K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2024

Đoạn thơ “… Ôi thủa ấu thơ… Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ…” trong bài "Gò Me" của Hoàng Tố Nguyên khiến em nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào và bình dị. Những hình ảnh trong câu thơ như "lá xanh", "dải lụa mềm", và "lửng lơ" đều mang đến cảm giác tươi mới, nhẹ nhàng như một bức tranh thiên nhiên trong trẻo. Cách tác giả miêu tả màu xanh của lá giống như một dải lụa mềm mại, bay bổng, gợi lên một không gian đầy ắp sự thanh thản và yên bình. Từ đó, em cảm nhận được sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, nơi mọi vật xung quanh đều tươi mới và đầy sức sống. Đoạn thơ không chỉ là lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là sự hoài niệm về một thời tuổi thơ vô lo, vô nghĩ. Những hình ảnh bình dị nhưng đầy chất thơ ấy đã khắc sâu vào tâm trí em, khiến em muốn sống lại những khoảnh khắc ấy, để cảm nhận sự bình yên mà thiên nhiên và tuổi thơ mang lại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê:

                                    “Ôi, thuở ấu thơ

                                     Cắt cỏ, chăn bò

                                    Gối đầu lên áo

                                   Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

                                  Lòng nghe theo bướm, theo chim

                                 Me non cong vắt lưỡi liềm

                               Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đến với bài “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, ta sẽ được sống lại trong những kí ức tuổi thơ êm đẹp qua đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Sở dĩ đây là một trong những đoạn thơ nổi bật nhất bài bởi vì cách nhà thơ lựa chọn hình ảnh thật sinh động, hấp dẫn hơn hết. Đó chính là nỗi niềm cảm thán về thời ấu thơ với rất nhiều kỉ niệm mà ai cũng sẽ trải qua. Những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo, ngồi nghe tiếng sáo thổi dưới hàng me… gợi nên một nhịp sống chậm rãi, yên bình nhưng không kém phần vui tươi, nhộn nhịp. Bỗng chốc thấy quả me thì cong vắt như hình lưỡi liềm, còn lá me lại xanh dài như tơ lụa. Nhà thơ thật tài tình khi sử dụng biện pháp so sánh gợi nên không gian cảnh vật thanh bình, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết của chính ông

11 tháng 12 2019

Bắt cái tay mà hỏi ông google ấy

11 tháng 12 2019

gap cai chi chu

29 tháng 10 2018

Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~

6 tháng 1 2022

giúp mình

 

 

6 tháng 1 2022

cam ơn

 

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

1 tháng 12 2021

Tham Khảo:

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-bieu-cam-ve-1-mon-qua-ma-em-nhan-duoc-thoi-tho-au-faq338816.html

Hoặc:

 

Mẹ em là người bận rộn và luôn quay cuồng vì công việc. Mẹ thường đi công tác xa nhà dài hạn, mỗi lần như thế mẹ đều hứa sẽ mang về cho em một món quà. Trong những món quà mà mẹ em đã tặng cho em, có lẽ đôi giày thể thao là thứ mà em thấy ý nghĩa nhất.

Em là cô bé khá nhút nhát, không thường tiếp xúc với nhiều người trái ngược hoàn toàn với mẹ em. Mẹ em thường khá suy nghĩ và lo lắng về điều đó. Hôm ấy mẹ về sau chuyến đi kéo dài ba tháng. Em thật tò mò không biết rằng món quà mẹ sẽ mang về lần này. Em thận trọng mở chiếc hộp mà mẹ gói, bên trong có một tấm thiệp nhỏ xinh đẹp cùng tông màu hồng với đôi giày. Mẹ viết rằng: "cuộc sống ngoài kia thực rất nhiều điều tươi đẹp mà con chưa hề biết . Con nên bước chân ra khỏi chốn an toàn của mình mà cảm nhận nó. Mong rằng đôi giày thể thao này sẽ giúp con bước đi thật vững vàng trên chặng đường trưởng thành của chính mình. Một đôi giày vững chắc sẽ đưa con đi chặng đường xa hơn". Em đọc xong thực rất cảm động, hóa ra đó không chỉ là đôi giày đơn thuần, trong đó là cả tấm lòng tình yêu thương của mẹ dành cho em mong em luôn vững bước trên con đường đời. Đôi giày mang nhãn hiệu Nike dòng Air max, bên dưới đế có phần đệm khí giúp những bước chân được êm hơn. Trên thân là kí hiệu của hãng, trông nó đơn giản nhưng hết sức tinh tế. Em xỏ chân vào thử, đôi giày vừa vặn mang lại sự thoải mái cho người đi. Hơn nữa cũng là kiểu mẫu mới nhất, màu hồng pha lẫn màu đen làm em càng thêm phần khỏe khoắn và vững chắc. Em ngắm mình trong gương thầm cảm ơn mẹ, em chưa bao giờ dám thử những đôi như này. Trước giờ em chỉ đi giày búp bê khiến bản thân em như nàng công chúa cần được nâng niu bảo vệ. Với đôi giày này em cảm thấy bản thân trở nên mạnh mẽ và dám đương đầu với thử thách hơn. Và đây cũng chính là đôi giày mở đầu cho đam mê khi em đã chiến thắng trong cuộc thi chạy marathon ngắn 100m cho nữ. Chiến thắng ấy khiến em biết rõ bản thân muốn gì, mơ ước gì, em như lớn lên từng ngày trong suy nghĩ và nhận thức. Thực lòng cảm ơn mẹ đã tặng cho em đôi giày ấy, đôi giày thật sự bền bỉ trên chặng đường tương lai của em. Em nhất định sẽ chăm sóc nó cẩn thận bảo vệ thật tốt đôi giày này. Không chỉ bởi ý nghĩa mà đôi giày mang lại mà nó còn trở thành người bạn sẽ đồng hành cùng em trên mọi nẻo đường. Đôi giày là cầu nối cho em đến với đam mê chạy marathon và khát vọng vươn lên xa hơn thoát khỏi vỏ bọc mình tự tạo ra. Nhưng thật đáng tiếc, bởi khi em phát triển hơn đôi giày không còn vừa với em nữa. Tuy nhiên e vẫn cất gọn gàng và lau dọn nó mỗi ngày. Thỉnh thoảng khi mở tủ ra ngắm nhìn nó, lòng em lại thấy bình yên và hồi ức lạ thường. Nó như làn gió nhẹ nhàng mang tình yêu của mẹ ,mang khát vọng đam mê đưa em đến thế giới ước mơ đầy mộng ước, tràn ngập niềm vui hân hoan.

Tuổi thơ em được lấp đầy bởi những món quà của mẹ, nhưng đôi giày ấy là thứ ấn tượng nhất trong tuổi thơ của mình. Những món quà hữu hình ấy tượng trưng cho tình yêu vô hình mà mẹ yêu mến dành tặng cho em.