Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bom đạn chiến tranh hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu không làm khuất phục được ý chí chiến đấu lại khiến người lính lái xe bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh tế lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn. Họ chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả, tác giả đã khắc họa những ấn tượng sinh động khi đang ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe đã bị bom đạn làm mất kính. Những câu thơ tả thực tới từng điểm diễn tả cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra đường:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Những hình ảnh thực như gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa thực vừa thơ, lại cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn nổ. Dù trải qua hiện thực chiến tranh khốc liệt những người lính vẫn hướng về phía trước, xem thường mọi hiểm nguy với tinh thần thể hiện cái hiên ngang, trẻ trung của tuổi trẻ.
Ba khổ thơ đầu gợi lên hình ảnh những chiếc xe không kính, và hình ảnh người lính lái xe trên trong tư thế hiên ngang, lạc quan, coi thường nguy hiểm tiến về phía trước.
- Hình ảnh tàu xe thường được mĩ lệ hóa đưa vào sáng tác nhưng những hình ảnh này càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu. Bom đạn chiến tranh làm chúng trần trụi hơn, biến dạng hơn. Những hình ảnh có hồn thơ hay nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được vào thành hình tượng độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
Những câu thơ trên trích trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Bài thơ được sáng tác năm 1969 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt trên tuyến đường chiến lược.
- Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi báo Văn nghệ 1969 và được đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.
Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật bởi xưa nay hình ảnh tàu xe đi vào thơ ca đều được lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại không ngần ngại đưa vào thơ của mình hình ảnh trần trụi, thực tế “những chiếc xe không kính”.
Hình ảnh những chiếc xe không kính là nhân chứng hùng hồn, chân thực cho hiện thực chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ.
Với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm cùng với nét tinh nghịch, ngang tàng hình tượng những chiếc xe không kính xuất hiện trong thơ như để thử thách con người, cũng như để khẳng định chất thép, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn.
Bài thơ độc đáo ngay từ nhan đề tác phẩm.
Nhan đề tưởng dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc bởi vẻ độc đáo, lạ lẫm của nó.
Bài thơ làm nổi bật hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính.
- Hai chữ bài thơ thêm vào cho thấy lăng kính nhìn hiện thực khốc liệt của chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ, hiên ngang, bất khuất, dũng cảm vượt qua thiếu thốn, gian khổ nguy hiểm của thời chiến.
Em tham khảo:
1. Xuất xứ và năm sáng tác:
- Những câu thơ trích trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Sáng tác năm 1969.
2. Chỉ ra từ phủ định và tác dụng của việc sử dụng từ phủ định:
- Từ phủ định là từ: “không”
- Việc dùng liên tiếp từ phủ định trên nhằm khẳng định:
+ Nguyên nhân vì sao chiếc xe không có kính. Đó là do “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.
+ Phản ánh rõ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra trên tuyến đường Trường Sơn.
- Cách sử dụng liên tiếp từ phủ định cũng góp phần tạo nên giọng điệu ngang tàng, thản nhiên, câu thơ rất gần với câu văn xuôi.
3. Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Bài thơ trích trong tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Hoàn cảnh sáng tác: Viết 1969- thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt, trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mỹ rải ngàn tấn bom, hòng chặt đứt tiếp sức của hậu phương ra tiền tuyến, chặt đứt con đường hành quân ta.
Em tham khảo:
1. Câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng BPTT điệp từ để tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.
2. Các động từ: giật, rung
Tác dụng: Cho thấy sự ác liệt của bom đạn chiến trường, nó làm cho mọi thứ gần như không còn được nguyên vẹn.
3. Chữ "đắng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Nhìn thấy gió là thuộc về thị giác, "xoa mắt đắng" lại thuộc về vị giác cảm giác, một sự chuyển đổi tài tình đã cho thấy những vất vả cực nhọc của những người chiến sĩ trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn gian khổ. Những gian nan, thiếu thốn khiến các chiến sĩ vô cùng khổ cực nhưng trong lòng vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, tinh thần chiến đấu ngoan cường.
