Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài:
- Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà văn Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành đã sống, gắn bó và chiến đấu ở mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của ông là một truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam thời chống Mỹ.
- Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên đồng thời là bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam trong chiến đấu. Nhà văn đã khắc họa thành công chân dung những người anh hùng của vùng đất Tây Nguyên rộng lớn. Trong số họ, tiêu biểu nhất là Tnú – một chàng trai ưu tú, một cây xà nu đẹp nhất, dũng cảm nhất trong đại ngàn xà nu Tây Nguyên.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khaùi quaùt:
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm.
- Nguyễn Trung Thành đã dành phần lớn chiều dài tác phẩm để ghi lại lời kể chuyện của người già làng bên bếp lửa. Trong cái đêm đầm ấm ấy, câu chuyện chỉ kể chủ yếu về cuộc đời của người anh hùng Tnú. Nhân vật Tnú hiện lên qua lời kể trìu mến, thương yêu của cụ Mết, qua sự ngưỡng mộ, khâm phục của dân làng. Anh chính là người con ưu tú nhất của Xô man anh hùng. Cuộc đời của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của đồng bào Tây Nguyên.
2. Phân tích:
a. Tnú là con người gan góc, táo bạo, dũng cảm và trung thành với Cách Mạng:
* Thuở nhỏ:
- Mặc cho giặc khủng bố, tàn sát dã man “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “chặt đầu bà Nhan cột tóc treo đầu súng”, Tnú vẫn đi nuôi cán bộ hăng hái nhất. Thậm chí, có đêm Tnú ngủ luôn ngoài rừng vì sợ “giặc lùng, không ai dẫn cán bộ chạy”. Tuổi nhỏ nhưng Tnú đã thể hiện tinh thần cách mạng rất cao, ý chí kiên cường bộc lộ rất rõ.
- Những khi đi liên lạc cho anh Quyết, Tnú thường phán đoán tình hình, nếu giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mỹ hay phục”. Một lần đến sông Đắc Năng, bị địch phục kích, Tnú nuốt thư vào bụng. Tnú làm việc một cách linh hoạt, nhạy bén, thông minh với tinh thần trách nhiệm rất cao.
- Bị địch bắt, bị tra tấn, Tnú vẫn không khai nơi chỗ ở của cách mạng, dũng cảm đặt tay lên bụng và nói “Cộng sản ở đây này”, để rồi lưng anh hằn thêm những vết dao chém của kẻ thù.
- Học chữ thua Mai, Tnú lấy đá đập vào đầu, một hành động chất phác, thật thà, nhưng thể hiện ý chí, quyết tâm: phải học để sau này làm cách mạng giỏi.
* Lớn lên:
- Chứng kiến cảnh vợ con bị những trận mưa roi sắt của kẻ thù, Tnú một mình xông ra khi trong tay không có vũ khí.
- Giặc tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay anh và đốt, đau đớn tột cùng nhưng Tnú quyết không hề kêu, cắn răng chịu đựng. Anh tự động viên mình: “Không, Tnú sẽ không kêu! Không.” Tiếng thét ấy là lời hiệu triệu chiến đấu.
Mười ngón tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng bàn tay tàn tật đó vẫn cầm súng tham gia lực lượng Giải phóng quân để trả thù nhà, bảo vệ bản làng, bảo vệ đất nước. Những ngón tay bị cụt đầy hận thù ấy vẫn bóp cổ đến chết tên chỉ huy đồn giặc
b. Tnú là một thanh niên giàu lòng yêu thương, có tính kỷ luật cao:
- Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước:
+ Ngày về phép, từ xa nghe tiếng chày giã gạo, lòng anh xao xuyến bồi hồi “cố giữ bình tĩnh, nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi, chân vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ ngả quẹo vào làng”.
+ Anh nhớ đến mẹ, Mai, Dít, những cô gái Strá… một đời tần tảo của quê anh.
- Yêu thương vợ con:
+ Vô cùng đau đớn trước cảnh vợ con bị tra tấn dã man: Anh bứt đứt hàng chục trái vả mà không hề hay biết, trong lòng anh là nỗi căm thù sôi sục“ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”.
+ Ba năm xa làng, gặp Dít anh ngỡ như trông thấy Mai của ngày nào bất chợt anh nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ở ngực.
* Đánh giá:
- Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm được xây dựng bằng bút pháp sử thi mang đậm cảm hứng lãng mạn. Tnú là cây xà nu mà đạn đại bác của giặc không thể giết nổi.
- Bi kịch cuộc đời Tnú không chỉ là của riêng anh mà nó còn mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận đau thương của dân làng Xô man. Phẩm chất anh hùng của Tnú là biểu tượng cho sức sống quật cường, bất diệt của dân làng Xô man nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.
