Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 6 : Trả lời:
- Một số loại giun đốt:Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
Vai trò thực tiễn của ngành giun đốt:
- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
Câu 10: Trả lời:
Hô hấp ở châu chấu | Hố hấp ở trai sông |
- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào, | Hô hấp bằng cách đóng mở nắp trai |
* Nhận định đúng :
a. Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay
e. Chim bơi được, bàn chân có màng bơi như bơi chèo, hoạt động rất tốt trong nước nhưng đi lại chậm chạp trên cạn
g. Chim cắt có mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn. Chân to, khỏe có vuốt cong.
* Nhận định sai :
b. Vịt trời được xếp vào nhóm chim bơi
c. Chim cánh cụt có bộ lông dày để giữ nhiệt, sống ở các bờ biển
d.Chim cú lợn có bộ lông mềm, bay nhẹ nhàng, mắt tinh, săn mồi về ban ngày
Hình thức đẻ con tiến hóa hơn hình thức đẻ trứng là vì:
+ Chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
Ý nghĩa:
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp
ko bik đúng hay sai nữa
Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?
Lời giải
ưu điểm của đẻ trứng:
+ Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai.
+ Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng…
Nhược điểm của đẻ trứng:
+ Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỉ lệ trúng nở thành con cao hơn.
+ Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.
Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?
Lời giải
ưu điểm của đẻ con:
+ ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
Nhược điểm của đẻ con:
+ Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy chốn kẻ thù. Thời kỳ kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.
Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?
Lời giải
ưu điểm của sinh sản hữu tính:
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm của sinh sản hữu tính:
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Lời giải
Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập…
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.
Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?
Lời giải
* Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
– Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
– Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
– Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.
Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào?
Lời giải
Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmon sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá trình trên.
Lời giải
Các hoocmon tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmon FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào trứngn, nang trứng sản xuất ra estrôgen).
LH kích thích nang trúng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạy động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.
Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron + estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?
Lời giải
Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được thai.
Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào?
Lời giải
Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như:
– Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi…
– Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,…
– Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
– Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, triệt sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo…
Bài 13: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?
Lời giải
Từ một cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày3) tạo ra 2 cơ thể mới.
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày (tương ứng với 18t/3=6 lần phân đôi) 26
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26×103
Bài 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%.
Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hàon tất quá trình thụ tinh?
Lời giải
– Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên => Số trứng cần thiết = (8000×100)/50= 16000 trứng.
=> Số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào.
– Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%=> Số tinh trùng cần thiết = (8000×100)/25= 32000 tinh trùng.
Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4=8000 tế bào
II- bài tập tự giải:
Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
Bài 3 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Bài 4 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Bài 5 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 6 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
Bài 7 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài 8 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
Bài 9 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất?
Bài 10 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Bài 11 : So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Bài 12 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Bài 14 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Bài 15 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bài 16 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?
Rate this:
Chia sẻ:
- Thêm
Related
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
In "Sinh học 12"
Câu hỏi ôn tập: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 1. Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Tính đặc trung và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Câu 2: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa ADN…
In "Học sinh giỏi"
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh…
In "Sinh học 10"
A. Phần tự luận
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo vỏ à cơ thể trai?
1. Vỏ trai:
- Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở lưng.
- Dây chằng ở bản lề đàn hồi cùng 2 cơ khép vỏ.
- Gồm 3 lớp:
+ Lớp sừng ở bên ngoài.
+ Lớp đá vôi ở giữa.
+ Lớp xà cừ ở bên trong.
2. Cơ thể trai:
- Cấu tạo:
+ Áo trai tạo thành khoang có ống hút và ống thoát.
+ Ở giữa: mang.
+ Ở trong: thân trai, chân trai (chân rìu).
- Bộ phận đầu tiêu giảm.
Câu 2: Nêu các bước mổ giun đất? Tại sao khi mổ các động vật không xương sống thường phải mổ ở mặt lương trong môi trường nước
Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mỏ.Cố định đầu và đuôi bằng 2 đính ghim.
Bước 2: Dùng kẹp kéo da,dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.
Bước 3:Đổ nước ngập cơ thể giun.Dùng kẹp phanh thành cơ thẻ,dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
Bước 4:Phanh thành cơ thể đến đâu,cắm ghim tới đó.Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đuôi.
B. Phần trắc nghiệm
1. Phần bụng của tôm sông có mấy đốt:
a. 5 đốt
b. 6 đốt
c. 7 đốt
d. 8 đốt
2. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn:
a. Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên
b. Cơ thể phân đốt, cơ quan tiêu hóa phát triển
c. Cơ thể không phân đốt, có dạng tỏa tròn
d. Cơ thể không phân đốt, đối xứng hai bên
3. Khi trai chết thường há miệng vì:
a. Hai cơ khép ỏ không co được nữa
b. Dây chằng không còn khả năng đàn hồi
c. Bản lề mất tác dụng
d. Khối thịt bên trong trương phình lên nên đẩy vỏ mở ra
4. Máu của sâu bọ thực hiện chức năng chủ yếu là
a. Cung cấp khí ôxi và ding dưỡng cho tế bào
b. Cung cấp khí ôxi cho tế bào
c. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào
d. Mang khí oxi và dinh dưỡng cho tế bào đồng thời lấy khí cacbonic và chất bã đi.
5. Dưới đây là mô tả hệ cơ quan nào của châu chấu: "Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống, hệ mạch hở"?
a. Hệ tiêu hóa
b. Hệ thần kinh
c. Hệ hô hấp
d. Hệ tuần hoàn
6. Sự trao đổi khí của trai sông thực hiện ở đâu
a. Khoang áo
b. Mang
c. Toàn bộ cơ thể
d. Phổi
6. Xếp các cụm từ ở cột A và cột B thành câu có đủ nội dung.
Cột A | Cột B | Trả lời |
1. Ngành Giun tròn | a. Có bộ xương ngoài bằng kitin, phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau |
1+ e |
2. Ngành Ruột khoang | b. Cơ thể mềm có vỏ đá vôi, khoang áo phát triển. | 2+ d |
3. Ngành Thân mềm | c. Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống |
3+ b |
4. Ngành Chân khớp | d. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào |
4+ a |
e. Cơ thể hình trụ có vỏ cuticun, khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa dạng ống bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn |
*Vì chúng có đặc điểm giống nhau :
- Thân mềm, cơ thể không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
1, * lưỡng cư là động vật có xương sống .
-Thích nghi với đới sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Da trần ẩm ướt .
Di chuyển bằng 4 chi.
-Hô hấp bằng phổi và da.
-Tim 3 ngăn ,2 vòng tuần hoàn.
-Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
-Sinh sản trong nước,thụ tinh ngoài.
-Nòng nọc phát triển qua biến thái.
-Là động vật biến nhiệt.
*Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cố’ dài, màng nhĩ nam trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thế vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc. giàu noãn hoàng.
2,
Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
3,- Vai trò của lớp thú là:
Thú có giá trị kinh tế rất quan trong nên => thú đã bị săn bắt và buôn bán làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút rất nghiêm trọng.
+ Cần phải có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ các dộng vật hoang dã.
+ Tổ chức chăn nuôi các loài dộng vật có giá trị kinh tế cao.
+ Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay
Vd: Chuột bạch
4, - Vì nhiều loại động vật có xương sống , chúng bắt sâu bọ công trùng gặm nhấm phá hại cây trồng gây thất thu cho nhà nông vì có thể nói chúng là bạn nhà nông
- Ví dụ : + Lớp bò sát thằn lằn bắt côn trùng , sâu bọ ; rắn bắt chuột
+ Lớp chim có chim sẻ , chim sâu , chim sâu bắt sâu bọ, châu chấu ; chim cú bắt chuột
+ Lớp thú có mèo rừng , mèo nhà bắt chuột
5,
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
6, Bộ não thằng lằn gồm có : não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy, tủy sống.
Trả lời:
Hệ cơ quan | Đặc điểm (A) | Cơ quan thể hiện rõ sự thích nghi với đời sống mới chỉ lên cạn (B) |
Tiêu hóa | Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi. Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan - mật lớn, có tuyến tụy. | |
Hô hấp | Xuất hiện phổi, hô hấp nhờ thềm miệng. Da ẩm, có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ trao đổi khí. | x |
Tuần hoàn | Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Tim 3 ngăn: 2 tâm nhỉ và 1 tâm thất. | |
Bài tiết | Thận lọc nước tiểu đưa xuống bóng đái, thải ra ngoài qua lỗ huyệt. | |
Thần kinh | Não trước có thùy thị giác phát triển. Tiểu não kém phát triển | |
Sinh dục | Ếch đực không có cơ quan giao phối. Ếch cái thụ tinh ngoài, đẻ trứng. | x |
Chúc bạn học tốt!
1. c
2. a, b, c, d, e
Cảm ơn rất nhìu
Thank you very much!