K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂU 1 ; NÊU CÁC NGUỒN TỪ MƯỢN ?CÂU 2 ; CHỈ RA CÁC TỪ MƯỢN TRONG 2 VÍ DỤ SAU :A) CHÚ BÉ VÙNG DẬY , VƯƠN VAI MỘT CÁI BỖNG BIẾN THÀNH MỘT TRÁNG SĨ MÌNH CAO HƠN TRƯỢNG .B) ĐÚNG NGÀY HẸN , BÀ MẸ VÔ CÙNG NGẠC NHIÊN VÌ TRONG NHÀ TỰ NHIÊN CÓ BAO NHIÊU LÀ SÍNH LỄ .CÂU 3 ; CÓ MẤY CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ ?CÂU 4 ; CHO BIẾT CÁC TỪ SAU ĐƯỢC GIẢI NGHĨA BẰNG CÁCH NÀO ?A) TẬP QUÁN : THÓI QUEN CỦA...
Đọc tiếp

CÂU 1 ; NÊU CÁC NGUỒN TỪ MƯỢN ?

CÂU 2 ; CHỈ RA CÁC TỪ MƯỢN TRONG 2 VÍ DỤ SAU :

A) CHÚ BÉ VÙNG DẬY , VƯƠN VAI MỘT CÁI BỖNG BIẾN THÀNH MỘT TRÁNG SĨ MÌNH CAO HƠN TRƯỢNG .

B) ĐÚNG NGÀY HẸN , BÀ MẸ VÔ CÙNG NGẠC NHIÊN VÌ TRONG NHÀ TỰ NHIÊN CÓ BAO NHIÊU LÀ SÍNH LỄ .

CÂU 3 ; CÓ MẤY CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ ?

CÂU 4 ; CHO BIẾT CÁC TỪ SAU ĐƯỢC GIẢI NGHĨA BẰNG CÁCH NÀO ?

A) TẬP QUÁN : THÓI QUEN CỦA MMỌT CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ LÂU TRONG ĐỜI 

B) TRẠNG NGUYÊN : HỌC VỊ CAO NHẤT TRONG HỆ THỐNG THI CỬ CHỮ HÁN NGÀY TRƯỚC 

C) LẪM LIỆT : HÙNG DŨNG , OAI NGHIÊM 

D) HÈN NHÁT : DÁM LÀM MÀ KHÔNG DÁM CHỊU 

CÂU 5 ; NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ 

CÂU 6 ; ĐẶT CÂU CÓ DANH TỪ LÀM CHỦ NGỮ VÀ DANH TỪ LÀM VỊ NGỮ ( MỖI THỨ 3 CÂU )

1
2 tháng 11 2018

BẠN NÀO TRẢ LỜI ĐẦU TIÊN MÌNH SẼ 1 CÁI NHÉ , GIÚP MÌNH NHÉ !

5 tháng 11 2018

Câu 1:

Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2:

là thầy Nguyễn Ngọc Kí (quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
em đã học được từ thầy phải tin yêu hơn vào cuộc sống của mình không nên chán nản mà phải quyết tâm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Câu 3:

Phong trào " Dạy tốt học tốt" là phong trào  được toàn ngành giáo dục quan tâm nhất.

Câu 4:

Nghề dạy học là một nghề cao quý. Ở bất cứ xã hội nào của bất cứ Quốc gia, dân tộc nào, vị trí của người thầy luôn được xã hội tôn vinh. Đồng hành với nghề dạy học là sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn, miệt mài chở con thuyền trí tuệ qua sông, đưa học trò đến bến đỗ bình an, gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ của tuổi trẻ để những học trò sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.

 Mỗi năm khi tháng 11 đến, trong lòng mỗi thầy cô và từng học trò đều có nhiều cảm xúc: Nhớ về thời đi học, nhớ về thầy cô, nhớ về bạn bè cũ. Bản thân tôi tiếp bước theo nghề giáo, thời gian 20 năm trong nghề đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp, với học trò trong sự nghiệp trồng người ... Các thế hệ học sinh đã trưởng thành vẫn luôn nhớ về trường, về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh tuy không còn học tại trường nhưng vẫn thể hiện tình cảm quý mến, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy cô.

