Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1- Nguyên nhân dẫn đến phát kiến địa lí:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sx đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc,... ngày càng tăng.
- Từ TK XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Điạ Trung Hải bị người Ả rập chiếm đóng, cần tìm cách lưu thông thương mại giữa Phương Đông và Châu Âu.
- Lúc này, khoa học và kĩ thuật có những tiến bộ quan trọng như kĩ thuật mới trong đóng tàu, sa hàn, hải đồ,...
Tham khảo:
Câu 1:
Nguyên nhân dẫn đến phát kiến địa lí:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sx đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc,... ngày càng tăng.
- Từ TK XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Điạ Trung Hải bị người Ả rập chiếm đóng, cần tìm cách lưu thông thương mại giữa Phương Đông và Châu Âu.
- Lúc này, khoa học và kĩ thuật có những tiến bộ quan trọng như kĩ thuật mới trong đóng tàu, sa hàn, hải đồ,...
Câu 2:
- Giai cấp tư sản được hình thành từ các quý tộc và thương nhân châu Âu. ... - Giai cấp vô sản được hình thành từ nông dân, nô lệ.
Câu 3:
Những cuộc phát kiến địa lí đã:
- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá: trầm hương, kỳ nam, gia vị (tiêu,v.v..)...
- Mang lại vàng bạc, châu báu khổng lồ: Trung Quốc
- Xâm lược các vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
⟹ Thúc đẩy quá trình sản xuất TBCN nhanh hơn, các nước TBCN sau giai đoạn này bước nhanh sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa.
Câu 4:
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành dựa vào hai yếu tố là vốn và đội ngũ nhân công làm thuê. Vốn: Nhờ các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý:
Nhu cầu về thị trường và nguyên liệu:
Thị trường: Sự phát triển của sản xuất hàng hóa ở châu Âu (đặc biệt là thủ công nghiệp) đã tạo ra nhu cầu lớn về thị trường tiêu thụ mới.
Nguyên liệu: Các nước châu Âu cần nguồn nguyên liệu, đặc biệt là vàng bạc, hương liệu, gia vị từ phương Đông để phục vụ sản xuất và đời sống.
Con đường giao thương truyền thống bị kiểm soát: Con đường tơ lụa và các tuyến đường buôn bán trên Địa Trung Hải bị người Ả Rập và Ottoman kiểm soát, gây khó khăn và làm tăng chi phí cho các thương nhân châu Âu.
Tiến bộ về khoa học kỹ thuật:
Kỹ thuật hàng hải: Sự phát triển của kỹ thuật đóng tàu (caravelle), la bàn, bản đồ... đã giúp các nhà thám hiểm có thể đi xa hơn, khám phá những vùng đất mới.
Kiến thức địa lý: Những kiến thức mới về Trái Đất, về hình dạng và kích thước của các châu lục đã thúc đẩy các cuộc thám hiểm.
Tham vọng chinh phục và truyền đạo:
Chinh phục: Các quốc gia phong kiến châu Âu muốn mở rộng lãnh thổ, tăng cường quyền lực và sự giàu có của mình.
Truyền đạo: Nhà thờ Cơ đốc giáo muốn truyền bá đạo Cơ đốc ra khắp thế giới.
2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý đến xã hội châu Âu:
Kinh tế:
Hình thành thị trường thế giới: Các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra thị trường thế giới, thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các châu lục.
Xuất hiện các trung tâm kinh tế mới: Các thành phố cảng ven biển Đại Tây Dương trở thành các trung tâm thương mại lớn, thay thế các thành phố Địa Trung Hải.
Tích lũy tư bản nguyên thủy: Các thương nhân và quý tộc châu Âu giàu lên nhờ buôn bán và khai thác tài nguyên từ các thuộc địa.
Xã hội:
Thay đổi cơ cấu xã hội: Giai cấp tư sản thương nghiệp giàu lên và có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội.
Mâu thuẫn giai cấp gia tăng: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến ngày càng gay gắt.
Ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo: Văn hóa châu Âu được truyền bá sang các vùng đất mới, đồng thời châu Âu cũng tiếp thu một số yếu tố văn hóa từ các nền văn minh khác.
Chính trị:
Sự suy yếu của chế độ phong kiến: Quyền lực của quý tộc phong kiến suy giảm do sự phát triển của kinh tế tư bản.
Sự hình thành các quốc gia dân tộc: Các quốc gia dân tộc dần được hình thành thay thế các lãnh địa phong kiến.
Mở đầu quá trình xâm lược thuộc địa: Các nước châu Âu bắt đầu xâm chiếm và biến các vùng đất mới thành thuộc địa của mình.
3. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu:
Tích lũy tư bản nguyên thủy:
Buôn bán: Các thương nhân châu Âu giàu lên nhờ buôn bán, đặc biệt là buôn bán nô lệ và hàng hóa từ thuộc địa.
Cướp bóc thuộc địa: Các nước châu Âu cướp bóc tài nguyên, vàng bạc từ các thuộc địa, tích lũy tư bản.
Rào đất cướp ruộng: Quý tộc phong kiến đuổi nông dân khỏi ruộng đất, biến đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu, đẩy nông dân vào tình trạng bần cùng, trở thành lực lượng lao động cho các nhà máy.
Sự phát triển của công trường thủ công: Các công trường thủ công xuất hiện, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn.
Cách mạng công nghiệp:
Phát minh kỹ thuật: Các phát minh kỹ thuật trong ngành dệt, luyện kim, động cơ hơi nước... đã tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất.
Sản xuất hàng loạt: Các nhà máy cơ khí xuất hiện, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, năng suất cao.
Hình thành hai giai cấp cơ bản: Giai cấp tư sản (chủ sở hữu tư liệu sản xuất) và giai cấp vô sản (những người lao động làm thuê).
Thay thế quan hệ sản xuất phong kiến: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế quan hệ sản xuất phong kiến, đánh dấu sự chuyển mình sang một giai đoạn lịch sử mới
Tóm lại, các cuộc phát kiến địa lý đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong xã hội châu Âu, thúc đẩy sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài, với nhiều biến động phức tạp, và có ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử thế giới.
1) Là người dân châu Á, em rất vui khi được gặp gỡ, giao lưu với người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý.
2) Nếu sống ở thế kỉ XV, em tán thành hướng tìm con đường sang phương Đông của Cô-lôm-bô. Vì đó là 1 bước tiến rất lớn cho sau này.
Câu 3 mink k0 bít
3.Các nhà hàng hải châu Âu đã mua lụa ở châu Á vì ở các nước châu Âu họ không sản xuất ra lụa nên phải mua mặt hàng này ở châu Á để trao đổi,buôn bán lục với những mặt hàng mà họ làm ra.
1. Quý tộc và tư sản châu Âu để có được tiền vốn với đội ngũ công nhân làm thuê là:
+ Vốn: Cướp bóc thuộc địa, bắt hàng triệu người da đen đi bán, cướp ruộng đất từ nông nô,...
+ Nhân công:
- Dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa khiến họ không có ruộng đất và phải đi làm thuê ở các xưởng ở tư bản.
- Bắt người da đen ở châu Phi.
2. - Giai cấp tư sản được hình thành từ lãnh chúa và quý tộc.
- Giai cấp vô sản được hình thành từ nông nô.
3. Cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến xã hội châu Âu là:
+ Tích cực: góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
+ Tiêu cực: làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
4. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành là: Khi xã hội phong kiến suy yếu thì các quý tộc và thương nhân đã cướp bóc của các nước thuộc địa, bắt hàng triệu người da đen và cướp ruộng đất của nông nô để có nguồn vốn và nhân công. Từ đó xã hội phân hóa thành tư sản và vô sản, xã hội chủ nghĩa tư bản hình thành.
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. - Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. - Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu...
1.-Các cuộc phát kiến địa lý:
+Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
+Va-xcô-đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ
+Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
+Ma- gien-lăng đi vòng quanh trái đất.
-Nguyên Nhân:
+Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
+Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
+Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
-Hệ quả:
+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
+ Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2.-Quá trình hình thành:
+ Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
+ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô
-Đặc trưng:Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
3.-Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
->Vai trò của thành thị trung đại:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Nội dung | Lãnh địa phong kiến | Thành thị trung đại |
thời gian xuất hiện | Giữa thế kỉ V | Cuối thế kỉ XI |
thành phần cư dân chủ yếu | Nông nô, Lãnh chúa | Thợ thủ công, Thương nhân |
hoạt động kinh tế chủ yếu | Nông nghiệp | Thương Nghiệp, Thủ công nghiệp |
2,
Nội dung | chế độ phong kiến | |
Châu Âu | Châu Á | |
thời gian hình thành và suy vong | V→XVII | III TCN →XIX |
nghề chính | Thương nghiệp, Thủ công nghiệp và nông nghiệp | Nông nghiệp |
2 gia cấp chính | Lãnh chúa, nông nô | địa chủ, tá điền |
đứng đầu nhà nước | hoàng đế( Vua) | vua |
Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.
Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ.
bn vui lòng tự bổ sung vào bảng nha