẻ quả khô không nẻ quả thịt quả hạch Sơ đồ trình bày các loại quả

Câu 5:

- Cấu tạo của tảo: Tảo là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.

- Vai trò của tảo: góp phần cung cấp ôxỉ và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc.,... Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.



15 tháng 3 2017

1.

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

2.

Điều kiện bên ngoài :

+ Đủ nước

+ Đủ không khí

+ Nhiệt độ thích hợp

Điều kiện bên trong :

+ Chất lượng hạt giống : Hạt giống không tốt, bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc cũng không thể nảy mầm

8 tháng 2 2017

- Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.

=> Vì không tháo nước, đất bị ngập làm cho hạt bị hư không nảy mầm được.

- Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt.

=> Làm đất thoáng khí có nhiều khí ô-xi để hạt hô hấp, hạt nảy mầm tốt.

- Khi trời rét phải phủ rác, rơm rạ cho hạt đã gieo.

=> Tránh rét cho hạt, tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hoá các chất giúp hạt nảy mầm tốt, trời rét, nhiệt độ thấp ta phải phủ rác, rơm rạ cho hạt đã gieo để cho nhiệt độ của đất tăng lên, không ảnh hưởng đến hạt nảy mầm.

- Phải gieo hạt đúng thời vụ.

=> Gieo hạt đúng thời vụ thì có đủ điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.

- Phải bảo quản tốt hạt giống.

=> Hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sâu bệnh hại, chứa nhiều chất dinh dưỡng thì khả năng nảy mầm tốt.

7 tháng 2 2017

Sau khi mưa to, nếu đất bị ngập úng thì phải tháo hết nước vì nếu bị ngập nước thì cây mất không khí không thể hô hấp được và sẽ chết.

Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt vì để cây dễ lấy chất hữu cơ và không khí dễ lọt vào hơn.

12 tháng 11 2017

Vi khuẩn kí sinh là: Vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.

Vi khuẩn hoại sinh là: Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn ( xác động thực vật).

Chúc bn hc tốtok

12 tháng 11 2017

Cảm ơn bạn nhìu nhờ có bn mà mk trả lời đc rùihiuhiuyeu

7 tháng 2 2017

SOẠN BÀI: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA

Câu 1. Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?

Trả lời:

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Đặc điểm chính về cấu tạo

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

a. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lòng hút.

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.

b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.

3. Thực hiện thụ phẩn, thụ tinh, kết hạt và tạo quà

c. Gồm vỏ quả và hạt

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.

d. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái.

5. Nảy mầm thành cây con. duy trì và phát triển nòi giống.

e. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khỉ đóng mở được.

6. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây.

g. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dư trữ.

Đáp án : 1. (c); 2. (e) ; 3. (d) ;

4.(b) ; 5. (g) ; 6. (a).

Câu 2. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

Câu 3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc. năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

Trả lời: Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt. Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.



8 tháng 2 2017

I. CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa

[​IMG]
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
+ Hoạt động chính của lá cây là chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây. Nhưng lá muốn thực hiện chức năng đó phải nhờ hoạt động của rễ hập thụ nước và muối khoản, đồng thời các chất đó phải được vận chuyển qua thân mới lên được lá
+ Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giải, sự quang hợp của lá yêu không cung cấp để chất dinh dưỡng cho thân, rễ, nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tơi sự ra hoa, kết hạt và tạo quả
+ Nếu ta bón đúng, bón đủ các loại phân thì rễ cây sẽ hoạt động tốt, chuyển được nhiều nguyên liệu cho lá, với anh sáng đầy đủ lá sẽ quang hợp tốt, chế tạo được nhiều chất hữu cơ giúp cho các cơ quan khác cũng phát triển (thân sẽ mập mạp, nhiều quả, nhiều hạt...)

