Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, PTBĐ chính : Thuyết minh
b, Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm.
c, Sơn Doofofoong là nhân vật cần thuyết minh, lặp lại nhằm nhấn mạnh
d, . Chúng ta không thể “ra lệnh” cho ô tô tự chạy, hay máy bay tự bay. Chúng ta không “cải tạo thiên nhiên”, mà chúng ta cải tạo chính chúng ta, uốn nắn hành vi của chúng ta cho phù hợp với thiên nhiên, để sống sót và thu lợi từ thiên nhiên.( tham khảo )
Đối với nhân dân ta, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất. Trong những năm tháng chiến tranh, gia đình phải chia lìa thì tình cảm ấy lại càng thiêng liêng, đáng trân trọng hơn. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng được thể hiện vô cùng chân thực và cảm động, làm thổn thức trái tim biết bao thế hệ bạn đọc.
Câu chuyện kể về cha con ông Sáu sau hơn tám năm xa cách mới có cơ hội gặp lại nhau, chỉ vì vết thẹo dài trên mặt ông Sáu mà bé Thu kiên quyết không nhận ba. Những ngày sau đó Thu luôn thờ ơ với ông. Khi nhận ra ba thì cũng là lúc ông phải lên đường trở về đơn vị. Những ngày ở khu căn cứ, ông Sáu dốc sức làm chiếc lược ngà như đã hứa với con, nhưng ông đã hi sinh trước khi trao món quà ấy cho bé Thu.
Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường nhập ngũ, những ngày ở chiến trường ông da diết nhớ gia đình đặc biệt là cô con gái nhỏ. Sau bao năm xa cách, ông được trở về nhà thăm gia đình, ông khao khát gặp con và được nghe tiếng con gọi mình là ba. Bởi vậy, khi về gần đến nhà, thoáng thấy bóng con, không chờ xuồng cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, tiếng ông gọi con thật tha thiết, thân thương: Thu! Con. Nhưng ngược lại với mong đợi của ông, đứa con ngơ ngác, hốt hoảng rồi bỏ chạy. Thật đáng thương cho tình cảnh của ông, đôi tay ông buông thõng xuống như bị gãy. Suốt ba ngày nghỉ phép ông ở nhà cùng con để vun đắp tình cảm với mong mỏi con sẽ cất tiếng gọi ba. Nhưng ông càng cố gắng bao nhiêu thì nó lại càng tìm cách đẩy ông ra xa bấy nhiêu. Bị con cự tuyệt lòng ông xao xác buồn, nhưng ông không trách con, chỉ buồn vì chiến tranh chia cắt mà gia đình ông phải chịu tình cảnh éo le. Giờ phút lên đường, ông muốn chạy lại ôm con lần cuối, nhưng vì sợ con cự tuyệt nên ông chỉ nhìn Thu từ xa. Và khi ông nghe tiếng con gọi “ba” ông đã xúc động mà bật khóc “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc gắn với tình yêu thương con sâu nặng. Tình cảm sâu nặng của anh với con còn được tác giả thể hiện đầy cảm động khi ông ở khu căn cứ. Vẫn khắc ghi lời con dặn, khi tìm được mảnh ngà, ông kì công mài thành lược cho con: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn cả vào việc làm chiếc lược và khắc dòng chữ đầy yêu thương: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà chính là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đậm sâu. Nhưng chiến tranh lại một lần nữa cướp đi cơ hội ông được gặp con, trong một trận càn lớn, ông bị thương nặng và hi sinh. Trước khi mất ông không đủ sức trăng trối điều gì nhưng tình cha con thì không thể chết, bằng chút sức lực ông lấy chiếc lược trao lại cho người đồng đội. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện thiêng liêng của tình phụ tử.
Đối với bé Thu, tình yêu thương cha cũng được thể hiện thật đặc biệt. Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu gọi mình là con, có những hành động vồ vập, bé Thu tỏ ra lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách ông. Dù trong ba ngày, ông Sáu tìm mọi cách để thân thiết với con, nhưng Thu lại tìm mọi cách để đẩy ông ra. Thu nhìn cha bằng cặp mắt xa lạ và cảnh giác, nhất quyết không chịu gọi ba, dù mẹ đã có lần nhắc nhở. Sự bướng bỉnh ấy thể hiện rõ nhất khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó đã hất văng ra khỏi chén cơm. Đây là hành động mang tính chất quyết liệt, cự tuyệt mọi quan tâm, chăm sóc của anh Sáu. Bị cha nổi giận đánh vào mông, bé Thu không khóc nó bỏ dở bữa cơm và bỏ sang nhà ngoại ở. Những cử chỉ, hành động đó của bé Thu không đáng trách hoàn toàn, vì Thu còn nhỏ, chưa hiểu hết những tàn phá mà chiến tranh gây ra với con người. Đồng thời thái độ đó của em cũng cho thấy một tình yêu thương cha mãnh liệt sâu sắc, em chỉ nhận cha khi người đó giống với trong bức ảnh chụp chung với má. Ngoài ra, em sẽ không nhận bất cứ ai làm cha của mình. Cái ương ngạnh, bướng bỉnh của em cũng thể hiện tình yêu thương cha sâu nặng, tha thiết.
Mọi nghi ngờ của em chỉ được giải tỏa khi nghe những lời bà giải thích. Đồng thời đó cũng là lúc tình cảm phụ tử bùng lên mãnh liệt trong em, nhất là buổi sáng em về nhà, nhìn ba đang đón tiếp mọi người, chỉ dám đứng từ xa nhìn ba, không dám đến gần người mà em vô cùng mong nhớ yêu thương. Nhưng giây phút anh Sáu chuẩn bị đi, bao nhiêu tình cảm dồn nén bấy lâu nay được bung ra quyết liệt, tiếng gọi ba: Ba…a…a…ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé tan sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa và tiếng nói hòa trong tiếng khóc nức nở: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con”. Tất cả mọi người đều vô cùng xúc động và thương cảm cho hoàn cảnh éo le của hai cha con. Những lời níu kéo của bé Thu cũng không thể níu giữ anh Sáu ở lại. Khoảnh khắc hạnh phúc của hai cha con thật ngắn ngủi, điều ấy càng khắc đậm sâu hơn những khắc nghiệt và éo le mà chiến tranh gây ra.
Tạo nên tự thành công cho tác phẩm, trước hết là ở việc Nguyễn Quang Sáng đã lựa chọn một tình huống truyện tự nhiên, hợp lí. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sâu sắc và cảm động. Ngôn ngữ đậm dấu ấn Nam Bộ, giàu cảm xúc. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Tác phẩm là bài ca ca ngợi tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, chính trong hoàn cảnh này tình cảm gia đình lại càng thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta cũng cần phải yêu quý, giữ gìn và bảo vệ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ này.