K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2016

Chắc chắn rằng ai đã từng đọc truyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-déc-xen sẽ có những xúc động và thổn thức riêng sau khi gấp trang sách lại. Có lẽ người đọc xót xa cho một thân phận, một kiếp người ngắn ngủi mang theo nhiều khát khao bình dị. Hình ảnh cô bé bán diêm ở cuối tác phẩm dường như ám ảnh người đọc về ước mơ nhỏ nhoi, giản đơn của con người trong xã hội.

An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng, văn của ông rất đời, rất người khiến người đọc phẩm ngẫm nghĩ và không thôi ám ảnh. Cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt và cũng là nơi mà tác giả gửi gắm tâm tư nguyện vọng.

Hiện lên trong cái lạnh cắt da cắt thịt trong một đêm giao thừa ở xứ sở Đan mạch, cô bé bán diêm hiện lên thật thê lương “môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố”. Một cô bé chỉ lo sợ không bán được que diêm nào sẽ bị cha đánh đòn. Và chính nỗi sợ ấy đã gây nên bi kịch cuộc đời đầy đau thương trong đêm giao thừa ấy.

An-déc-xen đã xây dựng thành công và đầy ám ảnh hình ảnh một cô bé bán diêm cô độc trong chính khoảnh khắc đáng ra phải được sum vầy bên gia đình.

Trong không gian ‘mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” thì cô bé đáng thương ấy đã nhớ đến khoảng thời gian khi bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi nên sự ấm áp, an lành. Cuộc sống của ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống của cô và cha hiện nay, đầy tăm tối và cùng cực. Em muốn về nhà, nhưng không thể về vì sợ cha đánh đòn, bởi em chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé nghèo không chỉ thiếu thốn vật chất mà còn khiến người đọc xót xa vì thiếu đi tình yêu thương của người cha tàn nhẫn.

Chính thực tại và sự đối lập bất công đó khiến em khao khát “Chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ buốt nhỉ”. Ước muốn thật nhỏ nhoi, bình dị giữa bao nhiêu phồn hoa nơi thành phố khiến người đọc không kìm nổi nước mắt. Và em đã đánh liều quẹt một que, hình ảnh que diêm sáng lên gợi nhắc bao điều “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Thứ ánh sáng nhỏ nhoi đó khiến em cảm thấy ấm áp, dịu êm. Nhưng thời tiết khắc nghiệt, tuyết phủ đầy, hình ảnh que diêm cháy rồi cũng vụt tắt khiến màn đêm lại bao phủ lấy trái tim em, và em lại lo sợ về nhà bị cha mắng.

An-đéc-xen thương xót cho những khát khao bình dị của cô bé nên mới để cô bé quẹt thêm que thứ hai. Que diêm thứ hai sáng lên với một khung cảnh  ấm áp, vui tươi. Em đã nhìn thấy phía trong những ngôi nhà đó có đĩa thịt quay, bàn ăn được bày biện thật đẹp mắt. Và em ước rằng những cảnh tượng đó là có thực, em sẽ mang thịt quay về nhà, em sẽ không bị đói nữa. Nhưng khi que diêm vụt tắt thì khung cành ấy cũng tan biến, nhường chỗ cho phố xá vắng tanh, heo hút. Một lần nữa giấc mơ của em lại vỡ vụn, tan biến. Thật tàn nhẫn.

Một lần nữa, que diêm tiếp theo lại được thắp sáng lên, ở đây em được sống một cuộc sống ấm no,hạnh phúc trọn vẹn. Khung cảnh “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng” hiện lên thật tươi đẹp. Nhưng rồi thời tiết khắc nghiệt, cuộc đời trớ trêu khi em chạm tay vào bức tranh đó thì mọi thứ tan biến. Hụt hẫng, chới với, nghện đắng trong tâm trí người đọc về cảnh tượng này.

Cô bé bán diêm đang phải chống chọi với cái lạnh một mình, sức lực trong em cũng đang cạn kiệt dần. Nhà văn đã không thể để cho em phải vật lộn với sự khắc nghiệt đó mà cho em được gặp lại người bà hiền từ, ấm áp. Có lẽ đây là điều duy nhất mà tác giả có thể làm cho em, để em sống lại với những ngày tháng êm đềm bên bà, được yêu thương. Khoảnh khắc em về với bà, về với thế giới ‘chẳng còn rét buốt và sự đe dọa nào nữa’. Nơi ấy em sẽ không phải đối chọi với hiểm nguy, với thiếu thốn và mất mát nữa.

Khi gấp trang sách lại, hình ảnh cô bé bán diêm vẫn còn ám ảnh trái tim người đọc. Những ước mơ, khát vọng nhỏ nhoi của con người bị xã hội, bị chính con người chà đạp. Qua tác phẩm này tác giả muốn gửi tới mọi người bức thông điệp hãy yêu thương lấy nhau đầy tính nhân văn.

9 tháng 10 2016

Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua biết bao tuổi thơ của con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ trong “Cô bé bán diêm” cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người.

