Cảm nhận tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II.

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2021

Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng, một hiện tượng văn học cá tính bậc nhất của văn học Việt Nam trung đại. Nhận xét về sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, thi sĩ Dimutrova đã khẳng định “Hồ Xuân Hương là một trong những hiện tượng văn học độc đáo nhất của Việt Nam”. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương tập trung bút lực đến một đối tượng đặc biệt là những người phụ nữ – những người chịu nhiều bất công, đau khổ trong xã hội xưa bằng sự đồng cảm sâu sắc cùng sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp, với khát khao hạnh phúc chân chính. Tự tình II là bài thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận nhỏ bé cùng thân phận dang dở của chính mình, nhưng qua những tâm sự ấy người đọc lại thấy đươc những thân phận chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội đương thời.

Tự tình II được mở đầu với hai câu thơ tả cảnh ngụ tình, từ sự hoang vắng, tịch mịch của không gian, nhân vật trữ tình xuất hiện với những tâm sự, suy tư chất chồng về sự nhỏ bé của bản thân và sự lỡ làng của duyên phận:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Trong không gian vắng lặng, tịch mịch của đêm khuya, những con sóng lòng như cồn cào, cuộn xoáy trong lòng nữ sĩ những trăn trở, thao thức về thân phận lỡ làng, tình duyên dang dở. Âm thanh tiếng trống canh dồn vang lên như một dấu hiệu thông báo thời gian trôi qua. Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời. “Hồng nhan” là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ những người con gái đẹp. Tuy nhiên hồng nhan được nhắc đến trong câu thơ lại được đặt trong tương quan với nước non, đặc biệt là động từ trơ được đảo lên đầu câu lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé, lạc lõng của thân phận người phụ nữ trước cuộc đời rộng lớn.

Tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoắt li với thực tại đau khổ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Trong hai câu luận, tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng hệ thống những động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” để thể hiện sự đối chọi của thiên nhiên. Những đám rêu muốn thoát ra khỏi sự bức bối của mặt đất để hướng về bầu trời rộng lớn, những hòn đá muốn đâm toạc chân mây để tìm đến sự tự do. Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng hiệu quả để hiện sự bất bình, bức bối của tác giả trước tình sự bất công của số phận đồng thời thể hiện khát khao vượt thoát khỏi hoàn cảnh, hướng đến ánh sáng của tự do, hạnh phúc.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Mùa xuân của đất trời đến – đi theo quy luật tuần hoàn, xuân đi rồi xuân lại đến nhưng tuổi xuân của con người lại khác một khi trôi đi thì không bao giờ quay lại nữa. Càng cay đắng hơn, xót xa hơn khi người phụ  nữ dùng cả tuổi xuân của mình để chờ mong, khát cầu một hạnh phúc dù là nhỏ bé, đơn giản nhưng chờ cả tuổi xuân hạnh phúc khát cầu ấy cũng chẳng thể trọn vẹn. “Ngán” là trạng thái của nhà thơ Hồ Xuân Hương trước sự mất mát của tuổi xuân nhưng không thể một lần chạm đến hạnh phúc, tình duyên vốn mong manh, nhỏ bé “mảnh tình” cũng không được trọn vẹn mà phải san sẻ càng khiến cho độc giả thêm xót xa về thân phận hẩm hiu của kiếp chồng chung, lẽ mọn.

Có thể nói, Tự tình 2 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện được sự ý thức sâu sắc của người phụ nữ trước hoàn cảnh éo le, bất công của số phận, tuy nặng trĩu nỗi buồn nhưng không hề bi lụy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc lại là sự mạnh mẽ của tâm hồn người phụ nữ khi khát khao vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh, hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn.



 

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân truân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề trong thơ ca trung đại dưới ngòi bút xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh thời ấy nhưng gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lại trở lại sự buồn tủi không lối thoát.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Với mỗi cặp câu đề – thực – luận – kết lại là một diễn biến tâm trang của nhân vật trữ tình.

Mở đầu bài thơ với hai câu thực là tâm trang cô đơn, buồn tủi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

“Đêm khuya” thường là lúc con người ta bắt đầu suy tư, đầy tâm trạng. Và ở đây với Hồ Xuân Hương cũng vậy. Thời điểm rất hợp với những tâm sự chất chứa trong lòng bà.Trong cái không gian tĩnh lặng, chỉ còn có thể nghe thấy âm thanh tiếng “trống canh” từ xa vọng lại, con người trở nên nhỏ bé hơn và bắt đầu nghĩ suy. Hai từ “hồng nhan” là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình, kết hợp với tính từ “trơ” được đảo lên đầu câu thơ như nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của Hồ Xuân Hương. Trước không gian rộng lớn bao la cả một xã hội đầy rẫy những bất công, chỉ có nhân vật trữ tình một mình thật nhỏ bé, tủi hổ trước cuộc đời này. Đọc câu thơ, người đọc nhận thấy sự trống vắng, cô liêu trong cảnh vật và tâm trang cô đơn, buồn tủi trong tâm hồn người thi sĩ.