Những tình cảm, những kỷ niệm về tình thầy trò là món quà có ý nghĩa đối với mỗi thầy cô, khiến chúng tôi thực sự xúc động, xua tan áp lực của công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Nhân ngày nhà giáo Việt 20-11, tôi muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình:"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự đồng cảm và sẻ chia từ phía học sinh. Các em chính là nguồn cảm hứng, là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy".

Các em là nguồn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề Xin gửi lời cảm ơn tới các học trò vì các em đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm với tiếng cười, ánh mắt và một tâm hồn trong sáng không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.

Ngày nay, chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo (Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội...), đòi hỏi người thầy phải có bản lĩnh, sống có lý tưởng để vừa giữ được phẩm chất của nhà giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Mỗi thầy cô là một người gieo hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà thơ Quách Mạt Nhược - Trung Quốc đã từng nói về nghề giáo: "Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt".

Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?A. Thánh Gióng C. Em bé thông minhB. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếngCâu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sửB. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cườiCâu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm...
Đọc tiếp

Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

A. Thánh Gióng C. Em bé thông minh

B. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?

A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử

B. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cười

Câu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian” là ý nghĩa của truyện nào sau đây?

A. Thạch Sanh C. Ếch ngồi đáy giếng

B. Em bé thông minh D. Thầy bói xem voi

Câu 4: “Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái

y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A. tự sự C. biểu cảm

B. miêu tả D. nghị luận

Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?

A. kĩ sư, giáo viên, bác sĩ C. phẩu thuật,ẩm thực, ki-lô-gam

B. ô tô, phi cơ, tivi D. cầu hôn, trẻ em, phụ nữ

Câu 6: Câu nào sau đây mắc phải lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam.

B. Ngày mai lớp em đi thăm quan Vũng Tàu.

C. Một số bạn còn bàng quang với lớp học.

D. Em không nên nói năng tự tiện.

Câu 7: Từ nào sau đây là danh từ chỉ khái niệm?

A. học sinh C. xe đạp

B. lũ lụt D. chỉ từ

Câu 8: Câu thơ nào sau đây có từ viết chưa đúng quy tắc viết hoa?

A. Ai đi Nam bộ C. Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

B. Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp D. Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc

Câu 9: “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông.” Câu văn trên có mấy cụm danh

từ?

A. 1 C. 3

B. 2 D. 4

Câu 10: Từ nào sau đây là động từ tình thái?

A. buồn C. đau

B. chạy D. định

Câu 11: Đề bài nào sau đây yêu cầu kể chuyện tưởng tượng ?

A. Kể lại một truyện cố tích bằng lời văn của em.

B. Kể về những đổi mới ở quê em.

C. Kể chuyện hai mươi năm sau em trở về thăm trường.

D. Kể về người bạn em quý mến nhất.

Câu 12: Trong bài văn tự sự, người viết thường sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. tự sự, miêu tả, biểu cảm C. thuyết minh, biểu cảm, nghị luận

B. miêu tả, biểu cảm, nghị luận D. nghị luận, miêu tả, thuyết minh

BẠN NÀO LÀM ĐÚNG MÌNH SẼ TÍCH NHA !!!

1
31 tháng 12 2019

1-A

2-C

3-B

4-A

5-C

6-C

7-B

8-A

9-B

10-D

11-C

12-A

25 tháng 2 2018

I. Mở bài.

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ

II. Thân bài.

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời

III. Kết bài.

* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Kan Kan bn viết thành bài văn giúp mk luôn nhé

8 tháng 7 2018

1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ

2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ

3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ

18 tháng 11 2018

một cô giáo

cô giáo ấy

sân trường này

tôi còn nhớ rõ như in cái kỉ niệm đầu tiên khi bước vào cấp 2. tôi thấy 1 cô giáo đứng dưới hàng phượng vĩ, nhìn khắp sân trường 1 lượt như nói lời xin chào. cô giáo ấy đã từng dạy nhiều lớp học trò ở đây và nơi cô đang đứng là nơi cô và lớp học trò cũ đã bao năm chụp ảnh kỉ niệm. sân trường này luôn có đầy kỉ niệm đối với cô.

