Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé:
Nói đến chiến tranh, nói đến đời lính không thể không nói đến cái chết. Quang Dũng cũng không né tránh và nhà thơ đã nói theo cách riêng của mình:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Chất “tráng sĩ ca” được bộc lộ một cách hào hùng và cùng đầy bi tráng. Nhà thơ mượn một ý thơ cổ (Chinh phụ ngâm) nhưng tình ý thì rất mới. Ba chữ “mồ viền xứ" gợi cảm giác buồn thầm lặng - sự hi sinh thầm lặng của những chiến sĩ vô danh. Ý nghĩa câu thơ mở ra thật lớn: “rải rác” đây đó nơi “biên cương”, những nấm mồ “viễn xứ” không một vòng hoa, không một nén hương, thật lạnh lẽo, thê lương. Bức tranh chiến trận sẽ trở nên ảm đạm nếu nhìn bi quan như vậy. Nhưng hồn thơ Quang Dũng mỗi khi chạm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bởi đôi cánh lí tưởng. Câu thơ sau như một lực nâng vô hình đã đưa câu thơ trước lên cao. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Cái bi thảm bỗng trở nên bi tráng. Với tinh thần dấn thân, tự nguyện, quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất họ đã hiến dâng cho một lí tưởng cao đẹp nhất. Họ ngã xuống thanh thản không chút vướng bận, không mảy may hối tiếc, cái chết được xem “nhẹ tựa lông hồng”.
Viết về chiến tranh, nhiều nhà thơ đã né tránh cái chết. Quang Dũng cảm nhận cái chết như là một hiện thực tất yếu của chiến tranh. Cái chết của những người lính qua con mắt thơ Quang Dũng rất đỗi hùng tráng mà không hề giả dối. Cái bi tráng của câu thơ đã khẳng định được phương châm sống cùa cả một thế hệ cha anh trong những năm tháng chống Pháp gian khổ: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có hiểu được ý chí sắt đá của một dân tộc mới thấy hết được cái hay trong câu thơ Quang Dũng.
Hai câu sau vẫn tiếp tục nói đến cái chết trong âm hưởng sử thi hào hùng ấy:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Sự thật bi thảm là: người lính hi sinh trên đường hành quân đến một manh chiếu liệm cũng thiếu. Con mắt thơ Quang Dũng đã bao bọc đồng đội mình trong những tấm áo bào sang trọng. “Áo bào” là sự kết hợp hai từ: “áo vải” và “chiến bào” khiến cho “áo bào” vừa bình dị vừa sang trọng. Đây là cách nói mà theo Quang Dũng là để “an ủi linh hồn những người lính”. Xuất phát điểm là tình yêu đồng đội. Chính tình yêu thương đã khiến hồn thơ hào hoa Quang Dũng tìm được hình ảnh đẹp để “sang trọng hóa” cái chết của người lính. Người lính ngã xuống với chiến bào đỏ thắm trong vầng hào quang lồng lộng của các chiến binh xưa. “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Câu thơ mang sức mạnh ngợi ca. Không thể tìm được từ nào hay hơn để thay thế cho từ “về đất” trong câu thơ này. “Về đất” không những diễn tả được sự hi sinh của người chiến sĩ mà còn thể hiện được sự trân trọng, yêu thương của những người đồng đội ở lại. “Về đất” cũng là hòa vào linh hồn đất nước để bất tử cùng hồn thiêng sông núi và trường tồn cùng đất nước. Dòng sông Mã đã tấu lên “khúc độc hành” dữ dội hùng tráng để tiễn đưa hương hồn người chiến sĩ với bao tiếc thương, cảm phục. Những mất mát đau thương như dồn nén, tích tụ trong tiếng gầm vang rung chuyển cả núi rừng của dòng sông Mã. Các anh đã hi sinh cho mảnh đất nảy nở đầy thơ, đầy nhạc và cùng với thiên nhiên, linh hồn các anh vẫn hát mãi khúc quân hành.
