Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm. - Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: + Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … ... Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.
"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Câu thơ cho ta thấy người cha vô cùng hạnh phúc khi tìm lại được bản thân của ngày nào qua hình ảnh con với bao khao khát, bao hoài bão và ước mơ. Những khát vọng của con bây giờ cũng là khát vọng của cha. Lòng cha vui mừng, tràn ngập niềm tin, hi vọng. Hi vọng con sẽ mang theo cánh buồm với những ước mơ vươn xa, vươn cao.
Tình cảm cha dành cho con có những biểu hiện rất riêng. Nếu tình yêu của mẹ dành cho con chủ yếu thể hiện ở sự chăm sóc tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày thì tình cảm của cha dành cho con thể hiện ở sự truyền thụ tri thức; nuôi dưỡng ý chí, khát vọng, phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực; bản lĩnh sống mạnh mẽ, kiên cường.
Những đêm hè
Khi ve ve đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng tre
Tiếng chổi tre
Đêm hè quét rác
Trong đêm khuya tĩnh mịch, nổi lên tiếng chổi soàn soạt trên mặt đường nhựa. Tiếng chổi như một âm thanh đều không dứt, tạo thành âm điệu chung cho cả bài thơ. Nó đặc tả sự vất vả, khó nhọc, kéo dài, không ngừng, không nghỉ:
Những đêm động
Khi cơn giông vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt, như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác.
Ở khổ thơ thứ nhất, mới nổi lên tiếng chổi tre xào xạc. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh chị công nhân quét rác được tác giả miêu tả với tình cảm thật trân trọng. Cái rét buốt của đêm đông, không gian vắng vẻ càng làm tôn vẻ đẹp của chị. Nhà thơ so sánh chị như bức tượng đồng thể hiện nét khỏe khoắn, đáng yêu của người phụ nữ lao động. Tấm lòng nhân ái của tác giả ẩn chứa sau từng câu, từng chữ.
Phố xá được dọn dẹp sạch sẽ từ ban đêm. Sáng hôm sau những gánh hoa từ các làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp theo đường Trần Phú, Điện Biên Phủ xuôi về các chợ trong thành phố. Hoa hồng, hoa cúc ngát hương, thược dược, cam chướng rực rỡ... Gách hoa đi đến đâu, con đường như nở rộ đến đó:
Sáng mai ra
Gách hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực rỡ
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta...
Những con đường sạch sẽ không một chút rác rưởi vây bẩn màu hoa, không chút hôi hám làm vẩn đục hương hoa tinh khiết. Cuộc đời đẹp biết bao nhiêu! Có ai biết, ai nhớ tới công lao của những nữ công nhân quét rác?
Nhà thơ nhắc nhở hoa:
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua
Nhắc nhở các em nhỏ:
Nhớ nghe em
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông
Gió rét...
Hãy luôn luôn nhớ để biết ơn, để kính trọng người lao động, từ đó có ý thức giữ gìn thành quả lao động, góp phần làm đẹp quê hương:
Giữ sạch lề,
Đẹp lối
Em nghe!
Chào bạn, đây là một bài mẫu bạn có thể tham khảo nhé!
Bài làm
"Tiếng chổi tre" với những dòng thơ vài ba tiếng một, đã tạo nên một nhạc điệu đặc biệt, khó quên. "Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me/ Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác...". Nhịp ngắt 3-2-2-3-2-2 này với âm điệu hầu hết thuộc thanh không và thanh sắc là những thanh cao, khiến em mường tượng như nghe thấy tiếng chổi tre quét từng nhát mau gọn, dứt khoát trên mặt đường nhựa, giữa đêm khuya thanh vắng. Qua cảm giác trực tiếp này, em thấy một không khí riêng, một cái gì khiến mình xúc động, nghe xao xác vọng mãi trong lòng.
Từ âm hưởng ấy, nhà thơ đã làm sống lại trong em chân dung chị lao công quét đường. Đó là một bức chân dung thầm lặng mà sắc nét, cần mẫn, kiên trì, hoạt động trong những đêm hè khuya khoắt. "Khi ve ve - đã ngủ", trong những đêm đông "Khi cơn giông vừa tắt". Công việc quét rác đêm khuya ấy, chị làm không ai biết, một mình chịu đựng bẩn thỉu, hôi hám, chịu giá rét, chống lại cơn buồn ngủ trĩu mí mắt; một mình tự nguyện xa rời sinh hoạt, hạnh phúc thường tình của sự nghỉ ngơi ban đêm với người thân thuộc, giữa chăn ấm nệm êm...
