Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
Số lượng hồng cầu trong máu người tăng cao vì:
-Càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng O2 trong không khí giảm, trong khi đó nhu cầu O2 của con người không đổi, lượng máu trong cơ thể cũng chỉ 4-5 l, chả sinh ra thêm, vậy con người ta sẽ bị thiếu O2 để hoạt động. Khi đó cơ thể khắc tự điều chỉnh bằng cách thận tiết ra hoocmon đi tới tủy đỏ của xương khiến tủy xương sinh nhiều hồng cầu.
Câu 2:
- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
=> Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
+) Trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào .
+) Còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch
Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo ^ ^
Tham khảo
Số lượng hồng cầu trong máu người này sẽ tăng cao vì: càng lên cao, không khí càng loãng, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm, mà nhu cầu oxi của cơ thể không thay đổi. Do đó, thận tiết ra một loại hoocmon kích thích tủy xương tăng sản sinh hồng cầu để tăng cường quá trình vận chuyển oxi đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Câu 1 : Nhóm máu gồm : A, AB, O, B
Sơ đồ truyền máu
Câu 2 : Nguyên tắc truyền máu
+ Chọn nhóm máu phù hợp
+ Khám nghiệm kĩ trước khi truyền máu
TK
3.
- Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ thể, thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại, do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra.
- Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? ... Lượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể) Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kì tim hoạt động đều có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. Nhờ đó mà tim hoạt động đồng đều và liên tục.
1.Máu thuộc mô liên kết, vì nó có khắp cơ thể làm nhiệm vụ chuyền dẫn dinh dưỡng. Nó được xếp vào loại mô này vì nó cũng có cấu tạo như những loại mô liên kết khác như ; mô mỡ, mô sụn, mô xương, mô sợi. Vì máu cũng cấu tạo từ tế bào(tế bào máu) và phi bào(huyết tương)
1,máu thuộc mô liên kết
2,tế bào thần kinh còn đc gọi là NƠRON
3,chất cốt giao và muối khoáng
5,vd:khi chạy hệ vận động lm việc vs cường độ lớn.lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động,tim đập nhanh và mạnh hơn mạch máu giãn tho thành và sâu(hệ hô hấp),mồ hôi tiết nhiều(hệ bài tiết)....điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động
6,VD:khi gặp người lớn tuổi thì chào,khi thấy ng lớn tuổi,mặt tiếp nhận kik thik và truyền kik thik theo dây hướng tâm đến trung khu thị giác,trung khu thần kinh thị giác tiếp nhận kik thik hình ảnh và hình thành đường liên hệ tạm thời vs trung khu thần kinh ngôn ngữ giọng nói lm trung khu này hưng phấn.khi trung thu giọng nói hưng phấn,chúng xử lí thông tin và phát tín hiệu theo dây li tâm đến thanh quản,miệng và các cơ quan nhằm phát ra tiếng nói
7,vì nhóm máu AB ko có khả năng liên kết vs nhóm máu O,A,B cấu tạo của nhóm máu AB khó mà liên kết đc ngược lại vs nhóm máu O
8,
cac phan so sanh | bộ xương người | bộ xương thu |
-tỉ lệ so/mặt lồi cằm xương mặt | - lớn -phát triển | -nhỏ -ko có |
-cột sống -lồng ngực | -cong ở 4 chỗ -nở sang 2 bên | -cong hình cung -nở theo chiều lưng bụng |
-xương chậu -xương đùi -xương bàn chân -xương gót | -nở rộng -phát triển ,khỏe -xương ngón ngắn,bàn chân hình vòm -lớn phát triển về phía sau | -hẹp -bình thường -xương ngón dài,bàn chân phẳng -nhỏ |
cần gì cứ tìm mik ,mik giúp cho
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2. Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 3.
- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).
1. bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy , khó lành hơn. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.
Câu 1:
Thụ quan. Tuyến mồ hôi
Câu 2:
Vì nếu da bị xây xát thì :
Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn đột nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm, có khi gây bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván, …
Câu 3:
Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Cấu tạo của dây thần kinh tủy:
-Có 31 đôi dây thần kinh tủy.
-Mỗi dây thần kinh tủy gồm:
+Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau ( rễ cảm giác )
+Các bó sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước ( rễ vận động )
Chức năng của dây thần kinh tủy:
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi qua cơ quan đấp ứng.
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
Câu 4:
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động (li tâm) từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm) từ các thụ quan về trung ương.
- Dây thần kinh tủy do các bó sợi có cảm giác và vận động nhập lại và nối với tủy sống qua rễ trước và sau, nó là dây pha.
Tiểu não có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiểu não được xem là một cơ quan kiểm soát và điều chỉnh các vận động cả tự động lẫn chủ động.
1-Bộ phận cơ quan thụ cảm giúp da tiếp nhận các kích thích .
-Bộ phận thực hiện chức năng bài tiết là tuyến mồ hôi.
2.
