Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5
Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên ***** nhé!
Câu 4
-Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Hoặc cũng có thể là bài Con cò của Chế Lan Viên nhé!
Biện pháp điệp "có" kết hợp với liệt kê có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát.
Qua đó miêu tả hương vị của hạt gạo làng ta, có sự chắt chiu của hương vị đồng quê, của sự chăm chút từ con người.
-> Hạt gạo quý giá, thiêng liêng.
Khổ thơ trên thể hiện , nói về quê hương yêu thương. Khổ thơ sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để nói về quê hương như: "Quê hương là 1 tiếng ve", "Quê hương là 1 góc trời tuổi thơ " , " Quê hương là tiếng sáo diều", "là cánh cò trắng chiều chiều chân đê", chỉ với 1 biện pháp đó , tác giả đã thể hiện rõ tình cảm của mình với quê hương, cho thấy tác giả yêu quý từ quê mình từ những điều giản đơn nhất. Quê hương của tác giả qua lời kể vô cùng đẹp, đầy màu sắc tươi mới, sống động. Với những hình ảnh như Dòng Sông quê, Cánh cò trắng, lời ru của mẹ,... khơi gợi cho em những hồi ức của tuổi thơ khi còn nhỏ. Bài thơ trên cho em 1 cảm nhận sâu sắc, thú vị và cũng rất xúc động với những lời thơ hay, bay bổng, giúp em càng gắn bó với quê hương hơn, càng thêm yêu quý mảnh đất xinh xắn này.
Câu 5 nghĩa của từ được diễn đạt cụ thể trong văn cảnh ,cách hiểu của em về"cánh đồng vàng"
Là gì
trong đoạn thơ của nhà thơ Hoài Vũ, dòng sông quê hương hiện lên thật đẹp và quý giá qua những hình ảnh và cảm xúc sâu lắng. Dòng sông được so sánh với "dòng sữa mẹ," một hình ảnh đầy ắp sự yêu thương và chăm sóc. Sự so sánh này không chỉ nhấn mạnh vai trò quan trọng của dòng sông trong việc nuôi dưỡng cây cối, mà còn gợi lên hình ảnh của sự trìu mến và ấm áp từ người mẹ. Nước sông “xanh ruộng lúa, vườn cây” cho thấy sự phong phú và sức sống mãnh liệt mà dòng sông mang lại cho đất đai. Sự tươi tốt của đồng ruộng và vườn cây nhờ vào nguồn nước từ sông chứng tỏ sự cần thiết của nó trong cuộc sống nông nghiệp. Hình ảnh “ăm ắp như lòng người mẹ” tiếp tục nhấn mạnh sự bao la và đầy đặn của tình yêu thương mà dòng sông trao tặng cho quê hương. Dòng sông không chỉ chở nặng phù sa mà còn mang theo sự quan tâm và lo lắng của mẹ đối với con cái, như “chở tỉnh thương trang trải đêm ngày.” Vẻ đẹp của dòng sông chính là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và tình cảm con người, vừa nuôi dưỡng, vừa biểu lộ tình cảm sâu sắc. Dòng sông quê hương không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn là biểu tượng của sự ấm áp và yêu thương, đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.
Các cụm danh từ là :
-Hạt gạo làng ta
-Sông Kinh Thầy
-Hương sen thơm
-Vị phù sa
- Hồ nước đầy
- Lời mẹ hát
Cụm danh từ trong khổ thơ là:
hạt gạo làng ta; vị phù sa; sông Kinh Thầy; hương sen thơm; hồ nước đầy; lời mẹ hát; hôm nay
_Học tốt_
Nghệ thuật:
- Biện pháp ẩn dụ: Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Nội dung: Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cả. Mẹ là người nuôi dưỡng cho con từ những ngày bé thơ, nuôi dưỡng tâm hồn con với những lời ru, những câu truyện cổ.
- "Tuổi thơ chở đầy cổ tích". Tuổi thơ vốn là chỉ một quá trình, một thứ không hiện hữu nhưng được nhà thơ coi như con thuyền, một vật hữu hình, chứa đựng cái cụ thể. Phép nhân hóa khiến câu thơ giàu tính hình tượng: tuổi thơ con được nuôi dưỡng và bồi đắp bởi những câu chuyện cổ tích nhân hậu của bà của mẹ.
- "Dòng sông lời mẹ ngọt ngào". "Dòng sông lời" ý chỉ những lời mẹ hát ru con từ thuở nằm nôi dạt dào tuôn chảy như dòng sông quê hương, êm dịu và không bao giờ vơi cạn. Hình ảnh nhân hóa khiến những lời hát ru trở thành dòng chảy, dòng sữa bất tận nuôi dưỡng tuổi thơ con. Hình ảnh này cũng khiến ta nhớ tới câu ca dao thuở nào:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
- "Đưa con đi cùng đất nước": câu thơ sử dụng phép nhân hóa. Những lời hát của mẹ, "dòng sông lời" ấy, "tuổi thơ chở đầy cổ tích ấy" đưa con đi cùng đất nước. Câu thơ vừa mang tính tả thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Nghĩa thực nghĩa là những giá trị văn hóa truyền thống mà mẹ truyền tải trong từng lời hát, từng giai điêu. Đó là câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng biết vươn vai lớn bổng chống giặc ngoại xâm. Đó là câu chuyện về cô Tấm hiền thảo, ở hiền gặp lành. Đó là con cò con vạc nhỏ bé nhưng gồng gánh cả thế giới... Đi cùng đất nước là ở chỗ đó. Con mai này lớn lên, thấm trong tâm trí là những lời hát ru, những câu chuyện ấy. Đó mãi là nền tảng, là tiền đề, là động lực để con trưởng thành, sống có ích.
- "chòng chành nhịp võng ca dao". Từ láy "chòng chành" cho thấy động tác đưa nôi đều đều, nhẹ nhàng nhưng không hề buông lơi. Trạng thái "chòng chành" ấy không chỉ được tạo nên từ hành động cụ thể, trực quan là đưa nôi mà còn bằng "nhịp võng ca dao". Dường như, mẹ ru con bằng cả lời hát, điệu hát và bằng cả cử chỉ thân thương. Âm điệu lời ru vì thế mà lan tỏa ra khắp khổ thơ. Tạo nên sự dịu ngọt, mênh mang...