K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

      Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

       Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

       “Cá thu biển Đông như đoàn thoi

              Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

       Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

     Dàn đan thế trận lưới vây giăng

        Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

      Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

        Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

       Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

      Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

      Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thỏ của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

       Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

         Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

       Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xức bỗng trở  nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

      Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

        Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ  là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

        Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.

        Trích: loigiaihay.coCó ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng của thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

       Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

       Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

       “Cá thu biển Đông như đoàn thoi

              Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

       Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

      Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

     Dàn đan thế trận lưới vây giăng

        Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

       Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

        Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

       Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

       Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

       Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

       Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

         Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

       Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cám xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

      Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

        Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ  là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

        Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa


 

24 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

24 tháng 11 2021

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Thiên nhiên, đất trời hòa quyện cùng với con người tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp trong liên tưởng của tác giả. Những hình ảnh "lái gió", "buồm trăng", "mây cao", "biển bằng" là những hình ảnh đẹp mang đậm chất hiện thực. Mỗi một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá cũng như tham gia đánh trận, cùng phải dàn binh, bố trận, cũng phải có vũ khí, cũng phải thăm dò, cũng phải đối chọi với thiên nhiên đất trời nơi bão bùng, sóng lớn... Một trận chiến với cá cũng khiến cho con người phải suy nghĩ, phải sống chiến đầu với thiên nhiên nhưng cũng phải hòa quyện cùng với thiên nhiên để tạo ra một tâm thế tốt, một cảnh sắc hài hòa và có nhịp điệu trong cuộc sống.

Bạn tham khảo và thêm ý cho bài viết của mình thêm đặc sắc nhé: 

Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong phong trào Thơ mới. Thơ của ông luôn có một phong cách rất riêng với những nhà thơ khác. Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông trong thời kì mới là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ là lời ca ngợi thiên nhiên và con người lao động Việt Nam thời kì đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đoàn thuyền đánh cá có những hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt là ba khổ thơ:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
...
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào"

Ba khổ thơ trên là bức tranh thiên nhiên và con người lao động giữa biển khơi mênh mông. Đó là hình ảnh của những con người đang cố gắng hết sức mình đánh bắt từng đàn cá lớn để làm giàu cho quê hương đất nước. Hình ảnh những con người đang lao động giữa biển khơi to lớn thật hào hùng, kiên cường và mạnh mẽ biết bao.

Bài thơ là sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Thế nên, khi viết về những người lao động đang ra khơi đánh bắt cá, Huy Cận đã vẽ ra một khung cảnh lãng mạn vô cùng:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"

Đoàn thuyền của con người đang lướt đi dưới ánh trăng vàng đang chiếu trên mắt biển long lanh. Vốn đoàn thuyền ấy chỉ là những con thuyền nhỏ bé, bình thường, thế nhưng giờ đây nó đang dần trở lên khổng lồ, to lớn, để hòa nhập với kích thước bao la của vũ trụ. Con thuyền ấy giờ đây có bánh lái là gió, có cánh buồm là ánh trăng vàng, đang lướt đi thật nhẹ giữa mênh mông không trung bao la. Những hình ảnh "lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng" đã biến đổi đoàn thuyền bình thường trở thành một đoàn thuyền của vũ trụ, vừa to lớn, kì vĩ, lại vừa đẹp lộng lẫy dưới ánh trăng. Giữa lúc này đây, dường như không trung vô tận kia đang hòa cùng với mặt biển làm một thể thống nhất đưa con thuyền trôi ra ngoài dặm xa. Ở ngoài đây, con thuyền đang chăm chú đậu lại, để "dò bụng biển". Hành động dò tìm này phải chăng là hành động tìm kiếm những đàn cá lớn, tìm tòi những điều bí ẩn thế giới biển cả để đánh bắt, để học hỏi của những người ngư dân trên biển? Hành động ấy vừa để phát hiện ra luồng cá lớn vừa như để thăm dò ẩn ý của mẹ biển cả, liệu người có bằng lòng để chúng con được mang về thật nhiều cá lớn mà làm giàu cho quê hương? Con người và thiên nhiên ở đây hiện lên đều thật hùng vĩ và to lớn. Con người chẳng phải là những vật thể nhỏ bé giữa vũ trụ biển cả bao la nữa, mà họ cũng vụt trở lên thật to lớn, thật sinh động vô cùng. Họ đang trong tư thế làm chủ thiên nhiên, bởi vậy nên họ mới mạnh dạn "dàn đan thế trận lưới vây giăng". Đây là một hành động chuẩn bị cho việc đánh bắt một mẻ cá lớn.

