Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mở bài và kết bài bạn có thể tự làm nha:
đoạn 2 của Chiếu dời đô là tác giả dành để nói về lợi thế của thành Đại La
ở đoạn 2 này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục việc dời thành là điều đúng đắn .
tác giả lập luận chặt chẽ , sử dụng những câu văn biền ngẫu ,cân xứng đã cho dân biết rõ ý định, mong muốn lo dân của mình . Làm cho dân cảm thấy vui vẻ , hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.
Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là một bầu không gian lưu trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm “Bảo kính cảnh giới” chứa đựng những nét độc đáo, thấp thoáng niềm tâm sự của tác giả. Đó là bài thơ " Cảnh ngày hè " - một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi .
Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn ( Thiết Bạc - Hải Dương ) . Đây có thể nói là quãng thời gian nhàn dỗi nhất trong cuộc đời của một vị đại quan.
Mở đầu bài thơ có thể nói là những giây phút hiếm hoi trong cuộc đời của Nguyễn Trãi . Câu thơ mở đầu đã giới thiệu về hoàn cảnh sống và tâm trạng của nhà thơ trong những ngày cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn :
" Rồi hóng mát thưở ngày trường "
Hình thức câu thơ đặc biệt , chỉ có sáu tiếng ngắt nhịp 1/2/3 . Đây là một sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong thể thơ thất ngôn đường luật nhấn mạnh sự nhàn rỗi , đồng thời gợi lên tư thế ung dung , thanh nhàn của nhân vật trữ tình. Một ngày như thế có thể không nhiều trong cuộc đời của một vị đại quan. Ông vốn là một người thân nhàn mà tâm không nhàn. Tâm hồn Ức Trai lúc nào cũng rộng mở trước thiên nhiên, ông từng tự nhủ : " Non nước cùng ta đã có duyên" . Cái duyên ấy đã cho ra đời một bức tranh lộng lẫy về thiên nhiên trong ngày hè. Tác giả ngồi hóng mát trong cảnh " ngày trường ". Đây là một cảm giác về thời gian của một người sống trong cảnh nhàn rỗi , thấy ngày dường như dài ra. Với Nguyễn Trãi - một vị đại quan , 1 con người luôn bận rộn thì cảm giác đó sẽ càng rõ hơn. Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khi đất nước đang gặp nhiều khó khăn mà một vị đại quan " ưu thời vẫn thế " như Nguyễn Trãi lại rơi vào tình cảnh rỗi rãi như thế chắc chắn có nhiều uẩn khúc. Từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
" Hòe lục đùn đùn tán lợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Khi hòa mình vào thiên nhiên ở nơi thôn dã , xa lánh trốn quan trường , mọi buồn phiền đều tan biến . Bằng những cảm nhận tinh thế , Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh ngày hè rực rỡ , tràn đầy sức sống . Có thể thấy đây là bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu . Đây là những hình ảnh thiên nhiên rất đặc trưng của ngày hè : hòe , thạch lựu , hồng liên. Hình ảnh cây hòe với những tán lá xòe rộng làm nền cho bức tranh với màu xanh bạt ngàn của lá. Trên nền xanh đậm của những cánh tán lá hòe là màu đỏ rực rỡ đem lại vẻ đẹp tươi sáng cho bức tranh ngày hè. Nguyễn Trãi rất tinh tế trong việc phối hợp màu trong bức tranh. Tác giả đem chất họa vào trong thơ khiến cho từng đường nét , màu sắc phải nổi lên thành hình , thành khối. Nét độc đáo của đoạn thowncofn thể hiện ở việc tác giả sử dụng những động từ mạnh như : đùn đùn , giương , phun , tiễn . Ở đây Nguyễn Trãi đề cao ý thức sử dụng từ ngữ tiếng việt. Những từ cổ đậm chất sống lại mang giá trị biểu đạt cao như : đùn đùn , tiễn. Những tán lá hòe đua nhau xòe rộng vươn lên cao nhờ sức sống nội tại mãnh liệt trào lên cành, lên lá. Từ láy " đùn đùn " diễn tả rõ nét sức sống kì diệu ấy. Nhà thơ rất tinh tế và tài hoa khi lựa chọn từ ngữ để miêu tả chính xác những gì mình đang nhìn thấy, cảm thấy ở sự vật. Nói về sự phát triển mạnh mẽ của cây thạch lựu, tác giả chọn động từ " phun " . Động từ này thường để diễn tả một áp suất mạnh như nước nhưng Nguyễn Trãi lại đưa vào thơ mình để chỉ hoa nở tạo một ma lực cho ngôn từ. Hình ảnh thơ dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi dường như đang cựu quậy, trỗi dậy sức sống mãnh liệt từ bên trong. Sức sống trong cây thạch lựu phun trào kết thành hững chùm hoa đỏ như những bó hoa lửu