Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau:
- Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.
- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.
- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.
⟹ Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
- Đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.
- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:
+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.
+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.
+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.
- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.
⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.
tham khảo
* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:
Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. - Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.
tham khảo
* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:
Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.
- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.
1)
* Thời Đinh, Tiền Lê:
- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.
- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
* Thời Lý, Trần, Hồ:
- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.
- Nhà Lý:
+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.
+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.
+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
- Nhà Trần:
+ Giáo dục ngày càng mở rộng.
+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.
* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.
- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.
- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.
- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.
=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.
* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần vì:
- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.
- Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước.
* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:
- Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.
- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.
11/
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi".
Lên 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm... Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bình Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo.
Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.
12/
Những lời bày kế của Nguyễn Khiêm đã cơ bản tạo nên một thế chân vạc của 3 thế lực do:
- Các nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều thực hiện theo lời của Trạng Trình.
- Nhờ thực hiện theo lời Trạng Trình, 3 nhà cơ bản đạt được mong muốn trước mắt (Mạc bảo toàn được triều đại, Trịnh tiếp tục nắm quyền, Nguyễn thoát khỏi âm mưu sát hại của Trịnh).
- 3 nhà tiếp tục có bước phát triển tiếp theo: Mạc duy trì vương triều trên Cao Bằng, họ Trịnh nối đời làm chúa, họ Nguyễn xây dựng thế lực mạnh phía Nam, sau đó xưng chúa.
- Từ đây đất nước hình thành 3 thế lực lớn: Mạc, Lê Trịnh, Nguyễn.
* Một chút lưu ý, tuy quyền lực nước ta chia làm 3, tạo thế chân vạc, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác:
- Thứ nhất, trong nước lúc này có rất nhiều thế lực cát cứ khác (3 thế lực trên là lớn nhất và có tính chính danh hơn, Mạc vẫn được Trung Hoa ủng hộ nhằm chia cắt nước ta, vua Lê được chính danh là vua nước Việt, chúa Trịnh chúa Nguyễn được công nhận làm nhà Chúa).
- Thứ 2, nếu xét về các thế lực phong kiến thực sự lớn thì nước ta có 4 thế lực, ngoài Vua Lê chúa Trịnh, nhà Mạc, chúa Nguyễn, nước ta còn có chúa Bầu, gây dựng thế lực tại Tuyên Quang, có ảnh hưởng lớn đến vùng Tây Bắc.
Vì vậy, nói rằng thế chân vạc giữa 3 thế lực chưa hẳn là chính xác.