Đặc sắc của đoạn thơ không chi ở thủ pháp đối lập mà còn bộc lộ trong việc dùng từ, đặc biệt là dùng các động từ. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: “Nội lực trong cảm hứng thơ Quang Dũng thường dội xuống ở các động từ”. Động từ “gầm” trong câu thơ khiến âm hưởng cứ âm vang mãi như dội mãi vào núi rừng miền Tây và ngân lên trong tâm hồn độc giả. Cộng hưởng với các động từ là các từ Hán - Việt (biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, sông Mã, khúc độc hành). Nhà thơ đã đưa người đọc vào một không gian cổ kính, trang trọng. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó đã bộc lộ được sự hài hòa giữa cái bi và cái hùng tạo nên chất bi tráng trong bức tượng đài cao cả về người lính Tây Tiến.
Đây là đoạn thơ mang tính chất cao trào trong toàn bộ khúc độc hành Tây Tiến. Chất bi tráng đã tạo nên một tượng đài độc đáo về người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại nhưng cùng với khúc độc hành của dòng sông Mã, âm hưởng của Tây Tiến vẫn vang cả núi rừng và vọng qua năm tháng.
câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật là so sánh
Câu 3: Những câu thơ trên miêu tả rõ hình ảnh con người trước biển: dù bão dông, thiên nhiên khắc nghiệt như nào thì con người vẫn luôn lạc quan hướng về phía trước, con người vẫn bình thản, chịu đựng những đau thương, khó khăn thử thách
Câu 4: tình yêu quê hương biển cả được tác giả thể hiện qua đoạn trích: tác giả đã dành tình yêu tha thiết với que hương mình, dù có bão giông, gió lốc thì biển vẫn là nơi tìm về của những đứa con làng chài. Biển còn là nơi ông cha ta làm lên tất cả vì vậy tình yêu biển vả còn là sự biết ơn, chân trọng quá khứ.
Câu 1 : Đoạn trính trên được viết theo thể thơ : Tự do
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng : So sánh
Câu3 :
- Hình tượng biển ( thiên nhiên ) dù bão giông,khắc nghiệt thì những con người lao động không vì thế mà sợ hãi - đó là cách con người làm chủ được thiên nhiên,coi đó chỉ như một thử thách,một lẽ thường tình của mẹ thiên nhiên,họ vẫn bình thản,bản lĩnh,kiên cường trước những đau thương mà thiiên nhiên gây ra.
- Người lao động Việt Nam mạnh mẽ,cần cù,luôn lạc quan,kiên cường vượt qua khó khăn vững bước trên mặt biển
Câu 4 :
Qua đoạn trích,có thể thấy được rõ nét nhất 2 thứ : Tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho biển cả quê hương và sư trân trọng công lao của ông cha ta trong quá khứ.Tình cảm của tác giả dành cho biển cả quê hương rất sâu sắc,dẫu có khắc nghiệt, khó khăn nhưng biển vẫn là nơi nuôi sống những con người Việt Nam,là nhà,là nơi ta tìm về.Đặc biệt,tình yêu không chỉ thể hiện qua sự trân trọng quá khứ, biết ơn công lao cha ông ta,phát huy lại truyền thống dân tộc,tao nên sức mạnh đoàn kết giữa người với người
1, nghị luận
2, Tác dụng: nhấn mạnh thông điệp mà văn bản muốn truyền đạt đó là vai trò của hy vọng đối với đời sống tinh thần của mỗi con người.
3,
Tác giả cho rằng "hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được" bởi vì hy vọng chính là những niềm tin vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, là những niềm tin vững chắc vào những điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Chính vì vậy, nhờ có hy vọng mà con người dù trong hoàn cảnh tồi tệ và tối tăm nhất vẫn sẽ luôn vững tin và có sức mạnh để tiếp tục nỗ lực và vượt qua được những thử thách chông gai. Nói cách khác, hy vọng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người trong cuộc sống.
4,
Thông điệp mà em tâm đắc nhất chính là "đừng bao giờ đánh mất hy vọng". Bởi vì hy vọng chính là nguồn sức mạnh giúp mỗi cá nhân vượt qua những thử thách, chông gai và mở ra con đường cho mỗi người định hướng trong tương lai. Nhờ có hy vọng mà con người vẫn tích cực và hạnh phúc sống dù trong hoàn cảnh bế tắc vì còn hy vọng là còn sức mạnh tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn.