Trong mùa đông giá rét năm ấy, có một cô bé mồ côi đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em không dám về nhà vì nếu chưa bán được diêm, em sẽ bị cha đánh. Trong đêm giao thừa, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. Một cô bé đáng thương vừa thiếu đi hơi ấm của ngọn lửa vừa thiếu đi hơi ấm của tình người.

Em thầm mong có một que diêm để quẹt lấy hơi ấm. Ước ao bé nhỏ ấy em không dám thực hiện chỉ đơn giản bởi em sợ mình sẽ làm hỏng mất bao diêm. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”. Nhờ vậy, em như được nhìn thấy phép màu quá ngọn lửa bé nhỏ: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Em nhận ra có “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Có lẽ giữa sự khắc nghiệt của hoàn cảnh thực tại đã khiến em có một ước mơ giản đơn nhưng lại quá xa vời. Que diêm vụt tắt là lúc giác mơ của em cũng kết thúc và em được trở về với hiện tại. Em tự mình hình dung ra những lời mắng chửi thậm tệ của cha. Nỗi lo sợ vây kín tâm hồn em.

Không chỉ phải chống chọi với cái giá rét của mùa đông, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Ánh sáng của ngọn lửa que diêm thứ hai rực lên cũng là lúc bức tường xá xịt kia trở thành một “tấm rèm bằng vải màu”. Em ngập tràn hạnh phúc khi nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Nhưng tất cả cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường. Thương em bao nhiêu, ta càng thấy oán trách sự vô tâm của xã hội em sinh ra và lớn lên.

Và một lần nữa, que diêm lại sáng bừng lên, cho em “một cây thông Nô-en”, như trả lại tuổi thơ cho em: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Niềm vui của em vừa trỗi dậy rồi cũng vụt tắt như que diêm kia. Tất cả những gì em nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Em không thể đưa tay chạm vào, mà chỉ có thể cảm nhận trong phút chốc qua trí tưởng tượng của bản thân. Trước đêm đông giá rét, em đang dần kiệt sức và gục ngã.

Thường những phút cuồi đời, người ta thường mong ước được ở bên cạnh những người thân yêu. Có lẽ vì thế nên khi thắp lên que diêm tiếp theo, em nhìn thấy người bà hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Em có cảm giác như mình được trở về với quãng thời gian ấm áp khi xưa. Em mong mỏi, khát khao được ở bên bà: “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.” Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được những vất vả, khó khăn đến cùng cực mà em đnag phải gánh chịu. Điều cần thiết với em lúc này không phải là được sưởi ấm, được ăn no. Em mong mỏi được sống trong tình yêu thương của gia đình. ĐÓ chính là ước mwo thầm kín bấy lâu nay của em.  Bởi vậy, mặc cho nỗi sợ bị cha đánh mắng, tuyết rơi giá rét, em vội vàng thắp hết những que diêm còn lại để được bên bà lâu hơn nữa. Rồi em được trở về với bà, đến một nơi mà “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Em ra đi thanh thản trong niềm hạnh phúc ngập tràn.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm”. Không ai biết được điều gì đã thực sự xảy ra trong đêm đông hôm đó. Một cái kết buồn trong lòng người đọc nhưng lại là niềm hạnh phúc bé nhỏ của em bé bán diêm bất hạnh.

Thông qua câu chuyện, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp nhỏ tới toàn thể nhân loại: thông điệp về tình người. Còn đó ngoài kia biết bao trẻ em lang thang cơ nhỡ đang cần chúng ta dang rộng cánh tay giúp đỡ. Các em thực sự cần được quan tâm, yêu thương và bảo vệ.

27 tháng 9 2016

Nhà văn muốn gửi gắm là học sinh thì tự tìm hiểu lấyhiha

3 tháng 10 2016

Vì có lẽ đối vs cô bé bà còn quan trọng hơn rất nhiều so vs những thứ kiahihi

8 tháng 12 2016

. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

-Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáutiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịpkhá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

-Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

-Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

tho%20luc%20bat.jpg

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học ViệtNam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.

7 tháng 12 2016

Trong văn mẫu cs thê sao ko tham khảo mk viết

 

12 tháng 11 2016

Ý 2

+) Trong cuộc sống hằng ngày, gia đình cũng có những khi gặp sóng gió, biến cố. Làm sao để giữ được một mái ấm gia đình khi mỗi thành viên trong gia đình ấy theo đuổi một mục đích riêng của mình và nhất là khi họ không còn ý thức cùng chung xây dựng một gia đình hạnh phúc. Ở hoàn cảnh đó, làm thế nào để giữ được gia đình. Vì những sự hiểu lầm, vì những ích kỷ cá nhân, họ đã vô tình quên đi rằng gia đình là gốc của xã hội. Một gia đình truyền thống luôn chứa đựng yếu tố quá khứ và tương lai. Chúng ta có thể hiểu, Tổ tiên là quá khứ, tương lai là con cháu. Khi con người ta đang lúc khí huyết sung mãn, khoẻ khoắn, thì thường mang tâm lý sống không cần ai, không cần người thân, gia đình, bạn bè. Để rồi, đương nhiên, cuộc sống không có khuôn phép, không theo phép tắc, không có cái gì phải kính, phải nể,…

Có những người, những bậc làm cha, làm mẹ, lúc khoẻ mạnh sống không nghĩ đến con cái. Cho đến lúc về già, khoảng sáu, bảy mươi tuổi, thì cái cảm giác thèm một mái ấm gia đình, thèm sự quan tâm của con cái, người thân… Lúc ấy mới thấm thía hết ý nghĩa của hai chữ Gia đình.

Rồi có những người, tuổi trẻ mải miết theo đuổi những tham vọng cá nhân, về già không con cái, không gia đình, sống cô đơn, cô quạnh một mình. Cả cuộc đời thiếu nụ cười trẻ thơ. Con trẻ, khi bé học Cha, Mẹ, lớn lên học Thầy, nhưng Ông Thầy cuối cùng dạy cho mình biết yêu, biết trách nhiệm, là phải là sự kết hợp của cả gia đình và xã hội. Gia đình chính là nơi để ta sống có trách nhiệm với quá khứ và niềm tin với tương lai, là mầm nuôi dưỡng những thế hệ măng non của đất nước.

Trong xã hội của chúng ta hôm nay, đạo đức gia đình đã ít nhiều mai một. Nếu trong nhà chỉ còn cái hình thức mà mất tinh thần, mất đi sự yêu thương, quan tâm tới nhau thì thật đáng buồn. Văn hoá gia đình truyền thống của Việt Nam là kính cha kính mẹ, anh em hoà thuận yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ đùm bọc nhau. Làm người, ta cố ở cho hết đạo thờ Cha, kính Mẹ, hoà thuận với anh, em – như đạo lý bao đời nay vẫn dạy.
Gia đình có ấm êm thì đất nước mới thịnh vượng. Đảm bảo, gìn giữ một gia đình vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mỗi một thành viên trong xã hội. Gia đình có phát triển mới tạo nền tảng cho cá nhân phát triển.

13 tháng 11 2016

Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế ma những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt đọng vui chơi giải trí bổ ích lí thú. Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc. Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đỏ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha.

Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bè bạn được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không. Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng.

Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mạng thiêng liên đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỉ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cúng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng đẻ cho chúng phải sống cuộc sông khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc…hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.

Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng , xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đòng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ….Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách va trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bạc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm hồẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện đẻ trẻ được sống trong niềm ui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng .

Mái ấm gia đình lá sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận cau những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi ma cha mẹ dành cho thì phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người băng cả trái tim nhan ái. Để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc cảu tâm hồn.

12 tháng 10 2016

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn ***g vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?
Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.
Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

12 tháng 10 2016

ban copy tu tran nao the?

20 tháng 9 2016

Trong cuộc sống,bất cứ ai trưởng thành cũng đều trải qua tuổi ấu thơ,tôi cũng không ngoại lệ. Ngày ấy tôi thật hạnh phúc, may mắn khi được sống trong một gia đình ấm êm, dược cha mẹ yêu thương, hạng phúc tràn đầy. Và bây giờ, cho đến năm nay, mười ba tuổi tôi đã có thể làm được nhiều việc. Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Hằng năm, mỗi khi đi học tôi thường được ba mẹ chở đến trường.nThế nhưng năm nay tôi đã tự đạp xe đến trường. Ngày ngày, tôi cùng “anh chàng” Martin do ba tặng nhân dịp sinh nhật tôi tròn mười ba tuổi đến trường.hai niên học trước, con đường từ nhà đến trường rất quen khi tôi ngồi trên chiếc xe máy để ba chở đi học. Ngược lại niên học này đối với tôi, cảnh vật hai bên đường thay đổi đến lạ thường. Một mình trên chiếc xe đạp đợi chờ một cơn gió nhẹ hôn thoáng qua đôi má và để lại cảm giác mát mẻ của ngày nắng. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Trước đây ba chở, xe lao nhanh về phía trước không có được giây phút ngắm nhìn cảnh vật. Thành phố nơi tôi ở, thành phố công nghiệp, nhịp sống rất nhộn nhịp mỗi khi học sinh tan học, hoặc công nhân ra về. Lúc đó con đường chíng dẫn vào thành phố, dòng người xe cộ nườm nượp, ngược xuôi. Từ trên cao nhìn xuống họ như lũ kiến vỡ tổ bò loạn xạ, không còn làm tôi e ngại như trước nữa. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở. Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi, tôi mạnh dạn từ chối, vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân. Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm. Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.

Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc. Ước mong giúp ích cho gia đình và xã hội. Hơn hết là được cống hiến cho đất nước.

22 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nha

25 tháng 9 2016

ko nhớ đề sao làm

7 tháng 11 2016

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

 

7 tháng 11 2016

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

chúc bạn học tốt vui

6 tháng 11 2016

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
 

6 tháng 11 2016

ê đây là bài giải cho đề bài trên của tui hảbucqua