Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER
Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trở lợi, thông qua hình tượng trung tâm: ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn. Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.
Tham khảo:
Bài 1:
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
Bài 2:
Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó người con là 1 nhà thơ nổi tiếng. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài người về hoạt động tại Pắc Pó - Cao Bằng và cho ra bài thơ " Tức cảnh Pắc Pó". Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người của bác ."Sáng ra bờ suối tối vào hang- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng- Bàn đá chông chênh dịch sử đảng"Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!( Nghi vấn) Nơi làm việc tồi tàn , vất vả thế mà người lại nói" Cuộc đời CM thật là sang" Chữ “sang” không mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của con người bác- Một người hết lòng vì dân vì nước
Tham khảo
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
TK#
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay thảo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hồn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thời có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,Nợ nần năm hết hỏi lung tung".
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
Với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước. Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc. Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người. Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lạc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa. Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.
Vũ Đình Liên bước vào “Thơ mới” với tấm lòng cảm thương chân thành, và mang nặng niềm hoài cổ. Ông đồ là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Têt đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm Tết để đón chào năm mới đầy hy vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không cồn nữa, trong mỗi dịp Tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sông thanh bình đẹp đẽ. Giờ chỉ là sự trông trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhân chìm cuộc sông của các ông đồ. Vũ Đình Liên xót xa:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, và cái “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng — tâm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.
Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trờ lợi, thông qua hình tượng trung tâm : ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.
Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng.
Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sỹ tài hoa thuở còn duyên.
Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.
Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.
Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.
Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó. Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông: cái đẹp lên ngôi, tài năng được trân trọng.
Nhưng thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.
Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.
Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:
Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.
Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.
Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.
Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài trời mưa bụi bay.
Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.
Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.
Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.
Góc nhìn thứ ba: ông đồ – người thiên cổ.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người dã không còn.
Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ .
Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.
Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.
Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.
Trước khi viết nên những trang văn đầu tiên của đời mình, Nguyên Hồng đã phải trải qua 1 tuổi thơ đầy rẫy những bất hạnh, tủi cực,nhưng lại luôn có trái tim khát khao được mẹ yêu thương, được ở trong lòng mẹ,...... Để rồi từ cái khao khát, tình yêu thương chân thành ấy đã tạo nên những tác phẩm văn học hay , nhất là truyện ngắn"TRong lòng mẹ". Câu chuyện kể về cậu bé Hồng có hoàn cảnh rất đặc biệt . Cậu vừa mất cha lại thiếu đi tình yêu thương của mẹ, Phải sống trong sự ghẻ lạnh của người cô họ nội.Vì người cô ghanh ghét mẹ em nên bao nhiêu căm tức bà cô luôn tìm đủ mọi cơ hội để trút lên hình hài bé nhỏ của Hồng. Hồng ngày qua ngày luôn kề bên tai những lời nói độc địa, sỉ nhục mẹ em nhưng vì Hồng sớm có haofn cảnh, sớm phải xa cách tình yêu thương vốn mong chờ từng giây phút nên em rất yêu mẹ. Tình cảm của Hồng dành cho mẹ được thể hiện qua cuộc trò chuyện với người cô và lần gặp mẹ. Cuộc trò chuyện với người cô chỉ là cái cớ để bà ta thăm dò tình cảm mà em dành cho mẹ.Hồng vì yêu thương mẹ nên đã chịu đựng những lời nói của người cô kia. Em đau lắm những lúc bà ta thốt lên hai tiếng "em bé" thật ngọt. Em chịu khổ cho mẹ vì cái hủ tục đã đầy đọa mẹ em không cho mẹ có cơ hội sống.Em không chịu để những dắp tâm tanh bẩn kia xâm phạm đến hình ảnh người mẹ yêu quý của mình. Và tình yêu thương mẹ của em còn thể hiện rõ ràng, nồng cháy hơn khi em gặp mẹ. Em nhìn thấy người phụ nữ trong xe kéo khi xe chạy chầm chậm qua đường. Vì linh tính của một đứa nhỏ mong ước được gặp mẹ vốn đã lâu nên vội vã bật thành tiếng: Mợ ơi.. Mợ ơi... Mợ ơi.... Trong khoảnh khắc ấy thời gian như ngừng lại. Nếu người ngồi trên xe kia không phải là mẹ thì chắc Hồng sẽ làm trò cười cho lũ bạn, sẽ lại tổn thương rất nhiều... Nhưng thực mẹ đã về, mẹ Hồng xốc nách em lên xe và lúc này em khóc nức nở. Tình yêu kìm nén mà bấy lâu nay Hồng dành cho mẹ đã khiến em ôm chặt lấy mẹ vào lòng, ngửi thấy mùi hương trầu trong mẹ phả ra thơm lạ thường, lại như thuở còn sung túc... Và cứ thế những lời nói của người cô họ nội kia nghe ù ù bên tai và em không mảy may nghĩ ngợi chút gì nữa.
Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịBé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịBé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịBé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịBé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.\
ANH GIUP CHO NHA
Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.
Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ nhớ rừng của thế lữ
Bài làm
Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu” vẫn “dương theo giấc mộng ngàn to lớn” – cái nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” mà đau đáu một nỗi nhớ rừng, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của họ, thực tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già, mơ ước là rừng già. Mà con hổ ấy đã gọi thật trang trọng “nước non hùng vĩ!” Đối với Chúa Sơn Lâm rừng là tất cả, nhớ rừng là tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt… Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù, trói buộc: thực tại tầm thường giả dối, thực tại vô vị, vô tích sự… Toàn bộ cuộc đời của mình là ở nơi rừng.
Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Nó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, là quãng đời ý nghĩa nhất của cuộc đời mình! Vì thế bất cứ người nào trong cuộc đời này, nếu là người luôn khao khát sống thì rồi cũng sẽ có lúc ngấm nỗi sầu hận, sầu thất thế để rồi cất lên cái tiếng sầu than u uất kia của Chúa Sơn Lâm.
… Thi sĩ đã tạo ra sự tương phản nhất quán nhuần nhuyễn giữa cái phi thường và cái tầm thường. Chúa Sơn Lâm được đặt ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của loài mãnh thú này, vì thế mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đối diện với hổ, con người cũng chi là lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ với mắt lé, dám giễu oai linh rừng thẳm, bọn gấu thì dở hơi, cặp báo chỉ loại ươn hèn nô lệ, hời hợt vô tư lự.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối.........Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Đây là đoạn tuyệt bút nhất của “Nhớ rừng”. Bốn bức tranh là nỗi hoài niệm tiếc nuối, uất hận, bốn câu hỏi mà giọng điệu ngày một tăng tiến dữ dội. Mà đáng kể nhất là bức tranh thứ nhất và bức thứ tư. Chữ “nào đâu…” là một lời than tiếc nuối ngậm ngùi, hợp với không khí thi vị của những đêm vàng bên bờ suối và hợp với dáng điệu say mồi và vẫn rất hào hoa nghệ sĩ: “ta say mồi đứng ngắm ánh trăng tan”. Đến chữ “đâu” giọng điệu khác hẳn. Không còn là than thở mà đã là lời chất vấn quá khứ, lời chất vấn dữ dội oai linh.
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắtĐể ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu hào hùng của bạo chúa. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo đó là máu của mặt trời, ánh tà dương lúc hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú. Trong vũ trụ này, chỉ có một kẻ duy nhất được Chúa Sơn lâm xóm là kỳ phùng địch thủ: vầng thái dương.
Sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc, đường hoàng như một khúc tráng ca dữ dội.
(Giảng văn Văn học Việt Nam – Chu Văn Sơn): "Về mặt hình thức cái mới trong bài thơ trước hết thể hiện qua thế thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, còn sử dụng cách ngắt nhịp linh hoạt khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm, khi dàn trải, có hiện tượng ngắt dòng giữa các dòng thơ. Ngôn ngữ thơ nhiều sáng tạo, phong phú, sinh động, giàu chất biểu cảm và trữ tình. Trong bài sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Tất cả góp phần làm cho bài thơ vừa giàu tính nhạc vừa giàu tính họa. Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch thơ cuồn cuộn, cảm xúc ào ạt tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ.
Em tham khảo :
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.