Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Về mùa đông, thời tiết miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh từ phía bắc, được gọi là gió mùa đông bắc. Nguồn gốc của khối khí này được hình thành từ áp cao Xi-bia (Nga) đi qua Trung Quốc rồi và nước ta. Đầu mùa đông, khối khí này đi qua đất liền Trung Quốc, khi vào nước ta gây nên hiện tượng lạnh khô. Vào giữa và cuối mùa đông, khối khí này di chuyển theo hướng lệch đông, qua Vịnh Bắc Bộ rồi vào nước ta, gây nên hiện tượng lạnh kèm mưa phùn, giá rét.
Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 1:
a)
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 loại khối khí.
+ Khối khí nóng. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương. Đặc điểm: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa. Đặc điểm: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
b) Về mùa đông, khối khí lạnh thường tràn xuống miền bắc nước ta.
Câu 2:
a, Trên Trái đất có 3 đới khí hậu: nhiệt đới,ôn đới,hàn đới.
*Đặc điểm, vị trí của đới nhiệt đới:
+Vị trí; chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
+Góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn.
+Thời gian chiếu sáng trong năm; chênh nhau ít.
+Nhiệt độ: nóng quanh năm
+Lượng mưa: 1000mm-2000mm
+ Gió: Tín Phong
b, -Việt Nam thuộc đới nóng (nhiệt đới)
-Gió thổi ở nước ta là gió Lào (mk ko chắc lắm, thấy trên mạng ghi vậy)
Chúc bạn học tốt!!!!
3. -KHí áp là sức ép của không khí trên mặt trái đất
-Sự chênh lệch của khí áp sinh ra gió
Câu 4 :
- Nhiệt độ bầu khô: là nhiệt độ của không khí đo bằng nhiệt kế thông thường
- Nhiệt độ đọng sương hay còn gọi là 'điểm sương' chính là nhiệt độ tại đó bắt đầu ngưng tụ hơi nước khi không khí nguội dần.
- Độ ẩm thấp : Khi độ ẩm xuống thấp mồ hôi sẽ bay hơi nhanh, cơ thể trở nên thiếu nước làm da khô, gây nứt nẻ chân tay.... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể. Độ ẩm được cho là tương đối thích hợp với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng từ 35 - 70%.
- Độ ẩm tương đối: là tỷ số giữa áp suất hóa hơi của nước và áp suất hơi nước bão hòa trong không khí trong cùng một nhiệt độ.
- Nhiệt độ bầu ướt: là nhiệt độ đo bằng nhiệt kế có bầu thủy ngân được bọc kín bằng bông ướt tiếp xúc với dòng không khí chuyển động nhanh xung quanh.
- Độ ẩm cao : Khi độ ẩm tăng lên làm khả năng thoát mồ hôi cũng kém đi rất nhiều, cơ thể trở nên nặng nề, mệt mỏi, thiếu sức sống, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm lạnh, cảm cúm, làm giảm khả năng làm việc và giao tiếp xã hội…
- Nhiệt độ đọng sương hay còn gọi là 'điểm sương' chính là nhiệt độ tại đó bắt đầu ngưng tụ hơi nước khi không khí nguội dần.
-Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa. Ngược lại, nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên, độ ẩm trong không khí cũng sẽ giảm xuống mức nhất đinh. Để kiểm soát độ ẩm về ngưỡng thích hợp với cơ thể bạn có thể sử dụng nhiệt độ để điều chỉnh.
1/
Tầng khí quyển | Đặc điểm |
Tầng đối lưu | -Mật độ không khí dày đặc. -Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. -Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm sét,... |
Tầng đối lưu | -Mật độ không khí loãng. -Có lớp ôdôn. |
Các tầng cao của khí quyển | -Mật độ không khí cực loãng. -Xuất hiện các hiện tượng cực quang, sao băng,... |
-Tầng đối lưu có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, vì:
+Là nơi cung cấp không khí cho động, thực vật và con người hít thở.
+Là nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
2/
-Các loại gió chính hoạt động trên Trái Đất: gió Tín phong (mậu dịch), gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
3/
-Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.
-Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố:
+Tùy theo vị trí gần biển hay xa biển: vì lục địa có đặc điểm mau nóng, mau nguội và biển có đặc điểm lâu nóng, lâu nguội nên vào mùa hạ nhiệt độ cao => đất liền nóng và biển sẽ mát hơn nhưng khi vào mùa đông nhiệt độ thấp => đất liền lạnh và biển sẽ ấm hơn.
+Tùy theo độ cao: vì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
+Tùy theo vĩ độ: vì nhiệt độ không khí giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
- Để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo.
- Phải để cách mặt đất 2 mét để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
Chọn: A.
1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
a) Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí?
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển
- Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
- Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:
- Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:
+ Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.
+ Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.
b)Nêu một số dẫn chứng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam.Những năm gần đây các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của loại thiên tai nào nhất, hãy phân tích nguyên nhân xảy ra và giải pháp để hạn chế loại thiên tai này?
Đối với con người thì biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế- xã hội và làm ảnh thưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người trên trái đất.
Hiện nay thì việc biến đổi làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và khiến cho mực nước biển đang dâng lên là một trong những thách thức hàng đầu mà nhân loại phải giải quyết.
Sự biến đổi về thời tiết có thể được diễn ra ở một vùng nhất định hoặc cũng có thể diễn ra trên toàn thế giới.
Biến đổi khí hậu thường được đề cập tới sự thay đổi thời tiết hay còn được gọi bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu hiện nay
Hiện nay thì nguyên dân dẫn tới biến đổi khí hậu gồm 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân khách quan
Hậu quả của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu để lại nhiều hậu quả tới hệ sinh thái cũng như môi trường sống của con người. Dưới đây là một số hậu quả gây ra cho trái đất:
Hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu ngày càng thay đổi sẽ làm cho hệ sinh thái của trái đất bị thay đổi. Việc biến đổi sẽ làm cho nguồn nước ngọt bị thiếu hụt, môi trường không khí bị ô nhiễm, Các nguồn năng lượng tự nhiên dần bị cạn kiệt và một số vấn đề khác.
Điển hình hậu quả của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái như làm cho san hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên.
Do mất đi sự đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất ngày một tăng nên điều này sẽ khiến cho một số loài có nguy cơ bị biến mất và thậm chí là bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chính là do môi trường sống của các loại động vật này đang bị đe dọa do nạn phá rừng của con người.
Đối với chúng ta thì cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, tình trạng đất bị hoang hoắc và nước biển xâm lấn cũng đe dọa tới nơi cư trú của chúng ta.
Dịch bệnh
Khi nhiệt độ môi trường tăng lên kéo theo đó là các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán điều này sẽ tạo điều kiện cho các con vật truyền nhiễm như chuột, muỗi có thể sinh sôi. Truyền nhiễm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
Tổ chức y tế thế giới đa có cảnh báo một số loại dịch bệnh nguy hiểm đã lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều khu vực trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện một số bệnh nhiệt đới.
Mức nước biển dâng lên
Ngày nay do nhiệt độ tăng lên khiến cho mực nước biển cũng dần tăng lên. Khi nhiệt độ tăng nên sẽ khiến cho các con sông băng, biển băng hay một số lục địa băng trên thế giới bị tan chảy và khiến cho lượng nước đổ ra biển và đại dương cũng tăng lên.
Tình trạng nước biển dâng lên sẽ làm cho các bờ biển bị biến mất.
Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam như thế nào
Hiện nay thì Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như: mực nước biển tăng lên, đặc biệt tình trạng nước biển xâm lấn đang diễn ra theo chiều hướng tích cực ở những vùng ven biển.
Việt Nam năm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa lên tình trạng thường xuyên xuất hiện những cơn bão từ biển vào và phải ứng phó với tình trạng ngập lụt do biến đổi khí hậu gây ra.
Tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới Việt Nam được biểu hiện rõ nhất là diện tích đất ở sẽ bị ngập nước điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người dân.
Cứ mỗi năm thì Việt Nam phải gánh chịu hơn 10 cơn bão đổ bộ vào do khí hậu gây ra.
c) chúng ta có thể làm những gì để dự đoán và hạn chết hiệt hại do động đất gây ra?
Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người cần phải có những biện pháp để phòng tránh. Cụ thể đó là:
d) mk chịu
BẠN THẤY QUAN TRỌNG CHỖ NÀO THÌ GHI
HỌC TỐT
d anh chịu thì em bó tay r ..... hihi