Em còn cảm nhận thấy hình như đây không chỉ là bức chân dung miêu tả ngoại hình động tác bên ngoài, mà còn cao hơn thế. Nhà thơ phải chăng đã lột tả được chân dung tinh thần của những người lao động bình thường, thầm lặng trong xã hội ta, vất vả mà người đời ít ai biết đến? Bức chân dung đơn giản mà rực sáng lên vẻ đẹp của hi sinh, vẻ đẹp của những hoạt động dọn đường, "giữ sạch lề - đẹp lối" trên phố phường cho bao người qua lại. Hơn nữa, ẩn ý tượng trưng của bài thơ còn bao hàm một nội dung sâu xa, với những nét thơ tạo hình, tạo thành cả một bức tượng toàn thân rắn rỏi, uy nghi.
"Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng"
Những dòng thơ trên khác nào những đường dao điêu khắc thật sắc gọn, thật khỏe khoắn đã tạo nên bức tượng đầy ý nghĩa: Người mở đường.
Chính những câu nhắc nhở trong bài đã khiến em liên tưởng đến ý nghĩa trên của hình tượng chị lao công. Không chỉ một lần, mà nhắc đi nhắc lại : "Nhớ nghe hoa - Người quét rác - Đêm qua", "Nhớ nghe em - Tiếng chổi tre - Chị quét".
Không chỉ nhắc đi nhắc lại tiếng quét, tác giả còn nhắc đi nhắc lại về bối cảnh quét rác: "Những đêm hè - Đêm đông gió rét", nhấn mạnh đến cái thời điểm gian khổ gay go. Rõ ràng, chị lao công ở đây không chỉ là chị lao công ngoài trời. Trong văn học xưa nay, bao giờ cũng mượn cái này để nói đến cái kia, nổi bụi tre nhưng thâm ý là nhè bụi chuối, hình tượng văn hóa nghệ thuật bao giờ cũng đa nghĩa. Nhà thơ ở đây vừa trực tiếp miêu tả, ca ngợi chị lao công quét rác; vừa nhân đó mà ghi công cho bao nhiêu chiến sĩ không tên, đã thầm lặng gánh vác lấy công việc dọn đường, mở đường cho cuộc sống có thể vui đó lấy "Hoa ngọc hà... thơm ngát đường ta".
Nếu như để khỏi phụ công những người quét rác đêm khuya, chúng ta phải "giữ sạch lề - đẹp lối" của phố phường mỗi ngày, thì để đền đáp công ơn những người đi trước mở đường cho Tổ quốc độc lập thống nhất, tiến lên hiện đại hóa hôm nay, chúng em càng cần phải giữ lấy nề nếp tốt đẹp của truyền thống dân tộc, giữ vững kỷ cương đạo lí tốt đẹp, quyết chống lại những tệ nạn xã hội như xì ke, ma túy đang cố tình xả rác độc hại vào con đường đi tới của Tổ quốc ta hiện nay.
Chúc bạn học tốt nhé!
cảm nhận của e sau khi nghe bài làng tôi của nghệ sĩ Văn Cao là e thấy rấ vui nhộn,khi đang nghe có thể mk chìm đắm trong bài hát và e thấy được 1 người rất yêu quê hương của mk
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-khi-doc-bai-tre-viet-nam-cua-nguyen-duy-c118a21198.html#ixzz6Bm0ScR6z
Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay: "Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Tình yêu tiếng Việt in sâu vào tâm khảm mỗi người từ những ngày bé thơ khi tập đọc ê a từng con chữ đầu lòng. Nhưng một tình yêu đầu đời hết sức đơn giản đến vậy đâu có dễ để nói thành lời, như nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã từng thốt lên trong những rung động cảm xúc chân thành: “…Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ/Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn/Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá/Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…”.
Tự hào tiếng Việt
Cuối tuần, được “giao nhiệm vụ” đón cô em họ tên Vy đang học mẫu giáo chuẩn bị lên cấp một, tôi mới chợt nhớ ra một thứ gì đó thật đẹp đẽ trong buổi học chữ cái ở “tuổi học” vốn còn rất ngây thơ này. Cô bé bình thường vốn nghịch ngợm, nhưng hết giờ lại lọt thỏm ở một góc, ngồi xếp bộ đồ chơi bằng chữ in đủ các loại mầu sắc sặc sỡ. Cô giáo bảo Vy đã biết gì về phát âm, đánh vần đâu, nhưng vẫn cứ khăng khăng “chung thủy” với trò xếp hình chữ cái mấy hôm nay. Tôi gạn hỏi thì con bé kể: “Em muốn xếp tên con Xù để tặng nó, nó bị ốm cả tuần nay rồi ạ”. Hóa ra những chữ cái đó sẽ là món quà “chữa bệnh” của Vy dành đến chú mèo con ở nhà. Và món quà đấy thật sự đáng trân trọng khi cô bé đã biết yêu và cảm nhận từ những con chữ, từ những cái tên của sự vật, con người thân thuộc.
