K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Nghe tin quân của Trần Quốc Tuấn không chặn được giặc, phải lui quân, vua Trần lo lắng, bỏ cả ăn cơm, vội vã đi thuyền đến gặp và hỏi Quốc Tuấn: thế giặc mạnh, giết hại nhân dân tàn bạo, có nên hàng giặc không. Trần Quốc Tuấn trả lời: "Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng".

( Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

a. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

b. Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn trích trên?

c. Tiếp bước truyền thống ông cha, trong giai đoạn đất nước hiện nay, em cảm thấy mình cần phải làm gì? Hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của bản thân.

Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cha là thần tượng của con

Khi nhớ đến

Không sao cầm nước mắt

Cha nghiêm khắc

nhưng bao giờ cũng rộng lượng yêu thương

Cha thường nói:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Sống làm người

hiếu thảo do ta...”

( Trích: Lòng tôi thế đấy, Thanh Yên)

a) Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên.

b) Tìm trường từ vựng có trong đoạn thơ trên

c) Từ đoạn ngữ liệu trên, em hãy trình bày hai việc làm (hành động) thể hiện bổn phận của một người con với cha mẹ. (Viết đoạn văn từ 5 – 7 câu)

0
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi“ … Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

“ … Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau ! Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…” ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn )

1. Cách nói khoa trương ước lệ được thể hiện như thế nào?

2. Tác giả đã lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc ra sao ?

3. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu quy nạp, em hãy cảm nhận về thái độ, tình cảm của nhân vật "ta" trong đoạn. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán ( Gạch chân và chỉ rõ 1 câu cảm thán )

 

1
5 tháng 5 2020

1. Cách nói khoa trương ước lệ được dùng để chỉ sự ngang ngược của giặc.

2. - sứ giặc đi lại nghênh ngang... bắt nạt tể phụ.

- thác mệnh ... vét của kho có hạn.

Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:

(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.

(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..

(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.

(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành

Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)

Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)

Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)

1
7 tháng 5 2020

1. Nghị luận

2. A

3. - Phương tiện truyền thông dọn sẵn đường

Đề bài tham khảoĐọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc...
Đọc tiếp

Đề bài tham khảo

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn[1]. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm[2]. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát[3]. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai[4]. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! [5] Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị phát quật; chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, mà đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận[6]. Lúc ấy, các ngươi dẫu muốn vui chơi phỏng có được không?[7]

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

a, Hãy viết khoảng 3-4 câu khái quát nội dung chính của đoạn trích.

b, Nhận xét về tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong câu [4] của đoạn trích.

c, Câu nghi vấn [7] ở cuối đoạn trích dùng để làm gì?

d, Sau đây là ý kiến của hai bạn An và Liên về đoạn trích này. Ý kiến của em như thế nào? Hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày ý kiến của em.

An: - Đoạn trích thật hay, bởi qua đó ta hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu sắc của Trần Quốc Tuấn.

Liên: - Mình thấy đoạn trích này hay, bởi nghệ thuật thuyết phục quân sĩ của Trần Quốc Tuấn thật tài tình.

 

0
Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này....
Đọc tiếp

Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:

“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.

Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này. Tôi quàng tay qua vai cha, nói:

- Cha đừng nghĩ nhiều nữa. Cha con mình gặt thôi.

Cha tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi, sau đó bước ra mảnh ruộng của gia đình . Hai tay ông ôm bó lúa to trước ngực, trông như một người đàn ông đang ôm người phụ nữ mình yêu sẽ phải rời xa mãi mãi . Cha áp mặt vào bó lúa , hít thật sâu hương lúa chín. Tôi hiểu không những cha muốn ngửi mùi lúa mà còn muốn hôn chúng. Đầu mũi ông chạm nhẹ vào ngọn lúa mỏng manh, còn môi dán chặt vào chúng. Sau đó ông đứng bật dậy , bước lên khoảng đất trống, nhìn lướt qua cả cánh đồng , hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Cha tôi là người như thế , nặng tình nặng nghĩa , ngay cả đối với cánh đồng”.

( Trích Cha là bóng cả đời con )

a. Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên (1.5 điểm)

b. Tìm trong văn bản trên một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó (1.5 điểm)

c. "Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này."

Riêng em , em đã làm gì để thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất mà mình đang sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay (1.5 điểm)

d. Từ đoạn trích trên trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu). (1.5 điểm)

0
7 tháng 5 2018

Câu thứ nhất : Mục đích là để trình bày ( Câu trần thuật)

Câu thứ hai : Mục đích để bộc lộ cảm xúc (Câu cảm thán )

Câu 5.Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi“...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng...” ( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn,...
Đọc tiếp

Câu 5.Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi

“...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng...”

 ( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai)

 a. Văn bản “Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào? Tên đầy đủ của văn bản là gì?

b. Nêu đặc điểm thể hịch và cho biết kết cấu của văn bản?

c. Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích?

d. Xét theo mục đích nói, mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu nào? Chúng được dùng để diễn đạt hành động nói gì?

e. Qua đoạn trích trên, em hiểu như thế nào về nhân vật “ta”? Nếu là “tướng sĩ” của nhân vật “ta” trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, em sẽ làm gì trước những “lời bộc bạch thống thiết tâm can” của vị chủ tướng?

g. Từ nội dung đoạn trích và hiểu biết cả em về tác phẩm “ Hịch tướng sĩ”, hãy viết đoạn văn  khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước hiện nay?( 

2
14 tháng 7 2021

a. 

- Hoàn cảnh: được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai ( 1285 ). Khi giặc Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng lòng, ủng hộ của quân, dân. Vì vậy, Trần Quốc Tuấn đã viết bài " Hịch tướng sĩ " để kêu gọi tướng hết lòng đánh giặc

- Tên đầy đủ là " Dụ chư tì tướng hịch văn "

còn các phần khác bn :)

5 tháng 2 2023

a, Thể hiện cảm xúc tiếc nuối, thương xót cho ông đồ và thời kì hoàng kim của Nho học

b, 

Gợi ý cho em các ý:

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...) 

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống là gì? 

Thực trạng của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống:

+ Quên đi việc xin chữ đầu năm

+ Không nhớ đến các phong tục

+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống

...

Tại sao phải giữ gìn những nét đẹp VH dân tộc: 

+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa 

+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa 

+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc 

... 

Dẫn chứng: 

Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa

Mở rộng vấn đề: 

Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống dân tộc?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc? 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_ 

5 tháng 2 2023

a). Cảm xúc:

+ Buồn tẻ vì sự quên lãng của mọi người dành cho ông đồ.

+ Tiếc thương cho ông đồ.

b). 

Đoạn văn:

Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.

Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. Điều này cho ta thấy được việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc không còn được người dân ta xem trọng nữa, thay vào đó người ta chỉ mãi chạy theo sự đổi mới hiện đại.

Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. Theo em, ai cũng cần nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc bởi chúng ta mãi không thể nào quên đi cái đẹp của lịch sử của xã hội xưa.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ...”

(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)

Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

1
2 tháng 4 2019

Đáp án

Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo các nội dung:

- Tư tưởng của Hịch tướng sĩ thể hiện, không thể làm nên điều lớn lao nếu không có khát vọng (0,5 điểm)

- Tình yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm sẽ đánh thắng được kẻ thù (0,5 điểm)

- Lời văn thể hiện được thái độ, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước (0,5 điểm)

Hình thức: đảm bảo số câu, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng