Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn gồm:
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.
- Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
- Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
Cấu tạo này phù hợp với chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Cấu tạo:
+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.
2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:
Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
3.
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;
+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo của thận:
- Thận gồm 2 quả thận. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
Chức năng của thận:
- Lọc máu và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu gồm có thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đái và ống đái.
2. Cấu tạo của da:
- Da gồm 3 lớp: lớp biểu bì,lớp bì,lớp mỡ dưới da.
- Chức năng của da: Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường. Nhận biết các kích thích của môi trường. Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt.
Biện pháp vệ sinh da:
- Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Tránh làm da bị bỏng hoặc xay xát.
- Chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Cấu tạo của hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. Bộ phận trung ương bao gồm não bộ và tủy sống. Bộ phận ngoại biên bao gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.
Chức năng của hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh vận động (cơ - xương): Điều khiển sự hoạt động của cơ vân, là hoạt động có ý thức
- Hệ thần kinh sinh dưỡng (cơ trơn, cơ tim): Điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, là hoạt động không có ý thức.
3) Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của da:
* Bảo vệ cơ thể: Ở tầng biểu bì của da có tầng sừng có các tế bào chết thường xuyên bong ra có tác dụng đẩy bụi và vi khuẩn có trên lớp bề mặt lớp này ra ngoài. Các sắc tố tạo màu da có tác dụng bảo vệ da ngăn chặn sự xâm nhập của các tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời. Móng có tác dụng bảo vệ đầu ngón tay, ngón chân. Toàn bộ lớp da tạo thành một lớp bao phủ bảo vệ cơ thể, lớp mỡ dưới da còn có chức năng tạo thành lớp đệm bảo vệ cơ, xương và các nội quan.
* Thu nhận cảm giác: Trong lớp biểu bì của da có các cơ quan thụ cảm là các dây thần kinh cảm giác lan tỏa thành một mạng dày đặc giúp ta nhận biết được các kích thích cảm giác về sự tiếp xúc, nhiệt độ và đau đớn.
* Bài tiết: Trong lớp biểu bì của da có:
- Các tuyến mồ hôi làm nhiệm vụ lấy bã từ máu để sản xuất thành mồ hôi bài tiết
- Các mạch máu có chức năng vừa mang chất dinh dưỡng đến nuôi da vừa mang chất bã đến cho tuyến mồ hôi.
* Điều hòa thân nhiệt:
- Sự sản xuất và bài tiết mồ hôi của da cũng góp phần điều hòa thân nhiệt
- Lớp mỡ dưới da tạo thành lớp cách nhiệt giúp cơ thể ngăn chặn một phần sự xâm nhập nhiệt độ từ môi trường vào
- Các cơ dựng lông có thể co rút gây dựng lông để điều hòa thân nhiệt; đặc biệt là chống lạnh.
Để vệ sinh hệ thần kinh chúng ta cần:
- Đảm bảo ngủ thoải mái, đủ giấc: vì giấc ngủ có tác dụng bảo vệ và phục hồi hệ thần kinh các cơ quan khác
- Lao động và nghỉ ngơi hợp lí: làm cho lao động đạt năng suất cao
- Không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,...): sử dụng chất kích thích sẽ gây hại, ức chế đối với hệ thần kinh
1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
2)* Cấu tạo của tim :
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.
*) Vệ sinh hệ tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp
Chức năng của hệ tuần hoàn : vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi, hooc môn đến từng tế bào của cơ thể và thải các chất thải ra ngoài
Để thực hiện đc chức năng đó thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo chức năng là :
+ tim : co bóp tạo lực đẩy máu qua các hệ mạch
+ động mạch : dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao , áp lực lớn
+ tĩnh mạch : dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
+ mao mạch : tỏa rộng tới từng tế bào của các mô , tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với tế bào
Cấu tạo - Chức năng của hệ tuần hoàn:
* Hệ tuần hoàn gồm : tim ( 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ, 2 còng tuần hoàn) và hệ mạch ( động mạch, tĩnh mạch, mão mạch)
-> Tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn:
* Đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ:có vai trò giúp máu trao đổi khí Oxi và khí cacbonic
* Đường đi của vòng tuần hoàn lớn :có vai trò thực hiện sự trao đổi chất.
hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch( mao mạch, động mạch, tĩnh mạch), tạo thành 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn
vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu từ tim đến phổi để thực hiện quá trình trao đổi khí oxi và cacbonic
vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua các tế bào để thực hiện quá trình trao đổi chất và khí ở cấp độ tế bào
tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể
tham gia quá trình đông máu