Phải chăng, đó là một thứ tình yêu mang tên tiếng Việt đã in sâu và ngày một lớn dần trong mỗi người chúng ta ngay từ thời thơ bé, những ngày mà sự thơ ngây và trong sáng vẫn ngự trị trong tâm trí để diễn đạt những điều tốt đẹp một cách giản dị nhất.
Tô Hoài Quỳnh Châu, sinh viên năm thứ ba khoa Ngữ văn Anh, Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đang làm một công việc mà nghe chừng thật nhiều người bất ngờ. Cứ chiều thứ năm và chủ nhật hằng tuần, lớp học tiếng Việt miễn phí cho người nước ngoài do Châu “đứng lớp” tại quán cà-phê sách trên đường Lê Duẩn, quận 1 lại “tấp nập” học sinh ngoại quốc. Ý tưởng của bạn được nhiều người đón nhận bởi sự mới mẻ, và cả sự cần thiết cho những người nước ngoài muốn sống lâu dài tại Việt Nam. Châu chọn cái tên giản đơn cho dự án của mình: “Tôi yêu tiếng Việt”. Tình yêu với ngôn ngữ quê hương không chỉ là việc tôn trọng việc học tập, sử dụng tiếng Việt mà với Quỳnh Châu và các bạn đồng hành, giờ đây chỉ tâm niệm một mong muốn đưa tiếng Việt ra thế giới. Với mỗi người mang trong mình dòng máu Việt Nam, tiếng Việt như một thước đo tình yêu với quê hương, bản xứ.
Tình cảm đó lại càng đúng đắn với một người Việt Nam xa quê hương, nhưng luôn tự hào về nguồn cội. Sang Cộng Hòa Liên Bang Ðức từ năm hai tuổi, nay đã 25 tuổi, cô gái trẻ Nghiêm Thu Trang vẫn nói tiếng Việt một cách tròn trịa và đầy quen thuộc. Có lẽ không mấy ai biết đến Trang nếu như cô không là một nghệ sĩ vi-ô-lông đầy triển vọng cũng như là tác giả câu nói đầy tinh thần Việt Nam lan truyền trong cộng đồng người Việt ở Ðức: “Tiếng Việt là một bản nhạc có dấu, khác hẳn mọi ngôn ngữ khác. Tôi là người chơi nhạc và biết học, biết yêu tiếng Việt như là cơ hội để tự hoàn thiện về khả năng cảm thụ âm nhạc”. Tiếng Việt thật sự là một phần cuộc sống không thể thiếu của Thu Trang. Có nó, Trang có cả một thế giới đầy tình thương yêu, trìu mến của cha mẹ, của anh chị em họ hàng và quan trọng hơn là văn hóa bản xứ, văn hóa dân tộc. Nghệ sĩ vi-ô-lông Nghiêm Thu Trang có thể giao tiếp thành thạo các ngôn ngữ Anh, Pháp, Ðức, nhưng điều tự hào lớn nhất mà Trang vẫn thường khoe với bạn bè chính là khả năng thành thạo tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ. Nghe có vẻ ngạc nhiên, nhưng không phải là điều lạ trong cộng đồng người Việt trẻ kiều bào. Giờ đây, tình yêu tiếng Việt và khả năng học, sử dụng thành thạo tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu, đồng thời là phương tiện hiệu quả lưu giữ tình yêu quê hương đất nước. Nghiêm Thu Trang là thế hệ thứ hai của người Việt tại Ðức và đối với cô, yêu tiếng Việt chính là tự hào về tiếng Việt.
TIẾNG VIỆT
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cầu tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.
"Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt..."
Ði mòn đàng đứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo, như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Ai người sau nói tiếp những lời yêu ?
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya ?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình...
Không phải ngẫu nhiên nhiều nhà phê bình văn học cho rằng bài thơ Tiếng Việt của nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ phải được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn trung học. Tôi nghĩ, đây là ý kiến cần được quan tâm bởi Tiếng Việt là một trong những bài thơ hay viết về tiếng nói dân tộc. Nếu được chọn, bài thơ không những hội đủ các tiêu chí của một tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và nghệ thuật mà còn có tính tích hợp cao với các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn.
Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh, một người bạn thân thiết của Lưu Quang Vũ đánh giá: “Lưu Quang Vũ là một trong số rất ít người làm nghệ thuật thể hiện được cái tình đậm đà, thắm thiết, đắng cay mà hồn hậu, nhân ái của Mẹ Việt Nam. Người làm thơ viết về quê hương thì rất nhiều, nhưng viết hay, thân thiết và xúc động như Lưu Quang Vũ trong bài Tiếng Việt thì rất ít”.
Viết về tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã không bắt đầu bằng những khái niệm trừu tượng mà dẫn nhập bằng những câu thơ có sức gợi để cho người đọc thấy được đời sống sinh hoạt, lao động của người Việt - nơi thai nghén, hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói dân tộc. Một không gian văn hóa Việt được anh tạo dựng với những hình ảnh, âm thanh của làng quê Việt Nam thân thuộc, dấu yêu:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cầu tre.