3. Rút ra kết luận:
- Cây có hoa là một thể thống nhất vì :
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưỡng đến cơ quan khác và toàn bộ cây

II. CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG
1. Các cây sống dưới nước:
- Môi trường nước có sức nâng đỡ, nhưng lại thiếu oxy
- Một số loài cây có lá trôi nổi trên mặt nước, phiến to nhằm có thể tiếp nhận được đủ lượng oxy cần thiết cho cây
- Một số loài cây có lá ở dưới nước nhưng bị teo nhỏ, nhằm có thể lấy được lượng oxy nhỏ bé được hòa chung trong nước, duy trì sự sống cho cây
- Một số cây có cuống lá phìn to, sờ tay vào hoặc bóp nhẹ thấy mềm và xốp giúp cây tích trữ được oxy cần thiết cho sự sống

2. Các cây sống ở trên cạn
- Các cây sống ở trên cạn luôn phụ thuộc vào các yếu tốt: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, gió, mưa,…), loại đất khác nhau
- Khi quan sát các cây ngoài thiên nhiên, người ta có nhận xét như sau:
+ Cây mọc ở nơi khô hạn, nắng, gió nhiều thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông để lấy nước, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài để chống chọi với cái nóng của vùng sinh sống
+ Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thân thường vươn vao, các cành tập trung ở ngọn để lấy không khí

3. Cây sống trong môi trường đặc biệt
- Một vài nơi trên TĐ có những điều kiện đặc biệt không thích hợp cho đa số loại cây, nhưng một số ít vẫn sống được. VD:
+ Cây dước có rễ chống giúp cho cây có thể đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển
+ Một số loài cây mọc được trên các sa mạc rất khô và nóng, thường là các loại xương rồng mọng nước (dự trữ nước), các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài, ăn sâu hoặc lan rộng và nông (tìm kiếm nguồn nước), các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai (giảm sự thoát hơi nước)

4. Rút ra kết luận
- Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên TĐ: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh…
1 tháng 5 2016

 

-Trời mưa tháo nước để hạt khỏi bị trôi.

Bảo đảm cho hạt giống có đủ không khí để cây hô hấp , mới không bị thối .

-Làm đất nước khi gieo hạt để hạt nảy mầm tốt.

Làm cho đất thoáng , khi gieo hạt xuống đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt.

- Trời rét phải chóng rét.

Tránh nhiệt độ thấp , bất lợi , tạo điều kiện thời tiết phù hợp , thuận lợi cho hạt nảy mầm.

- Gieo hạt đúng và bảo quản tốt để tăng năng suất cây trồng.

Giúp hạt gặp những điều kiện về thời tiết , nhiệt độ , ... phù hợp cho hạt nảy mầm tốt hơn.

1 tháng 5 2016

Chứng minh thực vật Hạt kín phát triển phong phú, đa dạng như ngày nay.

Làm ơn trả lời giúp mình với, cái này cũng nằm trong đề cương sinh, tuần tới, thứ 3 mình phải thi HK rồi.PLEASEbucminhkhocroi

24 tháng 4 2017

- Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí sẽ được các lá cây giữ lại phần lớn, làm cho không khí trong sạch hơn. Cây càng rậm rạp, lá càng sù sì thì bụi càng dễ bám hơn. Khi lá cây đã bám đầy bụi, trời mưa sẽ rửa sạch lá và lá sẽ tiếp tục chu kỳ hấp phụ bụi. Tổng lượng bụi được bám giữ trên 1 cây có tán lá lớn, rậm có thể đạt tới từ 10-30kg. Nồng độ bụi trong không khí thổi qua cây xanh có thể giảm đi từ 20-60%.

- Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ hút nước từ đất, hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời và hấp thụ khí cacbonic (CO2) từ không khí để tiến hành lục diệp hóa và nhả ra khí Oxygen (O2) - rất hữu ích đối với sức khỏe con người và giảm thiểu khí "nhà kính" (gây biến đổi khí hậu). Vì vậy so với vùng đất trống không trồng cây, thì nhiệt độ không khí ở vùng cây xanh ban ngày thấp hơn từ 1-30C, hàm lượng oxy trong không khí lớn hơn tới 20% và hàm lượng CO2 ít hơn. Trong quá trình lục diệp hóa cây xanh sẽ hấp thụ bức xạ mặt trời, hấp thụ nhiệt nên có tác dụng làm giảm sự chói chang trong những ngày nắng nóng, giảm phản xạ bức xạ mặt trời lên công trình, làm giảm nhiệt độ không khí dưới vùng cây xanh và có thể làm tăng độ ẩm không khí từ 2% - 5%, tăng độ ẩm không khí cũng là có lợi đối với ngày khô nóng (gió Lào).

Theo tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản:

+ Trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1000kg CO2 và thải ra 730kg O2 mỗi ngày. Trung bình 1 ha thảm cỏ thể hấp thụ 360kg CO2 và thải ra 240kg O2 mỗi ngày.

+ Trung bình 1 người lớn mỗi ngày đêm hô hấp 0,75kg O2 và thải ra 0,9kg CO2. Do đó mỗi người dân đô thị cần có diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc 25 m2 thảm cỏ để bảo đảm chất lượng không khí tốt cho cuộc sống của con người.

- Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn. Khả năng hấp thụ tiếng ồn của cây xanh phụ thuộc vào dải cây xanh rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao hay thấp. Các hàng cây rậm rạp có thể hấp thụ và làm giảm tiếng ồn khoảng 2 d.

- Cây xanh có tác dụng sát trùng, diệt các vi trùng, vi khuẩn độc hại, vệ sinh môi trường, hấp thụ các khí độc hại, như là các loại cây sau (xếp thứ tự từ cây có tác dụng sát trùng cao đến thấp): các loại cây thông, sồi đỏ, sồi đen, trắc bá diệp, linh sam, trăn, dâu da, v.v…

2. Giảm thiểu úng ngập và ô nhiễm môi trường đất, nước

- Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cho nước mưa thẩm thấu nhanh xuống đất, làm giảm tình trạng úng ngập trong đô thị. Cũng nhờ tính năng này mà ở vùng trung du và miền núi, rừng cây xanh có tác dụng điều hòa nước mưa, làm giảm xói lở đất, giảm lũ tràn, lũ ống, lũ quét.

- Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài các chất kim loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân... trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây Do cây xanh có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm cho nên hiện nay người ta đã sử dụng một số loài thực vật trong dây truyền hệ thống xử lý nước thải, và đang nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật để xử lý ô nhiễm đất, hấp thụ kim loại nặng, phục hồi chất lượng đất, kể cả hấp thụ Dioxin trong đất.

3. Tăng mỹ quan đô thị

Hệ thống cây xanh đô thị làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu về mầu sắc và môi trường khí hậu đô thị, tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam, thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, đi dạo và ngoạn mục của nhân dân đô thị, cũng như các khách vãng lai và khách du lịch.



14 tháng 3 2017

Câu 1: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 quả thịt ở địa phương em.

Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).

Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo.

Câu 2. Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào ? Hãy kể tên ba loại quả mọng và ba loại quả hạch có ở địa phương của em.

Quả mọng khác với quả hạch ở chỗ: quả mọng có phần thịt quả rất dày và mọng nước (quả chanh, quả hồng, quả đu đủ...). Ở quả hạch, ngoài phần thịt quả, còn có hạch rất cứng chứa hạt bên trong (quả nhót, quả mơ, quả táo...).

Câu 3. Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?

Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...


chúc bạn học tốt



14 tháng 3 2017

Không đọc thông báo à?

Câu hỏi của Vũ Hải Đường - Sinh học lớp 6 | Học trực tuyến

10 tháng 2 2017

Hươu cao cổ

Trâu Bò

....

10 tháng 2 2017

hươu

trâu

thỏ

ngựa

nai

gấu trúc

chồn

26 tháng 4 2017

Bài 1

Hoa lưỡng tính là gì

# Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhuỵ

Hoa đơn tính là gì

# Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ

Bài 2

Thế nào là hình thức sinh sản cộng sinh

# Cộng sinh là hình thức nấm cộng sinh với một số loại tảo tạo thành địa y

Bài 3

Nêu đặc điểm cấu tạo hoa thụ phấn nhờ gió

# Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió :

- Hoa nằm ở ngọn cây

- Bao hoa thường tiêu giảm

- Chỉ nhị dài , hạt phấn nhỏ nhẹ

- Đầu nhuỵ có lông dính

Bài 4

Kể tên 10 loại bệnh do vi rút gây ra cho người và động vật

# Zika

# Sởi

# H5N1

# Thuỷ đậu

# Viêm gan

mk chỉ bik có vậy thôi

26 tháng 4 2017

1Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy.

3

Hoa thường nằm ở phần ngọn cây, giúp nhận được nhiều gió, tác động mạnh hơn.
- Bao hoa thường tiêu giảm để hạt phấn có thể dễ phát tán và có thể thu nhận được.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng giúp hạt phấn thoát ra được một cách dễ dàng.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ giúp gió có thể thổi đi xa, lan rộng.
- Đầu nhụy thường có lông dính giúp giữ hạt phấn lại => thu nhận hạt phấn.
4Virus gây ra nhiều bệnh ở cả động vật và thực vât. Ở người virus gây ra các bệnh như cảm cúm, thủy đậu, Ebola..