Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Cảnh Khuya
- Thời gian: 1947
- Địa điểm: chiến khu Việt Bắc
- Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch.
2. Thể thơ
- Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt của bài thơ Cảnh khuya là miêu tả và biểu cảm.
4. Bố cục bài thơ Cảnh khuya
STT Giới hạn Nội dung Phần 1 Hai câu thơ đầu Khung cảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng. Phần 2 Hai câu thơ cuối Hình ảnh người thi nhân trong đêm trăng sáng với những suy tư.5. Giá trị nội dung bài thơ Cảnh khuya
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
6. Giá trị nghệ thuật bài thơ Cảnh Khuya
- Sử dụng lời thơ, hình ảnh thơ tự nhiên, bình dị, gần gũi.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, không hoa mĩ, cầu kì.
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
1. Hoàn cảnh ra đời
Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình.
2. Ngôn ngữ
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết bằng chữ Nôm
3. Thể thơ
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
4. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5. Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Gồm 3 phần:
STT Giới hạn Nội dung Phần 1 Câu thơ 1 Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà Phần 2 Câu thơ 2 đến câu thơ 7 Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà Phần 3 Câu thơ cuối Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn6. Giá trị nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà
Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả
7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học- Sử dụng
1. Hoàn cảnh ra đời
Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
2. Ngôn ngữ
Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng chữ Nôm
3. Thể thơ
- Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:
Gồm có 8 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ Thường triển khai nội dung theo bố cục đề - thực - luận - kết4. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
5. Bố cục bài thơ Qua Đèo Ngang
- Gồm 4 phần:
STT Giới hạn Nội dung Phần đề Câu thơ 1 và 2 Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang Phần thực Câu thơ 3 và 4 Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang Phần luận Câu thơ 5 và 6 Tâm trạng của tác giả Phần kết Câu thơ 7 và 8 Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả3. Giá trị nội dung
bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ ụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ… đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
Bánh trôi nước1. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
2. Đề tài
- Vịnh vật: bánh trồi nước
3. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ miêu tả và biểu cảm
4. Giá trị nội dung bài thơ Bánh trôi nước
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi
- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
5. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
Rằm thắng giêng
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc
- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người
3. Giá trị nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Sử dụng điệp từ
-Tiếng GÀ TRƯA
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa trên đường hành quân
- Phần 2 (5 khổ thơ tiếp theo): Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu
- Phần 3 (2 khổ còn lại): Tiếng gà trưa gợi những suy tư
3. Giá trị nội dung
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên
- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
- Sử dụng điệp từ Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Cảnh khuya được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, cụ thể vào năm 1947. Đây là giai đoạn nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, rút lui lên những vùng rừng núi, hiểm trở để thành lập căn cứ, lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
Trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vầng thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước.
b. Nội dung
Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với tiếng suối, trăng, cảnh khuya đẹp như vẽ… hình ảnh thơ sinh động, giàu sức biểu cảm. Tiếng suối được so sánh như tiếng hát trong trẻo, nhẹ nhàng. Trăng in bóng lên cổ thủ lồng nhau vào nhau tạo sự hài hòa, huyền ảo. Hình ảnh thiên nhiên qua cảm nhận của Bác rất đẹp và sinh động.Trên nền thiên nhiên đó là thi nhân – người chiến sĩ đang thao thức bởi Người lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
c. Nghệ thuật
– Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
– Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.
– Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.
– Ngôn từ giản dị, trong sáng toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.
II. Bài Rằm tháng giêng
a. Hoàn cảnh sáng tác
Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.
Thông tin thêm: Bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1948, giai đoạn đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Nội dung
Bối cảnh viết bài thơ Rằm tháng giêng rất tình cờ, khi kết thúc một cuộc họp quan trọng, Bác trở về nhà bằng thuyền, đó cũng là thời điểm đêm về khuya, Bác đã thực sự rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng rằm. Con thuyền không chỉ chở người mà còn chở đầy ánh trăng lướt đi, đó là hình ảnh vô cùng lãng mạn của nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng toát lên sự ung dung, phong thái của Bác trong thời điểm khó khăn của cuộc kháng chiến.
c. Nghệ thuật
– Bài thơ gốc viết theo thất ngôn tứ tuyệt, dịch sang thể thơ lục bát.