(…)
“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt…”
Đi mòn đàng đứt cỏ đợi người thương
Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
Vâng! Tiếng Việt được cất lên từ bờ tre, gốc rạ; từ cánh đồng xa, dòng sông vắng; từ sự lấm láp, nhọc nhằn, lam lũ của của đời sống lao động; từ những tâm tình ngọt ngào, sâu lắng của người Việt. Đó là âm thanh của “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm”, “Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa”; âm thanh của tiếng “xạc xào gió thổi giữa cầu tre”, “Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê”, “Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ”; âm thanh của “Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng/ Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya/ Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng”… Có thể nói, mọi mặt của đời sống dân tộc - về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người - đã làm nên hồn cốt của tiếng Việt.
Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Tiếng Việt - "Thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc"(1) – là thứ tiếng “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói” bởi nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của người Việt.
Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã rất tài hoa khi khái quát được đặc trưng tiếng nói của dân tộc trong hai câu thơ xuất thần: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ". Tác giả mượn những hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc vừa mang đậm bản sắc dân tộc như “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, tơ” để nói về tiếng Việt. Nhà thơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được được tiếng nói dân tộc vừa có sự mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn của “đất cày”; vừa có sự dịu dàng, mát mẻ của “lụa”; vừa có sự óng ả, thanh tao của “tre ngà”; vừa có sự mềm mại, uyển chuyển của “tơ”.
Như chúng ta đã biết với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, réo rắt, sâu lắng, thiết tha… Tiếng Việt giàu âm thanh, nhạc điệu “nói thường nghe như hát/ kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”.
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Và như để chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ giàu hình tượng, nhà thơ đã dẫn ra một số tiếng nói quen thuộc mà có khả năng gợi nhiều liên tưởng:
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai cho rằng: “Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”(2). Không đi sâu phân tích hay luận bàn sự giàu đẹp của tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ mượn chính ngôn ngữ đậm chất thơ của dân tộc mình để nói về vai trò của người sáng tạo ra thứ ngôn ngữ đó.
Nhiều độc giả cho rằng tính nhân dân là hạt nhân tư tưởng của bài thơ. Nhân dân là những người đã lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi, công sức, chịu đựng gian khổ, hi sinh vun đắp cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp và giữ cho tiếng Việt mãi là tiếng nói của một dân tộc có chủ quyền. Thần thái tiếng Việt chính là sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam cần cù, nhẫn nại; ân nghĩa, thủy chung; kiên cường, bất khuất.
Dẫu có sự cách trở về địa lí, tiếng Việt vẫn là thứ của cải riêng của dân tộc: “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta”. Trải qua bao biến cố của lịch sử, tiếng Việt vẫn tồn tại:“Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất/ Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già”. Đi qua những thăng trầm của đời người, tiếng Việt vẫn lấp lánh, sáng trong: “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng/Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi/Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/ Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời”.
Tiếng Việt làm nên một dòng chảy văn hóa “Như vị muối chung lòng biển mặn /
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”; gắn kết quá khứ với hiện tại: “Ai thuở trước nói những lời thứ nhất/ còn thô sơ như mảnh đá thay rìu/ Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt/ Ai người sau nói tiếp những lời yêu?”; kết nối lời yêu thương những người có chung tiếng nói, chung dòng máu Việt dù người đó đang “phiêu bạt nơi chân trơi góc biển” hay ở “phía bên kia cầm súng khác”. Có thể nói, đây là những phát hiện mới mẻ của nhà thơ Lưu Quang Vũ về sức mạnh kì diệu của tiếng Việt. Nó là “dòng sông thương mến chảy muôn đời”, là biển lớn của tinh thần hoà hợp dân tộc.
Với tất cả lòng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã tạo ra mạch nguồn cảm xúc lai láng, trào dâng, bất tận trong bài thơ Tiếng Việt. Mỗi khổ thơ là một cung bậc cảm xúc: có lúc chậm rãi, khoan thai, xa vắng; có khi dồn dập, sôi nổi, riết róng… nhưng cảm xúc chủ đạo vẫn là tha thiết, ân tình:
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình…
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi công lao của đại thi hào Nguyễn Du trong việc giữ gìn và làm giàu đẹp tiếng Việt qua tuyệt tác Truyện Kiều: “Bạch Đằng anh là cắm cọc vào thời gian nước chảy/ Cho nghìn năm sau vầng trăng tiếng Việt mãi còn” (Nghĩ thêm về Nguyễn). Tôi thiết nghĩ, với bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng đã “cắm cọc vào thời gian nước chảy” và “vầng trăng tiếng Việt” trong thơ anh sẽ mãi sáng trên thi đàn văn học Việt Nam.