III. Kết bài:
- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công một hình tượng anh hùng, gắn bó với một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậm phong cách Tây Nguyên.
- Tnú xứng đáng là người anh hùng của dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Anh đại diện cho cộng đồng, sống chết, gắn bó số phận với cộng đồng được ngợi ca bằng những hình ảnh giản dị nhưng đầy kiêu dũng, bằng giọng văn say mê hùng tráng.
I. Mở bài
Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng. Với Nguyễn Trung Thành, đó là Tây Nguyên. Ta đã gặp một anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên thời chống Pháp, giờ đây ta lại đến với các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít trong Rừng xà nu thời chống Mĩ. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.
II. Thân bài
Rừng xà nu là câu chuyện làng Xô Man (Tây Nguyên) chống Mĩ. Truyện có nhiều nhân vật nhưng tiêu biểu nhất là ba nhân vật: cụ Mết (già làng), Tnú (thanh niên) và Dít (phụ nữ). Đó là hai thế hệ già - trẻ cùng tiếp nối nhau đứng lên đánh Mĩ (truyện còn hé mớ cho người đọc thấy thế hệ thứ ba là thế hệ của bé Heng để hoàn thiện bức tranh Tây Nguyên chống Mĩ).
Ba nhân vật nói trên được nhà văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, trở thành những ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc, bởi vì, ở mức độ nhất định, họ đã được điển hình hóa, vừa mang nét chung của con người Tây Nguyên đánh Mĩ, lại mang nét riêng in đậm tính cách và phẩm chất cùa từng người cụ thể.
A. Nét chung
Nét chung ở đây là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất cùa Tây Nguyên, thể hiện ở những điểm sau đây:
- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Quyết tâm đứng lên đánh giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ. (Chọn những dẫn chứng thật tiêu biểu của ba nhân vật để chứng tỏ cái nét chung đó).
B. Nét riêng
Đều anh hùng, kiên cường, bất khuất nhưng mỗi người lại anh hùng theo cái cách riêng, và sự kiên cường bất khuất cũng được biểu lộ khác nhau tùy theo tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội và hoàn cảnh riêng của từng người. Nó làm nên đặc điểm riêng và vẻ đẹp riêng của từng nhân vật.
1. Cụ Mết: Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man chống Mĩ Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “như cây cổ thụ giữa buôn ngàn”, “ngực vồng cao như thân cây xà nu lực lường”, hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang. Cụ chi huy dân làng xông vào giết sạch bọn ác ôn trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lý giản dị “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...” Cụ còn là niềm tin người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc. Cái đêm cụ kể về cuộc đời cùa Tnú cho dân làng nghe bên ngọn lửa xà nu bập bùng vừa đầm ấm, vừa trang nghiêm, lại vừa có gì linh thiêng như kể về một huyền thoại...
2. Tnú: Người con ưu tú cua buồn làng đã ra đi đánh giặc (giải phóng quân) để trả thù cho quê hương và cho bản thân mình. Nét tính cách chủ yếu là quyết liệt, mạnh mẽ, rất đặc trưng cho sự kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ. Căm thù thì như lửa cháy ngùn ngụt (hai con mắt như hai cục than đỏ, tay bóp nát trái vả lúc nào không biết), trả thù thì dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình (bóp chết kẻ thù bằng chính hai bàn tay cụt). Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của nhân vật như được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù. Đó là hình ảnh "bàn tay Tnú” độc đáo và đầy ấn tượng của Nguyền Trung Thành.
3. Dít: Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh đã trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo cao nhất của dân làng Xô Man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã hội. Nét tính cách nổi bật là gan dạ (giặc bắn uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi mà vẫn bình thản như không) và kiên quyết rắn rỏi (kiểm tra giấy phép cùa Tnú rất kĩ) nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cám, có giới tính (cảm thấy bùi ngùi khi Tnú lại phải đi ngay).
III. Kết bài
Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy lại hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ. Hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường đánh giặc ở cuối tác phẩm chính là sự kết tụ rất hài hòa vẻ đẹp ấy để nó lắng sâu vào lòng người đọc.
CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA TNÚ VÀ VIỆT :
a. NHÂN VẬT TNÚ :
- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ.
- Tnú rất gắn bó với cách mạng :
+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng.
+ Tnú bị giặc bắt khi làm liên lạc, bọn giặc đã khủng bố, tra khảo anh: "Cộng sản ở đâu". Tnú đã dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Cộng sản ở đây này". Sau câu trả lời ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.
+ Khi trưởng thành: thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng, bàn tay bị cụt đốt nhưng vẫn đi bộ đội, vẫn cầm súng đánh giặc...
+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.
- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng, gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con...
- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .
b. NHÂN VẬT VIỆT :
- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.
- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn, nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :
+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.
+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.
+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.
+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.
- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.
3. VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ :
- Đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.
- Dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc nhưng ở họ luôn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thủy chung với cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam qua các thế hệ .
4. ĐÁNH GIÁ :
- Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mỗi nhà văn :
+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.
+ Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cách sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thời đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.
⟹ Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau .
Chúc bn học tốt
Bài làm
Bạn vào đây để tham khảo nhé
Cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú SGK Ngữ văn 12
# Chúc bạn học tốt #
I. Mở bài:
- Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.”
II.Thân bài:
1. Nét chung: Họ đều là những người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở:
- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.
2. Nét riêng:
a. Cụ Mết:
- Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ
- Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.
- Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.
-Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.
b. Tnú:
- Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.
- Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.
- Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.
+ Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.
- Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.
c. Dít:
- Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.
-Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.
* Đánh giá:
- Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.
III. Kết bài:
Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ.
1.Nhân vật Cụ Mết.
– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.
– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa truyền thống dân tộc.
– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”. Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có công rất lớn trong làng Xô Man.
2. Nhân Vật T Nú
– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.
– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng trung thành với đất nước.
– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu, ..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra tấn dã man những vẫn không khai.
– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.
– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.
– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.
3. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.
– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.
– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến đấu hết mình…
TK
Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành để thấy đây là một hình ảnh đẹp và giàu giá trị biểu đạt. Vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu đã thể hiện vóc dáng, sức mạnh và phẩm chất của những người dân Tây Nguyên kiên cường.
Rừng xà nu đã tượng trưng cho khát vọng hòa bình, khát khao tự do, cho sức sống mãnh liệt cũng như phẩm chất anh hùng của người dân Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là một hình ảnh mang tính khái quát cao, nhưng cũng rất giàu chất thơ lãng mạn của núi rừng. Hình tượng này đã thành một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn và đem đến sức hấp dẫn cho bạn đọc.
Cụ Mết: Là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên còn trường tồn cho đến hôm nay”.
Cụ như một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thước như xưa, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ngược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Một con người trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.
Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói được). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, cu mang đùm bọc, tình nghĩa.
Cụ Mết là khuôn mẫu của ngời già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu nước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Tnú: Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chất đáng quý.
Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm được giác ngộ cách mạng, một con người gan góc, trung thực.Dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng.
Ngoài tình thương vợ con, Tnú còn là người nặng tình với buôn làng.
Tnú cũng chịu bao đau thương dưới bàn tay tội ác của kẻ thù.
Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.
Dít: Có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.
Một cán bộ Đảng trẻ, có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp.
Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, tượng trng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man.
Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
- Vẻ đẹp của Tnú:
+ Tnú là một người chiến sĩ cách mạng
+ Tnú là người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ, con: khi chúng kiến cảnh mẹ con Mai bị tra tấn “con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”, “Tnú nhảy xổ ra”
+ Tnú là người con của buôn làng Xô Man, luôn gắn bó và đầy tình nghĩa với dân làng: xin về thăm làng một đêm, để nước suối của làng giội lên người
Đáp án cần chọn là: D
Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn:
a, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, đau thương để chiến đấu lại kẻ thù xâm lược
- Đều là những con người sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, dân tộc
+ Tnú là người con của Xô- man, nơi từng người dân đều theo cách mạng, bảo vệ cán bộ, nơi có truyền thống đánh giặc
+ Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ
- Họ chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.
+ Tnú chứng kiến vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay
+ Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, ma chết vì đạn giặc
→ Nhưng đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam
- Họ đều phẩm chất anh hùng, bất khuất, là con người Việt Nam kiên trung:
+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị bắt được, tra tấn dã man vẫn công khai. Anh vượt trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên
+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé, trước kẻ thù Việt vụt lớn, chững chạc
- Chủ nghĩa anh hùng: thể hiện qua nhân vật (dân làng Xô- man), gia đình Việt Chiến.
b, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua sức sống bất diệt của người Việt
+ Dân làng Xô Man giống như xà nu kiên cường, bất khuất, tiếp nối nhau chống giặc ngoại xâm
+ Ông nội và cha mẹ đều bị giặc giết hại, chị em Chiến Việt xung phong đi lính chiến đấu thực hiện lí tưởng gia đình
→ Sự tiếp nối, kế thừa làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người, giúp họ chiến đấu vượt qua nhiều khó khăn, đau thương, mất mát
c, Chất sử thi trong truyện ngắn: góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ Đề tài: Cuộc chiến đấu của dân tộc chống kẻ thù xâm lược
+ Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt trong kháng chiến chống Mĩ
+ Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng chiến đấu
+ Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng
→ Hai truyện ngắn bản hùng ca thời đại đánh Mĩ