Câu 31: Tôm nhận biết được thức ăn từ khoảng cách rất xa nhờ
A. các tế bào khứu giác trên hai đôi râu.
B. các tế bào cảm giác trên toàn bộ cơ thể.
C. các tế bào thị giác ở mắt.
D. các tế bào vị giác ở miệng.
Câu 32: Ở tôm sông, oxi được tiếp nhận qua bộ phận nào?
A. Tấm lái.
B. Chân bơi.
C. Lá mang.
D. Miệng.
Câu 33: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về lợi ích của lớp Giáp xác?
A. Là nguồn thức ăn và thực phẩm quan trọng của con người.
B. Hoàn toàn có lợi đối với đười sống con người.
C. Giúp làm tăng tốc độ di chuyển của tàu, thuyền.
D. Có lợi cho các công trình dưới nước.
Câu 34: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của lớp Giáp xác?
A. Là nguồn thức ăn và thực phẩm quan trọng của con người.
B. Hoàn toàn có lợi đối với đười sống con người.
C. Là trung gian truyền bệnh cho con người.
D. Một số loài có giá trị xuất khẩu cao.
Câu 35: Cơ thể nhện gồm
A. phần đầu - ngực và phần bụng.
B. phần đầu, phần ngực và phần bụng.
C. phần ngực và phần bụng.
D. phần đầu và phần bụng.
Câu 36: Cơ thể châu chấu gồm
A. phần đầu - ngực và phần bụng.
B. phần đầu, phần ngực và phần bụng.
C. phần ngực và phần bụng.
D. phần đầu và phần bụng.
Câu 37: Dưới đây là các thao tác của nhện khi có sâu bọ sa lưới:
(1) Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2) Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3) Nhện ngoạm chặt mồi chích nọc độc.
(4) Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3)- (1)- (4)- (2)
B. (2)- (3)- (4)- (1)
C. (4)- (1)- (3)- (2)
D. (3)- (4)- (1)- (2)
Câu 38: Dưới đây là các thao tác của nhện khi chăng lưới:
(1) Chờ mồi (thường là trung tâm lưới).
(2) Chăng dây tơ phóng xạ.
(3) Chăng dây tơ khung.
(4) Chăng dây tơ vòng.
Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3)- (2)- (4)- (1)
B. (2)- (3)- (1)- (4)
C. (3)- (4)- (2)- (1)
D. (2)- (1)- (4)- (3)
Câu 39: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Châu chấu …(1)…, tuyến sinh dục dạng …(2)…, tuyến phụ sinh dục dạng …(3)….
A. (1): lưỡng tính; (2): ống; (3): chùm
B. (1): phân tính; (2): chùm; (3): ống
C. (1): lưỡng tính; (2): chùm; (3): ống
D. (1): phân tính; (2): ống; (3): chùm
Câu 40: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Ở châu chấu, phần đầu có …(1)… râu, phần ngực có …(2)… chân và …(3) cánh.
A. (1): một đôi; (2): hai đôi; (3): ba đôi.
B. (1): một đôi; (2): ba đôi; (3): hai đôi.
C. (1): hai đôi; (2): ba đôi; (3): một đôi.
D. (1): hai đôi; (2): bốn đôi; (3): một đôi.
1/
1. 3 lần phân bào cho 8 tế bào, do có 1 tế bào có sãn bộ DNA nên 7 tế bào nhận NST từ môi trường 329/7=47 NST/tế bào (người bị đột biến dị bội)
2. số Nu cần cho gene trong 1 lần phân bào là 63000/7= 9000 nu
số Nu trên 1 gen 510nm/0.34nm(1 cặp Nu)=1500 cặp nên 3000 nu trên 1 NST mà cần 9000/sao chép nên có 3 NST. Vậy gen nằm ở NST bị đột biến
3. A=T=3000x0.3=900 G+X=(3000-2x900)/2 vậy G=X=1200/2=600
A=T=900x(2^4-1)=13500 G=X=600x(2^4-1)=9000 cho 1 NST
4. Đây là đột biến dị bội 2n+1 nên chú tham khảo sách gk nhé.
5. Không hiểu đề lắm (dốt TV) biều hiện Aaa, AAa, aaa, AAA. ko biết đúng không :-) hay cũng có thể là biểu hiện 100%
2/
-Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2x đơn vị tái bản
nên 90 = 80 + 2x đơn vị tái bản. Vậy số đơn vị tái bản = 5
-Sinh vật nhân sơ có ADN dạng vòng chỉ có 1 điểm tái bản nên ADN trên là ADN dạng mạch kép của tế bào sinh vật nhân thực tái bản ở nhiều điểm nhằm nhân nhanh bộ ADN khổng lồ.
-Mồi tổng hợp nhóm 3' OH để enzim ADN-polimeraza có thể nhận biết và gắn vào để thực hiện quá trình tự sao.
ukm thanks