– Mang vẻ đẹp cổ điển đặc trưng của phương Đông như: trăng, dòng sông, con thuyền.
– Ngôn từ có sức biểu cảm cao, hàm súc.
– Kết hợp giữa miêu tả và yếu tố biểu cảm giúp bài thơ mang nét đẹ cổ điển và hiện đại.
III. Ý nghĩa của 2 bài thơ
Cảnh khuya
Chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời nhưng không quên bày tỏ nỗi lòng của người lãnh đạo trước vận mệnh của dân tộc, đất nước.
Rằm tháng giêng
Thể hiện tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời từ thiên nhiên trong đêm trăng rằm.Bác có sự cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.
Bài viết về biện pháp nghệ thuật trong bài Cảnh khuya
Cảnh khuya bài thơ đã lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên và hình ảnh con người trong khung cảnh ấy. Trong không gian yên tĩnh người nghe có thể thưởng thức tiếng suối trong trẻo từ phía xa, biện pháp nghệ thuật sử dụng so sánh tiếng suối như tiếng hát của con người.
Trong câu “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” điệp từ “lồng” được sử dụng hai lần tạo ra khung cảnh thiên nhiên với đêm trăng rừng tầng lớp , xen kẽ nhau tạo nên vẻ đẹp lung linh, đầy màu sắc qua con mắt của những người đang ngắm nhìn cảnh vật.
Trong hai câu đầu lột tả vẻ đẹp của núi rừng, thiên nhiên thì hai câu sau nói lên nổi lòng của con người là chính tác giả. Điệp từ “chưa ngủ” được sử dụng hai lần, bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh. Bác đang suy nghĩ về tình hình đất nước và chiến tranh, điệp từ “chưa ngủ” đã thể hiện được nỗi lo nước nhà của bác.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việc Bắc và nói lên nỗi lòng của người cha già lo lắng, suy nghĩ đối với vận mệnh của dân tộc.
- Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đặc điểm:
+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.
Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền. - Ngắt nhịp:
Cảnh khuya: Câu 1. ¾;
Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.
- Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh
– cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.
- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
– Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối
– tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực
– vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Cách so sánh thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ: tiếng suối như tiếng hát - > tiếng suối trở nên gần gũi thân quen với con người, mang sức sống trẻ trung hơn.
+) + Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.
+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”. + Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống. = > Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.
Tiếng già trưa:
Giống: được viết trong khi cuộc kháng chiến chống pháp đang diễn ra rất ác liệt
Khác:
– Người chiến sĩ đi hành quân qua xóm nhỏ, có tiếng gà trưa “nhảy ổ” – gà đẻ trứng cục tác cục ta thì trong lòng biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ dắt díu nhau về.
– Điệp từ “ nghe” nhấn mạnh vào cảm giác của người chiến sĩ.
– Tiếng gà trưa làm xao động cả nắng trưa, hè bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ.
-> Người chiến sĩ hành quân gian nan vất vả nhưng nghe tiếng gà trưa nhảy ổ thì dường như hết mỏi hết. Bởi những kỉ niệm tuổi thơ yêu dấu đang trở về
TIẾNG GÀ TRƯA:
-phong cách thơ:hồn nhiên,dung dị,trữ tình,trong trẻo,khao khát yêu thương
-NT:thể thơ năm chữ tự do,có sự biến đổi linh hoạt,hình ảnh thơ gần gũi,giản dị,giọng điệu bồi hồi,tha thiết, lắng đọng,điệp từ,gợi hình gợi cảm
-ND:tình yêu bà,yêu làng quê của nhà thơ làm sâu sắc thêm tình yêu qh,đất nc
-YN:nhấn mạnh tình yêu qh,đất nc của mỗi con người đều bắt nguồn từ những thứ nhỏ nhất và những thứ xung quanh mik
#MIK CHỈ LM BÀI NÀY THUI THÔNG CẢM#
1.
''Cảnh Khuya''
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
''Rằm tháng giêng''
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
2.
-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.
-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.
-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :
+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng
+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng
3.
-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
-Điệp từ : ''Lồng''
+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.
-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động
4.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh