K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.

Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bão năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng hành và dõi theo mẹ con ta. Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, đó là lời nói dối ngọt ngào hằng mong điều tốt đẹp không có gì là xấu xa cả. Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Người cha ấy luôn quấn quýt bên mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, luôn im lặng mà chưa bao giờ bế Đản. Cậu bé ấy thật thà kể lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời nói vô tư của một đứa trẻ. Nhưng chính câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt, bản tính ghen tuông cùng sự nóng nảy của hắn khiến cho Vũ nương phải đau khổ vô cùng. Từ cái bóng ấy mà Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm can ngăn. Hắn đã nhẫn tâm đuổi người phụ nữ đầu ấp tay kề, người đã chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, chăm con khi non thơ, bé bỏng ra khỏi nhà. Đường cùng, nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch, thủy chung của mình.

 

Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận muộn màng.

Một chi tiết tưởng chừng như bình thường đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi tiết chiếc bóng đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.

Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho mọi oan khuất của Vũ Nương.

13 tháng 5 2021

Tham khảo

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

26 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện (1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện (2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó (3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở! (4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt (5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm (6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?” (7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức (8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông (9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….” (10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương! (11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện (12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường (13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng” (14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn (15). Qua đó thấy được rằng tầm quan trọng của chi tiết cái bóng.

25 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩ. Câu chuyện nói đến có chi tiết thắt nút, đêm nào Vũ Nương cũng chỉ cái bóng mình trên vách đá và nói rằng đó là cha Đản, để dỗ dành bé khi thiếu tình yêu của người cha. Trương Sinh trở về, chỉ do lời nói ngây thơ một đứa bé mà đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương, đã trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời của nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ thắt nút ma còn là một chi tiết mở nút, vào một đêm bé Đản lại chỉ vào cái bóng của Trương Sinh , khi đó chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ mình nhũng đã quá muộn. Chi tiết cái bóng còn là phản ảnh xã hội phong kiến và chế độ Nam Quyền là không phải nơi tốt đẹp cho những người như Vũ Nương được sống. Chi tiết cái bóng còn góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

10 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.

Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.có ý kiến cho rằng: "Cái bóng là hư nhưng lại trói chặt Vũ Nương vào nỗi đau rất thực". Ta cùng đi tìm hiểu về vấn đề này. 

Đầu tiên, “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác.

 “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết.

Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện.

Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.

Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.

Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt:

Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ.

Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...

Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ:

Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan)

Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá)

Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về)

Chiếc bóng đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào.

Nó làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng.

Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm:

Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương.

Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến.

Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ.

Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.

.Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 tháng 5 2021

 Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI với tập "Truyền kì mạn lục" trong đó "Chuyện người con gái Nam Xương" là một trong những chuyện tiêu biểu. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận đầy oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà còn thể hiện vẻ đạp truyền thống tốt đẹp của họ.

  "Chiếc bóng là hư" chỉ vật vô tri vô giác. "Nỗi đau rất thật" của Vũ Nương là bị chồng nghi oan, ruồng rẫy mà dẫn đến cái chết. Qua đó nhận định đã khẳng định rất rõ chi tiết thắt nút của câu truyện

     Về chi tiết “cái bóng”. Đối với Vũ Nương,trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.Với bé Đản mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. Đối với Trương Sinh thì lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

   Về Vũ Nương nàng là người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng là người phụ nữ đẹp vì vậy mà Trương Sinh không tiếc một trăm lạng vàng để cưới nàng về. Nàng còn là nàng dâu hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu.Một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...Khi xa chồng nàng yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ chồng kéo dài theo năm tháng

   Tuy vậy cuộc đời cuộc nàng còn gặp nhiều gian khổ.Khi Trương Sinh trở về nghe lời con về chiếc bóng bèn đánh đuổi, mắng nhiếc nàng. Cùng đường nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng quyết liệt để nàng có thể bảo toàn danh dự của mình. Khi ở dưới thuỷ cung mặc dù được minh oan được bất tử nhưng nàng vẫn đau đớn bỏi nàng không thể trở về với chồng con

   Chi tiết chiếc bóng có nhiều ý nghĩa trong truyện. Nó là bước ngoặt cuộc đời của Vũ Nương, đưa câu truyện lên hồi cao trào. Đồng thời nó cũng đã bộc lộ tính cách của Trương Sinh: Chàng là người nóng nảy, ghen tuông mù quáng, đọc đoán. Chi tiết chiếc bóng cũng đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương và còn lên án, tố cáo sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình thời xưa.

    Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội phong kiến của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

 

 

 

 

 

 

26 tháng 1 2021

Vết thẹo trên mặt anh Sáu là chi tiết  ko thể thiếu trong tp chiếc lược ngà của tg NQS. Thứ nhất, nó thể hiện sự gian khổ nơi chiến trg, sự hi sinh vì hòa bình của những người lính. Để rồi, cho họ những thương tật trên cơ thể, những mất mát cho người thân. thứ hai, nnos là thứ khiến bé Thu ko nhận ra anh là chả của mk. Nó khiến cho Thu ngày càng xa cách cha mk, đối sử vs cha n hư người dưng và khiến người đọc có cảm giác vô cùng bức bối. Anh Sáu ở hiện tại vs anh Sáu trong hình chụp cùng mẹ bé Thu quả là ko giống nhau, bé Thu còn quá nhỏ đẻ nhận ra rằng cha mk sau chiến tranh đã thay đổi. Nhưng vết thẹo cũng là điểm nhấn khiến sau này bé nhận ra và nhớ lại tới cha của mk. Sự hối hận dâng trào, tinh cha con trong thu xuất hiện mãnh liệt. Vết thẹo cũng tạo nên một sự gắn kêt vô hình giữa bé Thu và anh Sáu qua cái ôm cuối cùng.

Nếu thấy dài quá thì bn đọc hết rồi bỏ vài dòng cững đc <3

23 tháng 10 2021

Trong chuyện người con gái Nam Xuowg của Nguyễn Dữ, cái bóng có 1 ý nghãi vô cùng quan trọng, là thắt nút và mở nút câu chuyện. Vớ bé Đản, nó là 1 người cha đẻ Đản vơi đi nỗi nhớ, thiếu vắng cha, bằng việc Vũ Nương dùng bóng của mình in tren vách bảo vưới bé Đản rằng đó là cha nó ( Trương Sinh). Qua đây thấy việc làm của Vũ Nương là vô cùng tốt, ko hề ai trái. Ấy thé nhưng cái bóng oan gia ấy lại là 1 trong những nguyên nhân khiến Vũ Nương phải chết 1 cách đầy đau khổ. Đối với Trương Sinh, cái bóng là 1 lý do khiến anh ta nghi oan cho vợ, trách móc chửi rủa, mắng nhiếc vợ. Sau này, khi Vũ Nương đã mất, trong 1 đêm phòng ko tĩnh lặng, dứi ánh đèn khuya, bóng của Trương Sinh hiện lên trên vách, bé Đản tháy thế liền chỉ tay và nói đó là cha nó. Bấy giờ Sinh mới hiểu ra mọi việc, biết vợ mình bị oan. Qua tháy, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng cái bóng vừa làm nút thắt, vừa làm nút mở câu chuyện

2 tháng 3 2018

GỢI Ý DÀN BÀI NHƯ SAU:

Mở bài 1: Là nhà văn Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu và gắn bó với mảnh đất Thành đồng cùng những người con gái trung kiên trên mảnh đất ấy. Truyện của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình. Sáng tác năm 1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt, “Chiếc lược ngà” ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng – cũng là tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

II. Thân bài:
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
- Tình cha con – đó không chỉ là tình cảm muôn thưở có tinh nhân văn vững bền. Nó được thể hiện trong tình cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh, trong cuộc sống gian khổ, hi sinh của người cán bộ Cách mạng. Đọc câu chuyện “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba – người bạn chiến đấu của ông Sáu, ta mới thấm thía hết được những nỗi đau của con người trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất hủ.
2. Luận điểm 1:Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha:
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây ra bao nhiêu mất mát, đau khổ và hi sinh cho người dân Việt Nam. Vì cuộc chiến tranh ấy mà bao nhiêu người phải rời xa gia đình, xa những người mẹ, người chị, người vợ, người con để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ông Sáu cũng là một trong số những người như thế. Ông đi xa khi đứa con gái nhỏ chưa đầy một tuổi. Tám năm trời xa cách, ông chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Ông khao khát muốn được thấy con đến nhường nào! Một lần về thăm nhà, trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định nhận ông Sáu là cha.
Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách. Người đọc tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao bé Thu không nhận ra ông Sáu, không nhận ra cha mình?Suốt mấy ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu hoàn toàn lạnh lùng trước tình cảm vồ vập của người cha. Ông Sáu càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa. Ông Sáu càng yêu thương, bé Thu càng lảng tránh. Bé Thu nhìn cha với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng “ba” mà chỉ nói trổng. Đó phải chăng là sự ngây thơ của một đứa bé đầy cá tính? Ở bé Thu còn là tính gan lì khi mà mọi người thân đã hết lòng khuyên nhủ, tạo tình thế để bé nhận cha, nhưng đều thất bại. Khi mẹ vắng nhà mà nồi cơm trên bếp đang sôi, bé Thu không thể nhấc nổi nồi cơm to như thế mà chắt nước được. Cái tình thế ấy làm người đọc tưởng chừng bé Thu phải chịu thua, không thể chiến tranh lạnh được nữa. Vậy mà thật ngoài sức tưởng tượng, Thu vẫn không cất lên cái tiếng mà ba nó mong “Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước,miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Bé Thu làm tác giả phải thốt lên: “Con bé đáo để thật”. Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh ấy còn được thể hiện khi Thu hất cái trứng cá mà ba nó gắp cho ra khỏi chén cơm. Đây là một tình huống mang tính kịch tính cao. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ , ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc, gắp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng. Những thái độ ấy làm người cha, người bạn của cha và cả người đọc đau lòng. Còn gì đau lòng hơn bằng người cha giàu lòng yêu thương con lại bị chính đứa con ấy kiên quyết chối bỏ. Nhưng sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh. Sự bướng bỉnh của Thu phải chăng còn là mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiến định có lập trường.
Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mạnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!” Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡi òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi!
3.Luận điểm 2: Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con,không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra. Ông bước vội vàng những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào:
- Thu!Con.
Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác, hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép , ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi... Bị con cự tuyệt, ông Sáu đau khổ không khóc được phải cười.
Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con, nhưng lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương con, chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược.
Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời – chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị.
Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu.
Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự thành công trong việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Có thể nói rằng, với một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng chan chứa yêu thương, nhất là đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng rất thành công trong việc lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ lời thoại mang đậm chất địa phương Nam Bộ,... đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Tất cả đã góp phần tạo nên sức thuyết phục, hấp dẫn cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
III. Kết bài:
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc đã đến với các em thơ trong sự tận hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ. Chúng ta hiểu và biết ơn bao người đã hi sinh tình cảm riêng, hi sinh cuộc đời của mình cho đất nước như cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”. Sức sống của tác phẩm là ở chỗ khơi gợi được ý nghĩa sâu sắc của tình cha con, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Cách mạng.

1 tháng 3 2018

I) Mở bài :
- Dẫn dắt vấn đề :
Thơ ca Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cha con rất xúc động nhưng ta không thể nào quên được tình cha con trong chiến tranh lại càng thiêng liêng , cao đẹp . Điều đó được thể hiện qua tác phẩm " Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng . Đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện tình cha con đẹp đẽ sâu đậm khiến người đọc không thể nào quên được
II) Thân bài :
* Giới thiệu :
- Chiếu lược ngà viết 1966 viết trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta rất gay do
- Truyện kể ngôi thứ nhất qua lời kể của Bác Ba
- Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho bé Thu
- Nhà văn dẫn dắt nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật bộc lộ sâu sắc tình cha con
- Nói sơ lược cốt truyện
* Cảm nhân
A ) Bé Thu cảm nhận tình yêu thương một cách mãnh liệt
- Qua các tình huống khi bé Thu lần đầu gặp người đàn ông có vết sẹo dài trên mặt
- Qua việc không chịu vâng lời ông Sáu nói
- Qua việc ông Sáu gắp trứng cá trong bữa cơm và bị bé Thu hất ra
- Qua việc trèo thuyền qua bên nhà ngoại , được bà ngoại giải thích cặn kẽ và bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình
- Qua việc bé Thu thét lên "Ba..a..a " và những hành động của Thu
- Qua việc ông Sáu cảm thấy xúc động và sau khi về căn cứ làm một " Chiếc lược ngà "
- Qua việc ông Sáu trao kỉ vật này cho đồng đội mình khi ông đã hi sinh trên chiến trường
III) Kết bài :

– Truyện “Chiếc lược ngà” như đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.

– Ẩn dưới câu chuyện đó như đã được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người