K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. (0,5 điểm) Đặc điểm nào sau đây cho em biết “ANH CÚT LỦI” là truyện đồng thoại?
A. Nhân vật trong truyện là loài vật biết nói năng như con người.
B. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa như con người.
C. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
D. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa như con người để giải thích nguồn gốc một sự vật.
Câu 2. (0,5 điểm) Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
D. Không có gì tốt cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon.
Câu 3. (0,5 điểm) Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc.
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn
D. Người không biết lắng nghe người khác góp ý
Câu 4. (0,5điểm) Trạng ngữ trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa gì cho câu? “Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.”
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ nguyên nhân
D. Chỉ mục đích
Câu 5. (0,5điểm) Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng?
A. Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà.
B. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà.
C. Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc
 D. Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Câu 6. (0,5điểm) Trong câu “Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.”, những từ nào là từ ghép?
A. Chấm dứt, cuộc đời, luôn luôn 3
B. Chấm dứt, lủi tránh, luôn luôn
C. Chấm dứt, cuộc đời, lủi tránh
D. Cuộc đời, luôn luôn, lủi tránh
     chi cần ghi câu 1 là đáp án a hoặc b thui ạ !!!
Đúng em cho 2000 xu 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
ANH CÚT LÚI
(Thấy Cun Cút cứ phải sợ hãi, trốn tránh, không có một ngôi nhà để ở, Ong thợ
khuyên Cun Cút nên làm một ngôi nhà)
Cun Cút vỡ lẽ gật gù:
- Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn
luôn lủi tránh. […..]
Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và ti mi. [..] Đến lúc phải bắt tay vào
việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng
sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.".
Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc,
bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. […..]
Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội!
Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lúi mấy lần mệt quái! Hôm nay
phải nghi cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một
giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của bác sĩ giỏi nói với ta vậy.". Cun Cút chui vào bụi, ngủ
gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua. [...]
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc,
lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,..
[..] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn
nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
- Nhà cửa đã xong chưa?
- Chưa xong gì cả.
- Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?
- Cũng chưa có gì cả.
- Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã
nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay
hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức
của sự tránh việc, của sự lười biếng.
Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm
nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.

3
25 tháng 12 2022

\(-\) C. Chấm dứt, cuộc đời, lủi tránh

25 tháng 12 2022

C bn nha!

 

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

A. Người lười biếng, ngại làm việc 

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Truyện kể về những bài học đầu tiên trong cuộc đời của chàng Dế Mèn 

  Các sự việc chính trong truyện. 

+ Miêu tả ngoại hình cường tráng của Dế Mèn

+ Sự khinh bỉ của Dế Mèn đối với mọi người xung quanh và Dế Choắt

+ Cái chết của Dế Choắt

+ Bài học đường đời đầu của Dế Mèn

- Những nhân vật trong truyện: Dế Mèn. Dế Choắt, chị Cốc...Trong đó nhân vật chính: Dế Mèn

- Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào?

+ Hình dáng miêu tả giống con người:

Dế Mèn: thanh niên cường tráng, đi bách bộ, đầu, to ra thành từng tảng, đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy, kiểu cách con nhà ra võ

Dế Choắt: gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, lưng, mạng sườn, mặt mũi ngẩn ngơ ngơ

+ Tính cách: bướng, hung hăng, hống hạch láo, trịnh thượng, yếu ớt

+ Ý nghĩa câu truyện muốn gửi gắm: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ sẽ mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. Bài học ấy rất có ý nghĩa với chúng ta

- Truyện ngắn muốn nhắn nhủ tới người đọc bài học rằng trong cuộc sống tuyệt đối không được tự cao, cho mình là nhất. Vì điều đó sẽ không chỉ mang đến hậu quả cho bản thân mà còn mang tới hậu quả cho những người khác. Bài học đó rất có ý nghĩa với em. Nó giúp em biết tu dưỡng đạo đức, sống khiêm tốn, biết yêu thương mọi người.

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.

0
1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện. Mình dang cần gấp

0

đều là truyện đồng thoại nói về những bài học