K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2016

- Năm 1771 Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Năm 1777 nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Năm 1785 Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Năm 1786 Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền Chúa Trịnh.
- Năm 1789 vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

 
7 tháng 5 2016

-Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền Nguyễn,Trịnh,Lê xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

 -Phong trào Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của quốc gia.hehe

2 tháng 5 2017

*Chiến Thắng RẠch Gầm - Xoài Mút

Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

*Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:

◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

Khi đến Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Thăng Long:

◦ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào Thăng Long.

◦ Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

◦ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

◦ Đạo thứ năm tiến ta Lạng Giang (Bắc Giang), chặn dường rút lui của địch.

* Quang Trung đại phá quân Thanh

Đêm 30 tết (âm lịch), ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết ta tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đem mùng 5 tết ta đánh đồn Ngọc Hồi.

- Trưa mùng 5 tết, Vua Quang trung dẫn đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

* NGuyên NHân thắng lợi của cuộc lhowir ngĩa Tây Sơn là

Nhân dân hăng hái tham gia ngay từ đầu

Sự lãnh đạo tài tình của NGuyễn Huệ và bộ chỉ huy Tây Sơn

Chúc bạn học tốt hihi

2 tháng 5 2017

*Đánh Nguyễn

-Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

-Địa bàn:Tây Sơn thượng đạo ->Tây Sơn hạ đạo

Thái độ của nhân dân:ủng hộ ->vì khẩu hiệu phù hợp với lòng dân

-Sự kiện: Trong 1 năm 1773-1774; Quãng Nam-> Bình Thuận

-Khó khăn của quân Tây Sơn:

Phía Bắc (Phú Xuân) quân Trịnh

__________________________

Tây Sơn

__________________________

Phía Nam chúa Nguyễn

=>Giải pháp: Hòa vs Trịnh, dồn lực đánh Nguyễn

=>1777:Tây Sơn lật đổ đc tập đoàn chúa Nguyễn

*Đánh quân Xiêm

+Xiêm -> Gia Định: nhiều tội ác

+Chiến thuật:.Chọn địa hình

.Bố trí trận địa

.Nhữ địch:giả thua

.Tấn công nhiều phía khi địch lọt vào trận địa

=>KQ:Thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính bị diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Ng~ Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong

=>Ý nghĩa: Dập tan ý đồ của quân xâm lược Xiêm, giữ nền hòa bình cho đất nước

*Đánh Trịnh

+Phú Xuân(Huế)

+Vượt sông Gianh, tiến ra Bắc, diệt Trịnh:dễ

=>Ý nghĩa: Phá vỡ việc chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài

*Đánh quân Thanh

-Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh

-Lực lượng: 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy

-Thế giặc buổi đầu:+ rất mạnh

+ác

->Lê Chiêu Thống phò giặc Thanh

-Đối phó phù hợp:

+Rút khỏi Thăng Long

+Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn( Thanh Hóa)

+Liên kết thủy-bộ vững chắc

+Báo tin cho Nguyễn Huệ

->Nguyễn Huệ khen

=>Ng~ Huệ lên ngôi Hoàng Đế hiệu Quang Trung:+lãnh đạo chính thống

+phế vua Lê phù hợp

-Nghệ thuật quân sự:

+Tuyển thêm quân

+Khích lệ tinh thần quân sĩ bằng bài hiểu dụ

+Củng cố niềm tin của quân đội bằng lời tuyên bố trong tiệc khao quân

+Chia quân thành 5 đạo ->diệt địch nhiều phía

-Những trận đánh lớn: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa

-Mùng 5 Tết, đại phá quân Thanh toàn thắng

*Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

-Công lao:

+Diệt các chính quyền phong kiến thối nát Ng~, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước

+Đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh

-Nguyên nhân:

+Lãnh đạo Quang Trung tài tình

+Tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân

Không biết đúng không nhá!leuleu

2 tháng 5 2016

1. Từ cuối thế kỉ XV đén nữa đầu thế kỉ XVII, do nhà nuowvs ko quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến liên tiếp xảy ra 

\(\Rightarrow\) Nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém xảy ra liên miên

2. Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

 

Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

2 tháng 5 2016

Bạn làm giúp mình nốt máy câu kia với

18 tháng 3 2016

 Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).
- Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:

◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

22 tháng 3 2016

ban len google ma tra ban

21 tháng 3 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


21 tháng 3 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/em-biet-gi-ve-nguyen-hue-quang-c85a12253.html#ixzz4bxZbJX4J

5 tháng 5 2016

Ý nghĩa lịch sử: 

Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh,Lê 

Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tản thống nhất quốc gia 

Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Đại Việt

8 tháng 5 2016

Bạn Nguyển Tâm Như thiếu 1 ý :

- Giair phóng đất nước , giữ vững nền độc lập của Tổ quốc , một lần nữa đập tan âm mưu xâm lược của quân thù

17 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.


 

17 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

*Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII ?

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn?

a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.

b. Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc.

chúc bạn học tốt nha.

11 tháng 4 2018

1)Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đén Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì địa hình ở đây hiểm trở thuận lợi cho việc phục kích

2)Diễn biến trận Rạch Gầm -Xoài Mút là:Sau khi bố trí xong trận địa Nguyễn Huệ cho người từ Rạch Gầm -Xoài Mút và cù lao Thới Sơn nhất loạt xông lên đánh thẳng vào đội hình của địch

3)Ý nghĩa của trận Rạch Gầm-Xoài Mút là:

-Đây là trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm lớn nhất của dân tộc ta

-Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh

-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn

18 tháng 3 2016

1. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?
- Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì: đoạn sông từ Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km có chỗ gần 2km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt.

2. Em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ?
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

3.Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
 

14 tháng 9 2017

Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).

14 tháng 9 2017

Dưới thời Đường nha, ghi lộn