Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.
Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.
Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.
Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.
=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.
2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:
- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)
- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)
- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)
- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho.
=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.
3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:
- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.
- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm.
=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.
4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:
- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình.
=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.
- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.
5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.
1.
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:
- Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
- Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.
- Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
- Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.
2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.
Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.
3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
- Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
- Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
4.
- Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
- Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa
5.
- Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
- Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:
- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.
- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.
- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.
- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:
- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.
- Người em hiền lành cho chim ăn khế.
- Con chim biết lấy vàng trả ơn.
- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:
- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.
- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày các sự việc chính của truyện.
- Trình bày kết thúc truyện.
- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.
ĐÂY LÀ ĐỀ KHAM KHẢO NHA. CHÚC BẠN TỐT NHÉ^^ Câu 1:aTiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.B Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.C.Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. D.Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Sức mạnh tập thể đã góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược,.... CÂU 2: Cần đánh giá con người một cách toàn diện, không nên có cái nhìn phiến diện; không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong"
- Trong cuộc sống, ta cần có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt đối với những người thiệt thòi, gặp khó khăn hơn mình. CÂU 3:Mong muốn tìm được người hiền tài ra giúp nước, nhà vua cho viên quan đi dò la khắp nước. Đến đâu, viên quan này cũng ra những câu đố hết sức hóc búa để thử tài dân chúng nhưng vẫn chưa tìm được người như mong đợi. Một lần, quan đi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, ông bỗng nảy ra câu đố, trong khi người cha bối rối không trả lời được thì cậu con trai lanh lẹ đã đối đáp lại viên quan hết sức trôi chảy, thông minh khiến viên quan hết sức mừng vui. Nhà vua ra đề thử tài cậu bé bằng cách bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách sử dụng cách "gậy ông đập lưng ông", cậu bé không chỉ giúp dân làng thoát tội mà còn khiến vua hết sức thán phục vì tài trí của mình. Sau khi được vua ban thưởng, cậu bé tiếp tục được thử thách làm thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ. Ở thử thách này, bằng trí thông minh của mình, cậu cũng đã vượt qua một cách dễ dàng, khiến nhà vua hoàn toàn khâm phục. Và một lần nữa tài năng của cậu bé được khẳng định qua thử thách của vua láng giềng: Đố xâu sợi chỉ qua chiếc vỏ ốc vặn dài; nhờ hiểu biết thực tế cũng như tài trí hơn người của mình, cậu bé đã giúp triều đình thoát khỏi cuộc chiến tranh. Để ghi nhận công lao của cậu bé, nhà vua cho xây dựng dinh thực ngay cạnh cung vua và phong cho cậu làm Trạng nguyên.ĐỀ KHAM KHẢO NHÉ BẠN^^
1. Gióng ra đời( cách ra đời kì lạ của gióng không giống như người bình thường thể hiện gióng là thần tiên), gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc (thể hiện tinh thần đánh giặc từ khi còn nhỏ của Gióng), gióng bay về trời( giúp đỡ người khác mà không cần phải chờ họ trả ơn lại)
2. Bài học rút ra là: Không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà hãy coi trọng đến phẩm chất của họ
3. Thử thách 1:
Trong 1 lần đang đi ngang qua một cách đồng, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng, liền tiến lại hỏi: "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" Người cha không biết trả lời sao thì người con đã nói lại: "Thế cho hỏi ngựa của ông một ngày đi được mấy đường?"
Thử thách 2:
Vua lệnh ban cho làng ấy 3 thúng dạo nếp và 3 con trâu đực, đố làm sao chăm được con trâu để năm sau để thành 9 con. Nghe xong, cậu bé không long lắng mà góp tiền trẩy kinh. Đến hoàng cung, người con liền lẻn vào mà khóc um sùm lên. Vua cho gọi vào thì nói: "Mẹ con mất mà cha không đẻ thêm em bé để chơi với con" Nghe xong ai cũng phì cười, vua đáp: " Cha m là giống đực làm sao mà đẻ được?" Cậu bé liền nói:" Vậy sao vua lại cho làng con phải nuôi con trâu đẻ ra 9 con ạ?" Vua cũng chịu thua với thằng bé này
Thử thách 3:
Vua cho sứ giả mang tới nhà em bé một con chim sẻ, đố sao dọn được 3 mâm cỗ thì em bé liền bảo: " Ông về cầm lấy cây kim này về tâu đức vua rènthafnh một con dao để tôi sẻ thịt chim"
Thử thách 4:
Có một nước láng giềng sang đó sao xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc vặn dài, rỗng hai đầu. Ai cũng bó tay chỉ riêng chú bé thì hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Quả nhiên xâu được ngay.