lộng lẫy , nồng nàn. Từ " phun" kết hợp với từ " thức " thiên về diễn tả trạng thái tinh thần của sự vật. Câu thơ của Nguyễn Trãi không chỉ gợi dáng vẻ lung linh rạng rỡ mà còn gợi sức sống tràn trề , mãnh liệt của cây, hoa. Cây đang ở thời khắc viên mãn nhất , cường tráng nhất . Nhìn vào hình ảnh thơ và sự quan sát tinh tế của tác giả , chúng ta có thể đoán thời gian miêu tả cảnh ngày hè có lẽ là tiết chính hạ, khi sự vật đang căn tràn nhựa sống, đang cháy hết mình, dâng cho đời những gì tinh túy nhất. Hình ảnh thơ không mới nhưng cách cảm nhận của Nguyễn Trãi rất độc đáo và mới mẻ, nói về hoa lựu Nguyễn Du viết :
" Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông "
Những câu thơ của N.Du nghiêng về miêu tả sắc đỏ của hoa , còn thơ của Nguyễn Trãi lại tập trung miêu tả sức sống của cảnh vật khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động hơn.
Cảnh ngày hè càng thêm cuốn hút hơn khi điểm vào đó hương thơm ngày ngạt của hoa sen toát lên vẻ thanh khiết, dịu nhẹ, xua đi cái nóng oi ả của ngày hè. Hoa sen cũng đang ở độ viên mãn nhất, tỏa ngát hương thơm. Chữ " đã " được đặt giữa câu thơ vừa thể hiện sự chuyển biến mau lẹ của tọa vật , vừa cho thấy sự ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình. Một thoáng reo vui khi thấy sen hồng nở rộ , một thoáng bùi ngùi kho thời gian trôi nhanh. Nhà thơ đã đặt cả hồn mình vào thiên nhiên , thức nhọn giác quan để cảm nhận thiên nhiên nên mới có được những vần thơ ấy. Cách ngắt nhịp linh hoạt của đoạn thơ cũng tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về những ngày hè tươi đẹp, sâu đậm ,linh hoạt. Nguyễn Trãi làm thơ khi tuổi đã xế chiều , bất mãn với trốn quan trường nên về quê ở ẩn song vẫn có được cái nhìn tươi vui , lạc quan ấy. Thật đáng quý . Niềm vui ấy càng được thể hiện rõ nét hơn qua bức tranh cuộc sống ngày hè :
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
Cuộc sống nơi thôn dã được gợi lên qua hình ảnh quen thuộc : chợ cá làng Ngư Phủ , tiếng ve , lầu tịch dương. Với những âm thanh tươi vui , rộn rã và việc đảo hai từ láy tượng thanh lên đầu câu đã làm cho bưc tranh ngày hè thêm sôi động nhưng vẫn giữ được vẻ yên bình vốn có của đời sống thôn quê. Tiếng " lao xao " nơi chợ cá của làng ngư phủ trong một buổi chiều thật ấm áp, điều đó cho thấy cuộc sống của con người nơi đây đã đầy đủ, nhộn nhịp. Tiếng ve là nét đặc trưng của mùa hè vang lên inh ỏi nhưng không chói gắt bởi cách so sánh tài tình " tiếng ve như tiếng đàn " . Những chú ve đang tấu lên những nốt nhạc , khúc hát hân hoan mừng cuộc sống ấm no , hạnh phúc của nhân dân. Tâm hồn nhà thơ đang tràn ngập một niềm vui. Chỉ khi được thả hồn với thiên nhiên , được nghe " tiếng đời lăn náo nức " thì Nguyễn Trãi mới thấy lòng mình thanh thản, hân hoan đến thế. Việc sử dụng hai cụm từ Hán Việt : " Làng ngư phủ " và " lầu tịch dương " khiến cho bức tranh nhuốm màu cổ kính , nhờ đó vẻ thanh bình, yên ả của làng quê đươc tô đậm
Trước cảnh thiên nhiên cuộc sống sôi động, trong lòng nhà thơ bỗng rấy lên bao cảm xúc . Cảm xúc ấy được dồn nén trong 2 câu thơ kết:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
Chúng ta có thể thấy lại một lần nữa Nguyễn Trãi nhắc đến tiếng đàn nhưng không phải là nói về âm thanh quen thuộc mà là tiếng đàn mơ ước và khát vọng. Ức Trai ao ước có được cây dàn của vua Thuấn để đàn một khúc nam phong- mong cho gió thuận để dân làm được nhiều của cải . Câu thơ nhắc đến điển tích Ngu Cầm , là tiếng đàn của Ngu Thuấn, l triều đại lí tưởng của TQ . Xã hội thanh bình , nhân dân ấm no , hạnh phúc đã thể hiện khát vọng của N. Trãi về một cuộc sống thái bình , ấm no cho nhân dân. Khát vọng đo được thể hiện đậm nét qua câu thơ cuối bài . Đây là một câu thơ đặc biệt chỉ có 6 tiếng trong thể thơ đường luật với cách ngắt nhịp 3/3 trái lệ thường tạo nên sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ . Khát vọng hòa bình , hạnh phúc cho nhân dân là khát vojnng suốt cuộc đời của vị đại quan này , chưa bao giờ con người vĩ đại ấy hết lo cho dân , cho đất nước cho dù bây giờ ông đang cáo quan về ở ẩn :
" Bui một tấm lòng chung lẫn hiếu
Mặt trăng khuyết , nhuộm trăng đen "
