K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 ( 3.0 điểm): 
Từ các câu sau: 
a. Cái đêm trước hôm xuất quân, Lê Lợi nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy. 
    ( Sự tích thần đền Bạch Mã – Ngữ Văn Nghệ An) 
b. Thừa lúc đó, những dân làng có mặt ở kinh đô kéo tới trước mặt nhà vua. 
    ( Cây Thiên hương - Ngữ Văn Nghệ An) 
Em hãy: 
1. Gạch chân thành phần phụ và cho biết đó là thành phần phụ nào. 
2. Chỉ rõ thành phần chính ( chủ ngữ và vị ngữ) của câu. 
3. Chỉ rõ cấu tạo của thành phần chủ ngữ trong những câu đó. 
Câu 2 ( 3.0 điểm) 
Sau đây là một đoạn văn hay: 
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.” 
       ( Vượt thác - Võ Quảng) 
Em hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay đó. 
Câu 3 ( 4.0 điểm) 
Hãy tả lại dòng sông quê em. 

1
17 tháng 3 2019

Câu 3

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bácthuyền chài đánh cálàm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sôngthì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Câu 2

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

xin lỗi bạn tớ không đủ thời gian nên làm đc  câu 2,3 thui

Câu 1 ( 3.0 điểm): Từ các câu sau: a. Cái đêm trước hôm xuất quân, Lê Lợi nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy.     ( Sự tích thần đền Bạch Mã – Ngữ Văn Nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1 ( 3.0 điểm): 
Từ các câu sau: 
a. Cái đêm trước hôm xuất quân, Lê Lợi nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy. 
    ( Sự tích thần đền Bạch Mã – Ngữ Văn Nghệ An) 
b. Thừa lúc đó, những dân làng có mặt ở kinh đô kéo tới trước mặt nhà vua. 
    ( Cây Thiên hương - Ngữ Văn Nghệ An) 
Em hãy: 
1. Gạch chân thành phần phụ và cho biết đó là thành phần phụ nào. 
2. Chỉ rõ thành phần chính ( chủ ngữ và vị ngữ) của câu. 
3. Chỉ rõ cấu tạo của thành phần chủ ngữ trong những câu đó. 

mik cần gấp ngay trog hn giúp mik với xin cám  ơn mn rất nhiều

 

1
4 tháng 2 2022

Tham khảo 

 

1.
 Chỉ rõ được thành phần chính ( chủ ngữ và vị ngữ) của câu:

a)
 Cái đêm trước hôm xuất quân, Lê Lợi nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy.

- Trạng Ngữ: Cái đêm trước hôm xuất quân

- Chủ Ngữ: Lê Lợi

- Vị Ngữ: nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy

b)
 Thừa lúc đó, những dân làng có mặt ở kinh đô kéo tới trước mặt nhà vua.

- Trạng Ngữ: Thừa lúc đó

- Chủ Ngữ: những dân làng có mặt ở kinh đô

- Vị Ngữ: kéo tới trước mặt nhà vua

2.

 Chỉ rõ cấu tạo của thành phần chủ ngữ trong những câu đó:

a)
 Chủ ngữ là một từ.

b)
 Chủ ngữ là một cụm từ (Cụm Danh Từ).

Đề 2.Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.“…Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng...
Đọc tiếp

Đề 2.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“…Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…”
                                                                                  (Ngữ Văn 6- tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích trên? Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm?
Câu 4. Phân tích tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn?

2
24 tháng 8 2021

câu 1:

- Trích trong tác phẩm "Vượt thác" của Võ Quảng.

câu 2:

- nói lên sức mạnh của dượng Hương Thư khi ở nhà và khi đối diện vs khó khăn .

- Các từ láy: rập ràng, cuồn cuộn, nhỏ nhẻ, vâng vâng, dạ dạ.

câu 3:

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.

- ...cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai lình, hùng vĩ.

- Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.

Kiểu so sánh:

* So sánh ngang bằng: 

- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

* So sánh không ngang bằng 

 

Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.

24 tháng 8 2021

câu 4:

Những hình ảnh so sánh ấy có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư hiện lên nhanh nhẹn, dứt khoát. Dượng Hương Thư so sánh với pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh '' Dượng Hương Thư với hiệp sĩ ... hùng vĩ '' nhằm gợi vẻ đẹp mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Quên làm câu 4 :))

  
1 tháng 5 2016

Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn là biện pháp : so sánh.

Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp khỏe khoắn, hùng dũng, nhiều kinh nghiệm của Dượng Hương Thư.

2 tháng 5 2016

bạn trần quang hiếu trả lời sai rồi

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên . Dượng hương thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt , quai hàm banh ra , cặp mắt nảy lửa ghì lên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng hương thư đanh vượt thác khác hẳn khi ở nhà,nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì , ai gọi thì vâng...
Đọc tiếp

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên . Dượng hương thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt , quai hàm banh ra , cặp mắt nảy lửa ghì lên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng hương thư đanh vượt thác khác hẳn khi ở nhà,nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì , ai gọi thì vâng vâng,dạ dạ    
 
câu hỏi 1 : xác định các từ láy trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó        
câu hỏi 2 : chỉ rõ và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh  trong đoạn văn trên      
câu hỏi 3 : nêu khái quát nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn

 

m.n giúp mình với ạ 

            

 

3
1 tháng 4 2020

Câu 1:

Các từ láy trong đoạn văn trên là: rập ràng; lấn lên; cuồn cuộn; nhỏ nhẹ; vâng vâng, dạ dạ.

Câu 2:

-Câu so sánh là:

+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa ghì lên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

-Tác dụng: những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dứt khoát. Dượng Hương Thư được so sánh với pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Câu 3:

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dứt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

30 tháng 3 2020

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên . Dượng hương thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt , quai hàm banh ra , cặp mắt nảy lửa ghì lên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng hương thư đanh vượt thác khác hẳn khi ở nhà,nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì , ai gọi thì vâng vâng,dạ dạ    
 
câu hỏi 1 : xác định các từ láy trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó        

-Từ láy: rập ràng, cuồn cuộn 

+Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm, dễ hình dung hơn về sự việc

câu hỏi 2 : chỉ rõ và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh  trong đoạn văn trên    

Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.


câu hỏi 3 : nêu khái quát nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn

Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư.

chúc bạn học tốt !!!

1 tháng 5 2016

 

" Những độn tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."

- Đoạn văn trên được trích trong bài Vượt Thác của Võ Quảng.

-Nêu nội dung chính của đoạn văn trên là miêu tả ngoại hình , hành động của Dượng Hương Thư khi đang vượt thác.

1 tháng 5 2016

tả về hình dáng ,hành động của Dương Hương Thư

 

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt . Thuyền cố lấn lên . Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc , các bắp thịt cuồn cuộn , hai hàm răng cắn chặt , quai hàm bạnh ra , cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ . Dượng Hương Thư đang vượt thác khắc hẳn dượng Hương Thư ở nhà , nói năng nhỏ nhẹ , tính nết nhu...
Đọc tiếp

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt . Thuyền cố lấn lên . Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc , các bắp thịt cuồn cuộn , hai hàm răng cắn chặt , quai hàm bạnh ra , cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ . Dượng Hương Thư đang vượt thác khắc hẳn dượng Hương Thư ở nhà , nói năng nhỏ nhẹ , tính nết nhu mì , ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra hai câu văn sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên ? 

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5-7 câu ) trình bày cảm nhận của em về hhình ảnh con người lao động trong đoạn trích trên.

                                        --------Hết--------

1

1. PTBĐ chính của đoạn văn: Miêu tả

    Nội dung chính của đoạn văn: Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

2. Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên

3. Bài làm:

   Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thá
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hượng Thư...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hượng Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ."

Câu 1:Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?

Câu 2:Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?Vì sao em biết?

Câu 3:Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn.

Câu 4:Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh?Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó.

Câu 5:Em hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Dượng Hương Thư khi vượt thác. Trong đoạn có sử dụng một phép so sánh(gạch chân và ghi chú)

1
17 tháng 8 2021

1.Đoạn văn trên trích trong văn bản Vượt Thác của tác giả Võ Quảng

2.Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất

3.Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác và vẻ đẹp hùng dũng,sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

4.Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Câu so sánh nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật trong bài.

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai...
Đọc tiếp

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.  (Ngữ Văn 6 -  tập 2)

b. Nêu tóm tắt nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn?

c. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật đó?

d. Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?

1
22 tháng 2 2021

Biện pháp so sánh

Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt=< so sánh ngang bằng

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.=> so sánh ngang bằng

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.