Cần vệ sinh da sạch sẽ vì:
- Da là hàng rào bảo vệ cơ thể trước các tác nhân vật lý,sinh học
- Vệ sinh da sạch sẽ → loại bỏ bụi bẩn,các tế bào chết
- Da sạch sẽ → vi sinh vật không có khả năng trú ngụ,phát triển và xâm nhập gây bệnh
- Vệ sinh da sạch sẽ tránh các bệnh về da liễu hoặc làm cải thiện tình trạng bệnh ngoài ra đang mắc và nhanh khỏi hơn
3-Bài tiết có vai trò quan trọng. Bài tiết giúp cơ thể thải ra các chất độc hại ra môi trường. Nhờ hoạt động bài tiết mà môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi chất diễn ra bình thường
*Cấu tạo dây thần kinh tủy
-có 31 đôi dây thần kinh tủy
-mỗi dây thần kinh gồm 2 rễ
+Rễ trước :rễ vận đông
+rễ sau rễ cảm giác
4. chức năng của tiểu não: điều hòa phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể
còn ý trên mik chx nghĩ ra bạn tự làm nha
Câu 1
Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
- Vitamin tham gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim của các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai ?
- Ta biết đó , sắt là thành phần tham gia cấu tạo nên phân tử Hb trong hồng cầu giúp máu vận chuyển các chất còn với bà mẹ mang thai, thai nhi sống và phát triển hoàn toàn nhờ dinh dưỡng truyền từ máu mẹ sang con
=> Vì vậy, cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho bà mẹ mang thai nhằm tăng cường tổng hợp Hb => tăng hoạt động của vận chuyển chất dinh dưỡng cho con
Câu 2
Cần làm gì để năng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?
Để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình cần:
+ Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình
+ Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ăn ngon miệng bằng cách:
Chế biển hợp khẩu vị.
Bàn ăn và bát đũa sạch sẽ.
Bày món ăn đẹp, hấp dẫn.
Tinh thần sảng khoái, vui vẻ.
Câu 3
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
- Bài tiết có vai chò rất quan trọng chính nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Các sản phẩmthải chủ yếu của cơ thể là gì, việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm?
-Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
- Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
Sản phẩm thải chủ yếu | Cơ quan bài tiết chủ yếu |
CO2 | Phổi (hệ hô hấp) |
Mồ hôi | Da |
Nước tiểu | Thận (hệ bài tiết) |
Câu 4
Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
– Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
– Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
– Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Câu 1
Thân nơron có chức năng dinh dưỡng cho nơron, đồng thời có thể là nơi phát sinh xung động thần kinh và là nơi tiếp nhận xung đột thần kinh từ tuyến khác đến nơron.
Câu 2
Vì trong cơ thể của chúng ta cũng có chất kim loại như sắt, natri, magie v.v... và đặc biệt chúng ta có nước trong cơ thể. Còn câu thứ 2 của bạn, bạn không nói rõ người bị điện giật trong tình trạng nào thì khó mà hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp nhất!
Câu 3
Chiều cao của một người được gắn kết bởi chiều cao của 2 chân, của xương chậu, cảu 24 đốt cột sống và của đầu. Trong các bộ phận đó, chiều cao của cột sống có sự thay đổi giữa buổi sáng với buổi tối.
Các đốt cột sống được gắn kết nhau bởi các đĩa đệm và dây chằng. Đĩa đệm là xương hình đĩa, nằm giữa các đốt sống, có tính đàn hồi cao. Sau một ngày đi lại và làm việc, do trọng lượng cơ thể dồn nén nhiều mà các đĩa đệm bị ép xuống, làm cho các đốt sống gần nhau hơn, do đó chiều cao của cột sống bị giảm. Vì vậy chiều cao của con người buổi tối sẽ thấp hơn.Sau một đêm nghỉ ngơi, chiều cao của mọi người sẽ trở lại bình thường.
Câu 4
Một phần cơ thể chúng ta được giữ thẳng đứng bằng cột sống. Một lý do làm chiều cao cơ thể bị giảm, đặc biệt ở phụ nữ, là chứng loãng xương, một căn bệnh mà y học có thể ngăn ngừa và chữa trị được. Loãng xương nghĩa là xương trở nên xốp và yếu đi. Do các xương của cột sống bị trọng lượng cơ thể ép lên nên nó ngắn lại - vì thế mà chiều cao của chúng ta giảm đi.
Nhưng lý do phổ biến nhất cho sự giảm chiều cao lúc về già không phải là bệnh loãng xương. Các đĩa đệm cột sống nằm giữa các đốt xương sống giống như các miếng cao su. Những cái đĩa này co lại một cách tự nhiên và thay đổi hình dạng khi chúng ta già đi - chủ yếu do mô và nước bị mất. Và khi các đĩa này co rút thì các đốt xương sống xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, cột sống chúng ta không thẳng tắp như một cái que. Thật ra nó là một chuỗi các đường cong ở vùng cổ, phần ngực trên và lưng dưới. Những đoạn cong này của cột sống tăng lên khi chúng ta về già, có thể vì các bắp thịt trở nên yếu hơn. Và các cơ xung quanh cột sống trở nên ít linh hoạt hơn - vì thế thật khó mà đứng thẳng người.
Học tốt nha
Đúng tick hộ cho mik 1 tick đúng nha!!
cảm ơn bạn nhiều nè