Chữ " hiếu " N.Trãi nhắc tới trong thơ của mình không chỉ là hiếu với vua mà là hiếu với dân. Đó là tư tưởng thân dân tiến bộ theo quan điểm của N. Trãi. Ông luôn lấy dân làm gốc , coi trọng dân. Trong đại cáo bình ngô , ông từng viết :
" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo "
Tư tưởng này không mới . Đó là sự tiếp nối quan điểm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn : " Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ làm gốc ". Tư tưởng ấy thể hiện một nhân cách lớn - nhân cách cao đẹp .
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
Tác giả mượn thiên nhiên nói tới quan niệm triết lý của Phật giáo: con người khi hiểu được chân lí và quy luật thì sẽ vượt lên trên lẽ sinh diệt thông thường.
+ Thiền sư khi đắc đạo về cõi niết bàn, không sinh, không diệu như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn
+ Tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên để nói tới quan niệm trong đạo Phật, con người giác ngộ sẽ vượt lên lẽ sinh diệt thường tình
→ Câu thơ cuối không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau, hình tượng hoa mai là biểu tượng cho ý niệm niết bàn của Phật giáo.
em tham khảo :
Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Tác phẩm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích: các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là lời ca khẳng định vai trò của con người.
Trước hết về hình tượng nhân vật khách, ông xuất hiện cùng với việc di chuyển qua nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… Đây đều là những phong cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng có một điều đặc biệt, với các địa danh này tác giả chỉ du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những địa danh khác: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng, đây là những địa điểm ông được đi du ngoạn thực tế. Đây cũng là địa điểm khoáng đạt, rộng lớn và vô cùng đẹp đẽ, không chỉ vậy các địa danh này còn ghi những dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc.
Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp, nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi trĩ thướt tha. Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gì mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.
Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận. Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn lại sự hoang vu, hiu quạnh. Khách đứng lặng giờ lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất này.
Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng. Các bô lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung chuyển: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong. Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch, bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì. Trương Hán Siêu đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.
Tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu tác phẩm đơn giản, bố cục chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật khách đặc biệt. Những lời văn biền ngẫu và ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng. Hình ảnh thơ mang tính khoa trương, phóng đại diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đồng thời tác phẩm cũng ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta. Qua đó còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị con người.
1.Quý thầy/cô có thể chia sẻ nhận định tổng quan về tuần học đầu tiên được không?
2.Trong tuần học đầu tiên, quý thầy/cô đã gặp phải những thách thức nào không?
3.Những điều gì gây ấn tượng tích cực với quý thầy/cô trong tuần học đầu tiên?
4.Quý thầy/cô nghĩ rằng có những điều cần cải thiện hoặc thay đổi trong tuần học tiếp theo không?
5.Quý thầy/cô đã nhận được đủ sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các bạn học sinh trong tuần học đầu tiên không?
6.Quý thầy/cô có nhận xét gì về nội dung và phương pháp giảng dạy đã được áp dụng trong tuần học đầu tiên?
7.Quý thầy/cô thấy rằng các bạn học sinh đã tiến bộ trong tuần học đầu tiên không? Nếu có, xin vui lòng cho biết ví dụ cụ thể.
8.Xin quý thầy/cô chia sẻ những suy nghĩ cuối cùng hoặc những gì quý thầy/cô mong muốn từ tuần học đầu tiên này?