4. "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" tức là đoàn xe vượt qua bao nỗi mất má, thiếu thốn, vẫn băng băng vào chiến trường. Câu hỏi đặt ra tại đây là điều gì đã tạo nên sức mạnh để đoàn xe vẫn hiên ngang, hùng dũng, kiên cường vượt qua bao lửa đạn ác nghiệt? Điều đó đã được giải thích qua câu thơ này đấy. Nó được gửi gắm qua hình ảnh "trái tim". Đây là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính lái xe, tái tim cầm lái. Đó là trái tim của lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, của tinh thần dũng cảm, ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã biến sức mạnh thành tinh thần giúp họ vượt qua tất cả.=) Cụm từ "chỉ cần- trài tim" nhà thơ muốn khẳng định cội nguồn của sức mạnh không phải là vật chất mà là ý chí của người chiến sĩ.
5. Hình ảnh người lính hiện lên trong sự hiên ngang và có chút ngang tàng. Tuy điều kiện còn khó khăn, bom đạn ở khắp mọi nơi nhưng người lính vẫn luôn lạc quan và bình thản
Có lẽ không phải tự nhiên thơ có thể ra đời bởi chẳng phải ai cũng có thể làm thơ. Chỉ khi con người ta có đủ trải nghiệm, sự cảm nhận chân thật và những cảm xúc dạt dào với một trái tim nhạy cảm nghệ thuật. Đó chính là những người nghệ sĩ đầy khát vọng và nhà thơ Phạm Tiến Duật là người như thế. Trong hành trình phám phá cuộc đời bằng thơ, ông đã hòa mình vào cuộc sống của chiến tranh và viết ra "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Nổi bật ở đoạn:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Điệp ngữ "nhìn" cho ta thấy một hành trình đầy gian nan của các anh chiến sĩ trên đường làm nhiệm vụ khi gió lùa vào chiếc xe không có kính. Ở đây, nhà thơ đã vô cùng tinh tế khi sử từ "đắng" để gợi đến sự khốc liệt của chiến tranh, nhưng lại đi với từ "xoa". Vì sao "xoa" mà lại "đắng"?. Ấy là vì nhà thơ muốn truyền đến chúng ta một ý nghĩa về lòng yêu nước mãnh liệt của người lính lái xe, anh chấp nhận những khó khăn ấy một cách thản nhiên khi đi trên con đường cứu nước!. Có câu nói: "Phải chăng sức mạnh của con người ta nằm ở trái tim" là vì thế, trong lòng mỗi người lính yêu nước ấy đều có một trái tim khát khao về sự tự do độc lập của đất nước nên họ đã có sức mạnh đối mặt với thử thách gian nan. Con đường phía trước mà họ đang đi không đơn thuần là dãy đường Trường Sơn mà là con đường cứu nước ở trong tim mỗi người lính, và nhiệm vụ mà họ đang làm không đơn thuần là tiếp viện cho miền Nam kháng chiến mà là để cả đất nước được tự do độc lập. Từ đây ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc chính là sự thản nhiên, điềm tĩnh đối mặt với khó khăn mà chiến tranh mang lại. Tiếp đến, tác giả gợi rằng họ thấy "sao trời" và "đột ngột cánh chim". Hình ảnh ngôi sao trên trời thể hiện một thời gian gần tối cho thấy sự cực nhọc khó khăn mà người lính đang làm, họ lái xe từ sáng sớm đến chiều tối không ngừng với tâm thái thoải mái hiên ngang!. Ta chợt nhận hình ảnh cánh chim, tại sao tác giả lại diễn tả nó với từ "đột ngột"?. Phải chăng Người muốn thể hiện cho đọc giả thấy một suy nghĩ vội vã, sự chông mong về một đất nước tự do một đất nước có chủ quyền trong tâm hồn người lính. Hay Người lại muốn ẩn dụ đến tốc độ nhanh nhẹn phi thường của chiếc xe không kính, lao nhanh về một tương lai tươi sáng mặc do bom đạn nguy hiểm đang gần kề. Những điều ấy là "sa" là "ùa" vào buồng lái, không có gì ngăn cản sự tiếp xúc giữa các anh và đất trời thiên nhiên!.
Khép lại, tâm hồn người lính bao giờ cũng đẹp đẽ!. Nhất là trong thời kỳ kháng chiến khốc liệt, một tâm hồn luôn suy nghĩ cho đất nước cho dân tộc, một tâm hồn không ngại khó ngại khổ. Không gì có thể ngăn cản đi tâm hồn mãnh mẽ ấy. Và nhờ có những người nghệ sĩ, nhà thơ họ đã ghi dắt lại những vẻ đẹp lịch sử vẻ vang ấy một cách cũng đẹp không kém cạnh.
#Tuệ Lâm ✿