Tiếp sau sự cô đơn, buồn tủi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương mang một tâm trạng đau đớn đến xót xa khi mượn chén rượu để quên sầu:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Nhà thơ cảm thấy đau đớn hơn khi nhìn vào thân phận và bi kịch cuộc đời mình. Bà tìm đến rượu để được say nhưng thật đau lòng thay là càng uống lại càng say, say rồi lại tỉnh. Mà khi đã tỉnh thì nỗi đau về thân phận lại càng trở nên quặn thắt. Nhà thơ đưa tầm mắt ra xa để ngắm nhìn “vầng trăng” sáng, tìm kiếm một niềm vui nhỏ bé, nhưng hỡi ôi đó lại không phải một vầng trăng tròn vành vạnh, viên mãn mà lại là một vầng trăng “khuyết chưa tròn”. Nhìn lên vầng trăng “khuyết”, nhân vật trữ tình càng ý thức sâu sắc hơn về tình cảnh của mình, bi kịch tình yêu không trọn vẹn như vầng trăng khuyết kia.

Từ tâm trạng đau đớn, xót xa vô cùng, tâm trạng nhà thơ trở nên phẫn uất, muốn vùng lên đấu tranh để dành lấy tình yêu trọn vẹn:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nhà thơ nhìn cảnh vật xung quanh chỉ thấy sự đấu tranh. Đó là từng đám “rêu” nhỏ bé xiên ngang mặt đất, là “đá mấy hòn” đâm toạc chân mây. Đến rêu và đá vô tri, vô giác kia cũng trỗi dậy phản kháng. “Rêu”, “đất”, “đá”, “mây” là hình ảnh tả thực nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trang uất ức muốn bùng nổ đấu tranh của nhân vật trữ tình. Sự phản kháng mãnh liệt, muốn đấu tranh như đang trỗi dậy trong tâm trí Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ ở đây là tâm trạng uất hận muốn dành lấy tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc trọn vẹn đã dâng lên cao trào, đỉnh điểm.

Sau tâm trạng cao trào muốn vùng lên đấu tranh, khát khao tình yêu hạnh phúc, nhân vật trữ tĩnh lại quay về buồn với hiện thưc phũ phàng, không lối thoát của tình duyên ngang trái:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Quay lại với nỗi chán chường trong lòng người thi sĩ. Cụm từ “xuân đi” đối lập với “xuân lại lại” thể hiện một sự buồn chán và tẻ nhạt trong tâm trạng thi nhân . Nhà thơ buồn tủi trước hiện thực phải san sẻ một “mảnh tình” đã nhỏ bé rồi lại còn “tí con con”. Đó là một tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Dù nhân vật trữ tình có muốn đứng lên đấu tranh nhưng chỉ dừng lại trong suy nghĩ, rồi lại quay về với nỗi buồn đau ấy mà thôi.

Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện diễn biến tâm trạng rất dễ hiểu của nhân vật trữ tình Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ đi từ buồn tủi, cô đơn đến đâu đớn, xót xa. Tột cùng đau đớn ấy là sự phán kháng muốn đứng lên đấu tranh cho khát vọng tình yêu, nhưng rồi người thi sĩ lại đi vào bế tắc với thực tại buồn tủi, bẽ bàng. Bài thơ tiêu biểu cho tâm trạng chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ cùng tình cảnh éo le như thế, khơi gợi được sự đồng cảm của bao thế hệ người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ chính là tâm trạng của những người đang yêu nhau. Nhà thơ mượn hình ảnh thuyền và biển để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Tình yêu của nhà thơ cũng rộng lớn, mênh mông thắm thiết như thuyền với biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

+ Thể hiện tình yêu mãnh liệt vẫn còn vấn vương, vẫn còn khao khát.

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

+ Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho cô gái đã quá rõ, thế nhưng chàng trai ấy lại không muốn làm khó thêm nữa vì đây chỉ là mối tình đơn phương. Đó là sự cảm thông và vị tha trong thứ tình cảm cao đẹp của lứa đôi. 

→ Lời từ giã đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Lời giãi bày thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối, tình cảm đầy chân thành thông qua cụm từ “tôi yêu em”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Tâm trạng của nhân trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết chính là nỗi nhớ khi xa quê, xa gia đình. Thể hiện tính nhân văn, một góc nhìn mới rất hiện đại, ông như được mở mang đầu óc sau chuyến đi đó.