Võ Văn Ngân ở tại làng Bình Tây, xã Đức Hoà, quận Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn, nay là tỉnh Long An. Ông là em ruột Võ Văn Tần, con út của ông Võ Văn Sự và bà Nguyễn Thị Toàn. Nhà tuy nghèo khó nhưng giàu truyền thống chống ngoại xâm. Ông nội và ông ngoại của Võ Văn Ngân đều từng trực tiếp cầm võ khí đánh Pháp và bị người Pháp giết chết. 7 anh chị em gia đình ông lớn lên đều trở thành đảng viên Đảng Cộng sản hoặc là cơ sở trung kiên của cách mạng.Lúc nhỏ Võ Văn Ngân có may mắn hơn các anh chị là ở chung nhiều với cha mẹ, được chăm lo dạy dỗ và học hành chu đáo. Nhưng anh cũng không ỷ lại, trái lại anh rất chịu khó cả trong việc nhà lẫn việc học. Chịu ảnh hưởng truyền thống tốt đẹp của gia đình, làng xóm và nhất là từ người anh trai Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân sớm có suy nghĩ độc lập, ham tìm đọc sách báo yêu nước, tiến bộ, từ đó ý thức về con đường đấu tranh chống áp bức, tự nguyện dấn thân tìm đường cứu dân cứu nước.Năm 1926, Võ Văn Ngân cùng anh trai tham gia vào Hội kín Nguyễn An Ninh, bấy giờ là tổ chức yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ. Nhưng nhận thức về hạn chế của Hội kín là không mở tầm hoạt động ra tất cả các tầng lớp quần chúng lao động nghèo khổ, Võ Văn Ngân bèn chuyển sang gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, là hội của những người làm cách mạng Việt Nam do Nguyễn Ái Quốcsáng lập từ giữa 1925. Vào tổ chức này, ông trở thành một trong số hội viên cốt cán đầu tiên ở quận Đức Hoà, có công đi tuyên truyền gầy dựng Thanh niên trong quận và tỉnh Chợ Lớn. Nhiều hội viên được ông kết nạp về sau thành những đảng viên trung kiên hoặc quần chúng ưu tú như Nguyễn Văn Thỏ (tức Nguyễn Văn Thới), Trần Văn Thẳng (tức Hai Thẳng)…
Từ thượng tuần tháng 8 năm 1929, sau khi Châu Văn Liêm, thành viên Ban thường vụ Kỳ bộ Thanh niên Nam Kì lập ra An Nam Cộng sản Đảng thì Ngân và Tần trở thành đảng viên của tổ chức này. Hai anh em là người đầu tiên lập ra chi bộ Cộng sản sớm nhất ở Đức Hoà vào cuối năm 1929 gồm 7 người do Võ Văn Tần làm bí thư. Thời gian hoạt động trong tổ chức An Nam Cộng sản Đảng, Võ Văn Ngân chú trọng việc đoàn kết tập hợp nông dân bằng việc lập ra Nông hội đỏ, giao cho Trần Văn Thẳng làm Hội trưởng, trước là bảo vệ lẫn nhau sau là đấu tranh chống thực dân Pháp và địa chủ quan làng áp bức bóc lột.
Bạn tham khảo nhé! CHúc bn hc tốt!
Tham Khảo:
Triều đại nhà Trần (1126-1400) là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào lịch sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử.
Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ca ngợi là "Hào khí Đông A". Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Toản, "Thuật hoài" (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,… là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: "Thuật hoài" và "Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương".
Bài thơ "Tỏ lòng" thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu" là một câu thơ có hình tượng kỳ vỹ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian (giang san) vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử (kháp kỉ thu). Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở "bình Nguyên" ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang nghiêm: cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn yêu quý.
Đội quân "Sát Thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo "tỳ hổ" quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn Ngưu" nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời. Hoặc có thể hiểu: ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu. Biện pháp tu từ thậm xưng sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, vũ trụ: "Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu". Hình ảnh ẩn dụ so sánh: "Tam quân tì hổ…" trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân "sát thát" đánh đâu thắng đấy mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc:
"Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…"
(Bạch Đằng giang phú)
Người chiến sĩ "bình Nguyên" mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! "Phá cường địch, báo hoàng ân" (Trần Quốc Toản) – "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" (Trần Thủ Độ). "…Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng" (Trần Quốc Tuấn)… Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu".
"Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, được tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm. Không chỉ "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu", mà tướng sĩ còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu "Khiến cho người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…" để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng" (Trần Nhân Tông).
"Thuật hoài" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kì vỹ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời "hào khí Đông A".