18 tháng 11 2018

mình viết lộn nhé câu a sửa lại là cô giáo, học sinh, sân trường

30 tháng 4 2020

Dàn ý tham khảo:

I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bài tham khảo:
Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng
Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy. Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn.Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cưả nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dày dặn kinh nghiệm.Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi : “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ.Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, Qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi.Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều ngành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.
Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! Thầy thật là cao cả.

K cho mk nha!
 

30 tháng 4 2020

banjtham khảo  nha

dàn ý đây nha :

1.  Mở bài:

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

2.  Thân bài:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:

– Thầy đã già., mái tóc bạc.

– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

– Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

bài văn đây :

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo bố em vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó đượctrở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn nổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.

Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xoà trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

– Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

– Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khoá 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi ồ lên khe khẽ:

– Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

-Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!

Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ. Thầy xoa đầu em cười và nói: 

– Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê hỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc giống như gặp ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

– Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo Đềthầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

– Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.

Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

– Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là vô cùng đáng quý!

hok tốt

12 tháng 9 2018

nhanh cho điểm

12 tháng 9 2018

1 . Mỗi chú thích trên gồm 2 bộ phận : từ và nghĩa của từ.

2 . Bộ phận nghĩa của từ trong chú thích nêu lên nghĩa của từ .

3 . Mô hình đâu ?????

P/s : Không nhận gạch đá !!

25 tháng 2 2020

Câu 1: Trong những năm gần đây trường em đã tỗ chức rất nhiều hoạt động giáo dục an toàn giao thông ý nghĩa cho học sinh như tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu luật giao thông,sân khấu hóa cac hoạt động,thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn,Hội,Đội, thông qua hệ thống phát thanh nội bộ…Ngoài ra nhà trường còn phát động tham gia các hoạt động giáo giục an toàn giao thông như phát động cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và em thấy rất ấn tượng với cuộc thi này.

Đây là cuộc thi rất bổ ích giúp chúng em giao lưu tìm hiểu kiến thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn, giành cho học sinh.Cuộc thi giúp em mở mang thêm rất nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ,các kĩ năng xử lý tình huống giao thông trên đường sao cho an toàn.đến với cuộc thi này giúp em biết đến rất nhiều điều về văn hóa giao thông như ưu tiên cho người già, trẻ em phụ nữ mang thai, biết xin lỗi khi có va quệt, không xả rác khi tham gia giao thông,…Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mà loài người mới sang tọa ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo ,văn học,nghệ thuật,những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về ăn,ở và cac phương thức sử dụng .toàn bộ những sang tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”.chính vì vậy em mong muốn có nhiều cuộc thi các ,các buổi sinh hoạt lớp,sinh hoạt ngoai khóa về chủ đề an toàn giao thông dể những học sinh như chúng em biết thêm về những bài học bổ ích về văn hóa khi tham gia giao thông và ý thức bảo vệ an toàn giao thông.

CÂU 2:Một số biện pháp nhằm tang cường ý thức ấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh

Việc nâng cao ý thức chấp hành Luât giao thông cho học sinh là hết sức quan trọng ,sau đây là một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh:

Tuyên truyền,phổ biến các thông điêp về ý thức tham gia giao thông,pháp luật về trật tự an toàn giao thông,văn hóa giao thông.

Cảnh bao về các hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông,các nguy cơ,nguyên nhân gây tai nạn .Từ đó nâng cao ý thức,trách nhiệm chấp hánh pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh,sinh viên khi tham gia giao thông.

Cần phối hợp với phụ huynh để giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông ngay trong gia đình.

Kết hợp với các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi hỏi đáp về an toàn giao thông ,diễn kịch,…

k đúng cho mik nha !