Câu 1: a) Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết k có thật đc tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Mục đích của sự xuất hiện các chi tiết kì ảo trong truyền thuyết và truyện cổ tích là: Tô đậm tính thần ,lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và các sự kiện. Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mk .
+) Làm tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc của những tác phẩm đó.
b) Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, thông minh - ngốc nghếch, dũng sĩ - nhân vật có tài năng kì lạ, động vật. Có yếu tố hoang đường.
+) Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cg của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công, .....
- 3 truyện cổ tích mà em bt là: Thạch Sanh, Sọ Dừa, em bé thông minh ( câu này bn có thể tìm và tham khảo thêm những câu truyện cổ tích dân gian khác tùy vào yêu cầu của đề bài - cg có thể là những câu truyện dân gian của bên nc ngoài )
Câu 3: a) Những câu thơ ở trên gợi cho em nhớ đến truyện dân gian '' Thánh Gióng '' đã đc học .
b) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: vươn vai đầy khí thế, sự trưởng thành, lớn mạnh của cậu đồng thời cg là sự vươn vai của cả 1 dân tộc. Khi Gióng đi đánh giặc thì ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
c) Bài làm: Bằng nhiều chi tiết nghệ thuật độc đáo, truyền thuyết '' Thánh Gióng '' đã xây dựng đc hình tượng Thánh Gióng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Người đọc k thể k ấn tưởng bỏi chàng trai đc sinh ra từ vc 1 người mẹ nông dân nghèo ướm thử vào vết chân to, về nhà thụ thai và 12 tháng sau sinh ra Gióng, điều này chứng tỏ cậu đc sinh ra từ sức mạnh thần thánh kết hợp sức mạnh của nhân dân nuôi dưỡng. Chú bé này thật khiến cho người ta cảm động về lòng yêu nc bới sau 3 năm k nói cười đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng gọi của non sông đất nc chú cất tiếng nói đầu tiên dõng dạc xin đi đánh giặc, cứu nc. Nhờ sức mạnh của cả dân làng, tình đoàn kết 1 lòng của dân tộc, cậu đã lớn nhanh như thổi, vươn vai 1 cái trở thành tráng sĩ. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nc, lòng căm thù giặc của nhân dân mà dẹp tan quân giặc. Sức mạnh của chú bé k chỉ tượng trưng cho sức mạnh tinh thần đoàn kết của đoàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng vũ khí thô sơ - tre và hiện đại - roi sắt. Ta càng tự hào hơn khi cậu đánh giặc xong k cần đợi vua ban thưởng mà '' cả người lẫn giữa từ từ bay về trời '' - chi tiết thật kì ảo nhưng cg thật ung dung, nhẹ nhàng. Trong con người Gióng chỉ có yêu nc và cứu nc, k mành danh địa vị riêng cho mk. Như vậy, Thánh Gióng đã trở thành hình tượng bất tử trong lòng của dân tộc, là hình ảnh tượng trưng cho lòng yêu nc, sức mạnh quật khởi của dân tộc, là tấm gương sáng chói lóe của thế hệ trẻ tại Việt Nam.
a, Kiểu nhân vật mang lốt xấu xí
b, Sọ Dừa và mẹ: Xuất thân bần hàn
3 chị em và phú ông: Xuất thân giàu sang, phú quý
c, Sọ Dừa: Mang ngoại hình xấu xí
Cô em út: Bị cá kình nuốt, sống ở đảo hoang
d, Ý nghĩa: Những người tốt được đền đáp xứng đáng, những người ác phải chịu cảnh trốn chui trốn lủi.
A: Kiểu nhân vật khuyết tật đi lên đỉnh cao vinh quang sau màng lột xác kịch tính.
B:Thê thảm (làm 1 thèn khuyết tật có mỗi cái đầu thì không chết cho rồi).
C:Thử thách thứ nhất: Đi chăn bò và con nào cũng no căng (Sọ Dừa biến đổi lốt người mắc võng đào thổi sáo để khiến lũ bò gặm cỏ).
Thử thách thứ hai: Hỏi con gái phú ông làm vợ, chàng nhẹ nhàng vượt qua bởi đáp ứng được đồ thách cưới và bởi cô Út đã yêu chàng từ trước.
D:Ý nghĩa nhân văn có hậu dạy cho ta rằng 1 đứa có mỗi cái đầu còn có vợ còn bạn thì không. Đừng bao giờ khinh thường người khác.