Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.
– Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh…
- Ví dụ 3,4 là cái còn lại, bn tự làm nha.......
a. Vai trò chỉ đạo của Lê nin trong và sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
- Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng mọi mặt. Lê nin thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành đấu tranh cách mạng, nêu lên khẩu hiệu "biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ và thành công, chế độ Nga hoàng bị lật đổ song cục diện 2 chính quyền song song tồn tại hình thành... Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của những giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Do đó, Lê nin và Đảng Bôn sê vich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ lâm thời.
- Tháng 4-1917, Lê nin đã đưa ra Luận cương tháng Tư, vạch ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa...
- Khi điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Lê nin bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa... Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất.
- Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của quần chúng nhân dân, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân...
- Tháng 3-1918, Lê nin kí hòa ước Bret- Li tốp rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc để có thời gian hòa bình, hòa hoãn xây dựng củng cố và phát triển lực lượng.
- Năm 1919, Lê nin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động tối đa sức người sức của để chống thù trong giặc ngoài. Nhờ thực hiện chính sách này, nước Nga huy động được toàn bộ nhân lực vật lực đánh tan hoàn toàn các cuộc tấn công của các nước đế quốc và bọn phản động trong nước, bảo vệ và giữ vững nhà nước Xô viết.
- Tháng 3-1921, trong hoàn cảnh nước Nga xô viết gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị, Lê nin đã đề ra chính sách Kinh tế mới. Thực hiện chính sách kinh tế mới nước Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp được phục hồi và phát triển. Tình hình chính trị xã hội dần ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
- tháng 12-1922, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê nin, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
b. Bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam
- Phải xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản lãnh đạo, dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Phải xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các lực lượng cách mạng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh với nhau. Sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
- Bài học về giành và giữ chính quyền.
Câu 1:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ:
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.
- Thành lập các Xô viết đại biểu công nông và binh lính.
- Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập. Nước Nga trở thành nước Cộng hoà.
Câu 2:
Tại sao nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng?
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.
⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)
Câu 3:
Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng 10 Nga
- Với nước Nga.
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Câu 4:
Nội dung chính sách kinh tế mới của Lenin. Tác động của nó đối với Nga
* Nội dung của Chính sách kinh tế mới:
- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa).
- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
- Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
* Tác động:
- Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.
- Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
- Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 5:
Nội dung chính sách mới của Ru- dơ-ven và tác dụng của nó
* Nội dung:
+ Giải quyết nạn thất nghiệp
+ Ban hành các Đạo luật về Phục Hưng, ngành ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...
* Tác dụng:
+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
+ Khôi phục được sản xuất.
+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản .
⇒ Tóm lại : Nhờ áp dụng chính sách kinh tế mới, nước Mĩ đã thoát ra khỏi khủng hoảng.
- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.
- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.
- Quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện.
b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đến Việt Nam
- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (mà trực tiếp là từ chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp):
+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm.
+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.