K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2016

Em hãy chọn những cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Cóc nhà, kanguru, thú mỏ vịt, chim bồ câu: (1 điểm).

1 Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, chi trước biến đổi thành cánh.

2.  Kangaru có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.

3 Cóc nhà  ưa sống trên cạn hơn ở nước, da sù sì có nhiều tuyến độc, nếu ăn phải nọc độc sẽ chết người.

 

4. Thú mỏ vịt  có mỏ dẹp sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

Chúc bạn học tốt! hihi

16 tháng 3 2017

.Câu 1: Mô tả cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Câu 2: Nêu đặc điểm tiến hóa của xương thỏ so với thằn lằn

Giong :

- xương đầu

-Cột sống :xương sườn , xương mỏ ác

- Xương chi :+ đai vai , chi trên

+đai hông , chi dưới

Khác:

Thằn lằn Thỏ

Đốt sống cổ : nhiều hơn 7

Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng

các chi nằm ngang

- đốt sống cổ :7

-xương sườn kết hợp với xương mỏ ác thành lồng ngưc

-các chi thẳng góc , nâng cơ thể lên cao

Sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu so với thằn lằn theo bamgr sau:

-Tuần hoàn

-Hệ tiêu hóa

-Hệ hô hấp

-Bìa tiết

-Sinh sản

Câu 4: Nêu đặc điểm chung của thú và vai trò của thú

Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế

Câu 5:Tại sao thú mỏ vịt ko bú sữ mẹ?

Con mẹ không có đầu vú, sữa được tạo ra từ những tuyến lớn ở dưới da. Sữa tiết ra từ hai chỗ có cấu trúc giống như núm vú. Con non đè vào những nơi đó cho sữa chảy xuống lông bụng của mẹ chúng để liếm và mút sữa chảy ra. Sữa này có nhiều chất sắt, lượng sắt có nhiều gấp 60 lần lượng sắt có trong sữa bò.

Thú mỏ vịt có cấu tạo như thế nào phù hợp với đời sống bơi lội ở nước?

Đuôi của thú mỏ vịt ngắn, có chức năng dự trữ mỡ để dùng vào mùa đông nhưng chúng lại không hề ngủ đông, chúng còn dùng đuôi để lái dưới nước.

Chân ngắn nhưng mạnh, chân có màng bơi thích hợp cho việc bơi lặn; lúc ở trên cạn, màng chân gấp lại để có thể dùng móng chân cho việc đào bới.

Cái mõm mềm rất nhạy cảm, có rất nhiều tế bào thần kinh trên đó. Thú mỏ vịt cũng biết kêu.

.Chúng có thân mình dài và dẹt, mình phủ đầy lông nâu, ngắn, mượt mà. Bộ lông của chúng không thấm nước, giúp chúng thích nghi với điều kiện sống dưới nước 12 tiếng mỗi ngày ở nhiệt độ gần 0 độ C.

Mơn bn nha!

14 tháng 10 2016

1. Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung:

- Có kích thước hiển vi

- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.

- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng

- Sinh sản vô tính và hữu tính 

2. Vai trò thực tiễn:

* Có lợi:

- Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ;

- Chỉ thị về độ sạch cỷa môi trường nước.

- Có ý nghĩa về mặt địa chất

* Tác hại

- Gây bệnh ở động vật

- Gây bệnh ở người

14 tháng 10 2016

3.

* Giun dẹp :

- Cơ thể dẹp đối xứng hai bên 

- Phân biệt đầu đuôi lưng bụng

- Ruột phân nhiều nhánh ,chưa có hậu môn

* Giun tròn :

- Cơ thể đối xứng hai bên ,cơ thể không phân đốt 

- Chưa có khoang cơ thể chính thức

- Ống tiêu hóa phân hóa 

* Giun đốt :

- Cơ thể gồm các đốt nối tiếp 

- Hình trụ ,dạng tròn hoặc dẹp

- Xuất hiện khoang cơ thể chính thức

4. 

* Vòng đời:

- Trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng.

- Người ăn phải trứng giun ( rau sống ... ) đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về ruột non kí sinh chính thức tại đó

* Biện pháp: Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch, vệ sinh nước uống, thức ăn, vệ sinh môi trường sống thường xuyên... để tránh nguy cơ bị giun đũa kí sinh.

22 tháng 2 2020

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → Giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → Giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → Tạo thành chân bơi để đẩy nước.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ Dễ quan sát.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → Thuận lợi cho việc di chuyển.

2.

Đặc điểm chung của Lưỡng cư

- Môi trường sống: Nước và cạn.

- Da: Trần, ẩm ướt.

- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều.

- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành).

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.

- Sự phát triển cơ thể: Biến thái.

- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt.

22 tháng 2 2020

3. Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người:

- Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

- Có giá trị thực phẩm.

- Là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Là chế phẩm dược phẩm.

4. * Sự sinh sản:
- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
* Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
- Nòng nọc mọc 2 chi sau.
- Nòng nọc mọc 2 chi trước.
- Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

8 tháng 5 2017

1) -có lông vũ( ko thấm nước)

- có cánh bay đc

-phổi có hệ thống túi khí

-xương nhẹ xốp giảm trọng lượng cơ thể

29 tháng 10 2016

Câu 2 :
Miền núi là nơi có khí hậu nóng ẩm , trình độ dân trí còn thấp , máy móc thiết bị còn lạc hậu , người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như không có các loại thuốc trị bệnh ,... Tất cả các lí do đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển mạnh nên dễ xảy ra sốt rét .

@phynit

29 tháng 10 2016

Bạn tách từng câu ra đi

Mk giúp cho

22 tháng 9 2018
 
  Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Đặc điểm

- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể được điều chỉnh ở mức cân bằng phù hợp với điều kiện môi trường sống khi mức sinh sản bằng mức tử vong cộng với phát tán.

- Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng lí thuyết do:Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn và điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).

- Gồm các đặc trưng về phân loại loài và phân bố cá thể trong không gian.

- Các mỗi quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hợp tác, hội sinh) và các mỗi quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh…)

- Có 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Các kiểu hệ sinh thái: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) và hệ sinh thái nhân tạo.

- Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là sử dụng vừa phải, không khai thác quá mức đồng thời cải tạo tài nguyên thiên nhiên và tìm thay thế các nguồn tài nguyên khác.

2 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

Câu 1:

*) Lợi ích của đổ mồ hôi là giúp lỗ chân lông sạch sẽ, loại bỏ tất cả các vi khuẩn.

- Đổ mồ hôi giúp lọc rửa chất độc ra khỏi cơ thể, giúp giải rượu, giảm táo bón và loại bỏ muối.

- Đổ mồ hôi sau khi tập thể dục là một hiện tượng tự nhiên khiến bạn có tâm trạng tốt hơn, giúp bạn có tâm trí minh mẫn và đưa ra quyết định chính xác hơn.

- Toát mồ hôi giúp ích trong cuộc chiến chống nhiễm trùng.

- Nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Câu 2:

- Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước. Nếu bạn luyện tập thể thao thì lượng nước bạn cần sẽ nhiều hơn. Bởi nếu tình trạng thiếu nước kéo dài có thể dẫn đến biểu hiện nặng cần phải đến bệnh viện điều trị như sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng và/hoặc nôn...

- Trao đổi chất chậm lại: Khi cơ thể thiếu nước, sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, khả năng loại bỏ chất thải và giải độc cũng bị ức chế. Một nghiên cứu tìm thấy rằng nếu uống đủ nước sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

- Tăng cảm giác đói: Khi bạn mất nước dù ở mức độ nhẹ, cơ thể vẫn lận lộn với cảm giác đói khiến bạn ăn khi không cần đến. Điều này chắc hẳn sẽ gây tăng cân ngoài mong muốn của bạn.

- Tăng nhiệt cơ thể: Khi thiếu nước, cơ thể sẽ có cách riêng để thông báo với bạn tình trạng này. Đó có thể là sự tăng hay giảm nhiệt bất thường.

- Da khô: Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể con người. Da cần được bổ sung nước đầy đủ để hoạt động trao đổi chất đúng đắn. Cơ thể thiếu nước khiến khả năng tiết mồ hôi, loại bỏ độc tố qua da giảm đáng kể.

- Khô mắt: Những người đeo kính và thường xuyên dùng máy tính cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô mắt. Mắt sẽ chuyển sang màu đỏ, cộm, ngứa khi hoạt động liên tục trong tình trạng thiếu nước.

Câu 3:

- Luôn có sẵn một ly nước để uống vào lúc thức dậy

- Thường xuyên ăn những loại hoa quả, rau xanh chứa nhiều nước như: Dưa hấu, cam, dưa leo, cần tây,...

- Mỗi bữa ăn cần có 1 ly nước

- Khi hoạt động bên ngoài trời. hãy cầm theo 1 chai nước bên mình để bổ sung lượng nước đã mất.

Câu 4:

- Sự sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng (sự biến đổi về lượng) mà cơ chế chủ yếu là sự phân bào

- Sự phát triển là tổng hợp những biến đổi liên tục về chất (bao hàm cả những biến đổi về hình thái và sinh lí) của cơ thể từ lúc sinh ra cho tới lúc tạo ra thế hệ mới

Câu 5: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài. Gồm 2 hình thức sinh sản chính

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

Câu 6: Cảm ứng là đặc tính chung của mọi chất sống, đó là khả năng phản ứng lại đối với một kích thích

22 tháng 12 2016

Câu 1: ý nghĩa của việc tiết mồ hôi là điều hòa thân nhiệt