1 | Thể thơ: tự do |
2 | Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo: - Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm… (Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm). |
3 | Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau. Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa: - Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…) - Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời. |
4 | - Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo. - Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc. -> Nhận xét về tình cảm: - Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả. - Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa. |
Câu 1 :thể thơ tự do
Câu 2: Những hình ảnh thể hiện cho sự gian khó ở Trường Sa: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, gió rát mặt, đảo thay hình dáng, sỏi cát bay như lũ chim hoang.
Câu 3:
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.
Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:
- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)
- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.
Câu 4 :Đoạn thơ trích trong bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khẳng định được tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. Thật vậy, hình ảnh những người lính hải đảo hiện lên với tầm vóc vĩ đại và tình yêu bất biến dành cho tổ quốc. Đầu tiên, họ là những người lính bất chấp những khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Điều kiện ở Trường Sa vô cùng khó khăn và khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Thứ hai, họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết. Tổ quốc đối với những người lính trẻ là thiêng liêng và vĩnh hằng biết nhường nào. Tóm lại, đoạn thơ cho ta thấy được phong thái yêu đời cùng tình yêu tổ quốc của những người lính hải đảo ấy.
Câu 1:
Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 2:
Ai trong chúng ta cũng có từng đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích có những chàng hoàng tử, những người anh hùng "đầu đội trời chân đạp đất". Những tưởng họ chỉ có trong câu chuyện mà thôi nhưng nay chúng ta sẽ bắt gặp họ ngay ngoài đời thường. Họ không phải là những điều gì to lớn mà chỉ với những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Hành động nhỏ là gì? Hành động nhỏ chính là những hành động bình dị, nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Còn " những người anh hùng giữa đời thường" chính là những cá nhân luôn luôn sống và cống hiến hết mình cho cuộc sống, cho sự tươi đẹp của cộng đồng. Trước đây, ta luôn có một ý niệm rằng những điều to lớn vĩ đại mới tạo nên những người anh hùng. Nhưng không cái đẹp, cái tốt vẫn được nảy nở từ hành động nhỏ có ý nghĩa góp phần xây dựng và bảo vệ cộng đồng, bảo vệ xã hội. Nó còn tạo động lực cho xã hội phát triển và ngày càng lớn mạnh. Có những cá nhân họ luôn thực hiện hành động nhỏ, cống hiến cho xã hội, có ích cho xã hội mà không cần sự đền đáp họ chính là những người anh hùng giữa đời thường trong lòng chúng ta. Hơn bao giờ hết, trong đại dịch Covid-19 chúng ta đã thấy được nhiều anh hùng giữa đời thường. Họ là những người bác sĩ tuyến đầu thầm lặng làm việc để ngăn cho dịch bệnh không bùng phát nghiêm trọng hơn. Hay đó những những chiến sĩ công an, bộ đội trong những khu cách ly tập trung, nhìn những hình ảnh đó khiến cho những người dân như chúng ta thấy ấm lòng. Anh hùng giữa đời thường còn là những người có lòng hảo tâm quyên góp lương thực, khẩu trang, trang thiết bị y tế,...Không chỉ trong đại dịch này mới có người anh hùng mà trong công cuộc phòng chống tội phạm có nhiều nhóm hiệp sĩ đường phố đã giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ nhà nước chống lại những kẻ tội phạm. Họ không ngại hi sinh tính mạng chỉ mong muốn cống hiến một điều gì đó cho cộng đồng. Là thanh niên, là những chủ nhân tương lai của đất nước thì chúng ta cần có những hành động để giúp đỡ cộng động và xã hội. Trước tiên, ngay hiện nay đó là " chống dịch như chống giặc"" hãy ở nhà". sau đó là tập tủng học hành để " đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu" như điều Bác Hồ đã dặn chúng ta.
EM NGHĨ CHẮC KHÔNG ĐÚNG QUÁ!!!
hi vọng giúp hạnh phúc