Huy Cận đã vẽ lên một bức tranh với thiên nhiên và con người lao động cùng nhau hòa quyện. Thiên nhiên trong đó thật vừa rộng lớn, bao la, lại vừa đẹp đẽ muôn phần nhưng con người trong bức tranh ấy của Huy Cận chẳng còn là những chủ thể yếu đuối trước thiên nhiên vũ trụ nữa. Ở đây, trong bức tranh này, họ đang đứng hiên ngang trước thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, sánh ngang tầm với thiên nhiên, dù thiên nhiên ấy còn biết bao điều bí ẩn mà họ chưa khám phá được hết. Thế mới hiểu rõ, con người Việt Nam sau chiến tranh đã trưởng thành, lớn lao, mạnh mẽ, kiên cường như thế nào trước bao sóng gió bão tố!

Bước sang một khổ thơ khác, người đọc chúng ta lại được Huy Cận dẫn tới một bức tranh khác. Bức tranh ấy vẫn là chủ đề thiên nhiên, thế nhưng thiên nhiên trong đó không chỉ có mỗi ánh trăng vàng, mặt biển xanh mà giờ đây nó còn lấp lánh đầy sắc màu khác nữa. Đó là sắc màu của những loài cá biển:

"Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

Quả là một bức tranh rực rỡ sắc màu và thật sống động. Nào là màu lấp lánh, "vàng chóe", nào đen, nào hồng,... đủ màu đủ sắc, đủ thanh âm, thật đặc sắc biết chừng nào! Khổ thơ mở đầu bằng một loạt tên của những loài cá biển vốn là những loài cá đặc biệt chỉ có của vùng biển Hòn Gai, Quảng Ninh. Nào cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song - toàn là những loài cá đặc sản, thế mới thấy được biển cả Việt Nam giàu có, phong phú đến nhường nào! Không chỉ vậy, biển cả còn hiện lên thật đẹp khi:

"Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe"

Cá song - một loài cá đặc sản của vùng biển Việt Nam, với đặc trưng là chiếc đuôi đen đỏ, giờ đây trong con mắt đa tình của người thi sĩ, nó bỗng trở thành một bó đuốc giữa lòng biển khơi. Bó đuốc ấy thắp sáng lên cả một vùng biển rộng tăm tối, để vùng biển ấy vụt sáng lên, óng ánh lên thứ ánh đuốc đen hồng. Chưa từng có trong thi ca một hình ảnh so sánh mĩ miều đến vậy! Phải là người có trí tưởng tượng thật phong phú, đôi mắt quan sát thật tinh tường thì Huy Cận mới có thể nhận ra được cái thứ đặc trưng đặc sắc này của mỗi loài cá biển. Không chỉ thắp lên một ánh đuốc sáng bừng cả đại dương, trong mắt Huy Cận, những chú cá biển ấy như những cô em gái lém lỉnh, tinh nghịch, đang quẫy thật mạnh chiếc đuôi lóng lánh của mình trên mặt nước. Và thế là, giữa mặt nước mênh mông, ánh trăng "vàng chóe" bắn lên không trung vừa đẹp lóng lánh, lại tươi mát lạ lùng. Ở đây Huy Cận đã dùng một tính từ tả màu sắc rất nổi bật "vàng chóe" - thứ ánh vàng vừa óng ánh lại vừa đặc biệt, nó đã làm câu thơ bật lên nghe rất âm vang. Kết lại khổ thơ, Huy Cận viết:

"Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

Đây là một hình ảnh nhân hóa, nhưng lại độc đáo một cách thật thú vị. Màn đêm đang thở, đang dùng những nhịp thở của mình để thổi vào không gian tĩnh mịch của biển cả bao la. Cái tiếng thở ấy của đêm phải chăng là âm thanh của tiếng nước thủy triều đang nhấp nhô nâng hạ? Từng đợt thủy triều cuốn vào bờ cát rồi lại chạy thật nhanh ra xa và Huy Cận như cảm thấy như màn đêm đang phập phồng hơi thở: sao lùa nước Hạ Long? Những miền, những chiều không gian khác nhau nhưng lại được Huy Cận nối lại thành một cách liền mạch. Không gian của đêm, của biển, của sao trời và ánh trăng đã nối thành một điểm và ở giữa điểm đó là hình ảnh của những con người lao động đang miệt mài với công việc của mình.

Cả khổ thơ là lời ca ngợi của Huy Cận đối với sự giàu có của biển cả mênh mông. Bằng con mắt của nhà thi sĩ yêu đời, Huy Cận đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên cùng muôn vàn loài cá khác nhau thật đẹp đẽ. Bức tranh ấy vừa đầy màu sắc, nhưng lại không kém phần lung linh, sinh động biết bao.

30 tháng 4 2019

1. Mở bài: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ ( viết lại đoạn thơ)

+ Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:

- Huy Cận là bút danh, họ tên là Cù Huy Cận. Thơ của ông dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới.

- Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được Huy Cận viết năm 1958. Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá một đêm trăng tròn Hạ Long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.

+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

- Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam. Thơ của Thanh Hải có ngôn ngữ trong sáng, giàu âm điệu nhạc điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành và lắng đọng.

- Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước.

+ Nhận xét: Cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của con người Việt Nam đặc biệt là 2 đoạn thơ sau (trích dẫn thơ)

2. Thân bài

* Phân tích khổ thơ bài Đoàn thuyền đánh cá

- Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Hai tiếng “thuyền ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp bức, bóc lột làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức lao động. Ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình.

Trong không không khí hào hứng phấn khởi, say mê người ngư dân đưa con thuyền vào cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở lên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao.

Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như "lướt" giữa không gian rộng với trời xanh bát ngát. Động từ "lướt" diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng. Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời.

=> Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh.

Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp hiện thực. Cảnh lao động trở về tính chất quyết liệt của nó:

"Ra đầu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng"

Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ có những trang thiết bị thô sơ thiếu thốn. Giờ đây họ đã có trong tay những trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ. Với những phương tiện ấy, họ tự tin tìm đến những nơi xa để "dò bụng biển".

Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành "bụng biển". Nơi ấy chất chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước.

Bằng một động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên.

* Phân tích khổ thơ bài Mùa xuân nhỏ nhỏ

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót.

=> Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi.

=> Mong muốn được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

Ta nhập vào hòa ca

Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người.

=> Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

*Hình ảnh con người Việt Nam trong bài thơ:

Cả hai tác giả đều lấy những hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng để thể hiện hình ảnh niềm vui, sự nhịp nhàng cùng hòa nhập thiên nhiên. Qua đó tác giả cũng truyền đạt một thông điệp hình ảnh con người Việt Nam luôn cố gắng làm việc với ước mơ cống hiến một phần công sức cho sự phát triển của đất nước.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung của em về hai khổ thơ trên.

9 tháng 7 2017

Những câu thơ trên gợi cho ta thấy hình ảnh con thuyền ra khơi trong bài "Quê hương" của Tế Hanh.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Hai câu thơ trong bài "Đoàn thuyền đánh cá":

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Nhằm nói tới hình ảnh con thuyền vốn nhỏ bé nay trở thành lớn lao, ngang tầm vũ trụ, kì vĩ.

    + Con thuyền đặc biệt được cầm lái bởi gió, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện giữa con thuyền với tự nhiên.

    + Hình ảnh con thuyền được nâng lên, hòa nhập với kích thước lớn lao của thiên nhiên, vũ trụ.

Điều đó khiến cho cảm giác nhỏ bé, cô đơn và lẻ loi của con người hoàn toàn biến mất.

→ Hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng kết hợp với hình ảnh con người phơi phơi, hào hứng với công việc.

28 tháng 6 2019

Chọn đáp án: A.

29 tháng 3 2021

tham khảo

âu thơ này đã dùng rất nhiều biện pháp nhân hóa để nói lên tinh thần lạc quan yêu đời của từng thành viên trên thuyền. Tác giả còn cho ta thấy sự tấp nập nhưng không thể thiếu đâu đó sự vui vẻ, hạnh phúc xung quan bới đó là sự phấn khích, sự phấn khởi, phấn khởi cho một thời đại mới thời đại mà con người đất nước được đứng lên mà làm chủ đất nước của họ, không phải bị lo quân xâm lược. Các giạt động như " dò bụng biển" có vẻ quá bình thường so với ngày nay, nhưng đối với họ được " dò bụng biển" làm họ rất hạnh phúc vì họ đã bỏ qua công việc này rất lâu rồi. Câu hát của đoàn thuyền thể hiện sự vui quên cả mệt mỏi của những người lao động.