K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

k chép mạng thì chệu:)))

22 tháng 12 2021

ko chép mạng thì b tự lm dc mà

b kêu ngta ko dc chép mạng, v sao b chép của ngta

24 tháng 10 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.

24 tháng 10 2016

chị ơi, em đang cần là cảm nghĩ về bạn thân là con trai ấy ạ! Dù j cux cảm ơn chị

29 tháng 11 2016

Bố có một đôi giày da màu nâu, mẹ mua cho bố từ lâu lắm rồi nhưng bố rất ít khi dùng đến. Hằng ngày, bố ra đồng với đôi chân đất, những ngón chân móng cộc to bè toẽ ra hai bên.

Sau mỗi vụ mùa gót chân bố hằn thêm nhiều vết nứt. Về nhà, vẫn đôi chân ấy, bố lại lụi cụi dọn chuồng trâu, chuồng gà, xăm xăm ra vườn chặt chuối thái cho lợn ăn. Khi bóng tối nhá nhem trên sân gạch, bố mới chịu ra giếng lấy hai bàn chân cọ cọ vào nhau rồi xỏ vào đôi dép mà đế dép đã mòn dính đất. Con nhẩm tính giờ xỏ dép của bố trong một ngày đếm được trên đầu ngón tay.

Ngày mùa, thời gian đi dép của bố co lại chỉ còn mươi mười lăm phút trước khi lên giường ngủ. Cả ngày nai lưng ngoài đồng, tối đến lùa vội bát cơm bố lại ra sân đứng ghì bên cái máy tuốt lúa cho đến khuya. Mệt quá, bố nằm vắt người ngang cái chõng tre kê ngoài sân mà ngáy. Nhấc chân bố lên, con nhìn thấy mấy vệt bùn khô quắt lại nơi gấu quần. Thương bố quá!

Có lần trong bữa ăn mẹ đùa:

- Ai cũng như bố mày thì hàng giày dép phá sản.

Bố cười:

- Đi chân đất mới sống lâu.

Nhưng con biết đôi chân của bố sinh ra đã gắn với ruộng đồng, ao hồ, sông suối. Đôi chân đầy những vết chai ngã theo những luống cày, đôi chân táp nắng giữa những trưa hè men theo bờ sông, bờ ruộng kiếm con cá, con tôm để bữa cơm gia đình có thêm tí thức ăn mặn. Bố mẹ lấy nhau với hai bàn tay trắng nên đôi chân cục mịch ấy đã tự nhào đất nung gạch xây cất một ngôi nhà nhỏ để con cái không phải tủi thân vì sống cảnh nhà tranh vách đất.

21 tháng 11 2016

thế có nghĩa các bn ấy phải nghĩ hộ bn à ?

bn ơi , mk ns nghe nè . cảm nghĩ về ng thân là 1 trg nh bài văn dễ viết nhất , cx rất dễ bộc lộ cảm xúc ( hơi giống nhật kí )

cứ coi là bn tham khảo văn của tụ mk đi , vậy ai mà ngồi rảnh lm cho bn 1 bài văn như thế .

khuyên : bn nên tham khảo các bài văn hay trên mạng ấy , lấy 1 số ý của họ rồi thêm vào văn của mk

đây là văn cảm nghĩ thì bn hãy tự nêu cảm nghĩ của bn thân chứ đừng chép y hệt văn của ng khác .

mk chỉ ns vậy thôi , nếu ko vừa lòng thì cho xin lỗi !

22 tháng 11 2016

Đã là con người ai chẳng yêu gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ trải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít cùa chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, môt thời thơ dại và ngây ngô. Là một lẽ tất nhiên, trẻ con yêu mẹ, yêu cha, những người gắn bó cả đời với chúng. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại. Tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.

Tầm tôi hai, ba tuổi thì tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền và đẹp như bà tôi. Bởi một lẽ, hình ảnh bà gần như choán hết tâm trí tôi. Bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kì của những câu truyện cổ tích. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Những lọn tóc dày của bà hàng ngày tôi vẫn miệt mài tết thành bím. Và khi soi mình trong gương bà chỉ nở nụ cười hiền hậu. Tôi yêu bà, yêu hương hoa bưởi tinh khiết vấn vương trong mái tóc, yêu đêm trăng bà bày cách ngồi đan rổ, yêu buổi trưa nắng theo bà ra đồng,… Dáng người cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp, như truyền làn hơi ấm vào tam hồn tôi, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xoè cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hoá ban tặng cho tôi. Cái cười nheo nheo mắt, cái vỗ về an ủi của bà, tôi quên sao được? Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng… Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Như một chân lí của cuộc đời, bà – vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan tọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.

Bà ơi! Có lời nào để cháu nói hết được nỗi tiếc thương bà…

Câu 1 : Cảm nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ bằng 1 đoạn văn ngắn (2d)

                                                                                         Bài Làm

  Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Chúng ta vẫn gặp những áng văn, bài thơ viết rất hay, rất chân thực và xúc động về tình yêu thương cao cả mà cha mẹ dành cho con. Đối với những đứa con thì cha mẹ là điều tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời. Dù thời gian bao lâu, dù con người ta già đi thì tình yêu của cha mẹ dành cho con luôn bao la.

Em là một người con, em yêu những gì cha  mẹ dành cho em. Có lẽ đối với một đứa lớp 7 thì cái cảm nhận sâu sắc về tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ thực sự chưa được rõ ràng. Nhưng em nghĩ rằng trong ý thức em cũng đã nhận ra được vai trò, tầm quan trọng của cha và mẹ trong cuộc đời em.

Chí ít là từ lúc em lọt lòng cho đến bây giờ thì ba mẹ luôn là người đi sát bên cạnh theo dõi, nâng đỡ và chăm sóc em từng li từng tí. Mỗi người đều có cách cảm nhận riêng về tình cảm thiêng liêng, cao quý đó. Nhưng có lẽ đều có một điều chung nhất dành cho ba mẹ chính là yêu ba mẹ nhiều như ba mẹ đã yêu mình. Tình cảm , sự yêu thương của ba mẹ không phải là một điều gì đó quá xa xôi, quá lớn lao, vĩ đại. Thực ra nó chỉ là những điều bình dị chúng ta vẫn thấy hằng ngày, vẫn nhận hằng ngày từ người đã sinh ra ta. Từ lúc chúng ta còn ở trong bụng mẹ , ba mẹ là người bạn duy nhất tâm tình, thủ thỉ và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Dù chúng ta chưa biết nói chuyện, nhưng chúng ta ý thức được có một người luôn ở bên chở che và bảo vệ. Đó là người mẹ , người ba chúng ta chưa gặp mặt, nhưng chắc chắn rằng đó là người dành hết tình yêu thương cho chúng ta. Tình cảm của ba mẹ  thật cao quý, xuất phát từ trái tim, từ dòng máu chảy trong người chúng ta. Tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ -thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Khi chúng ta chào đời, khi cất những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì ba mẹ chính là người ở bên động viên, nâng đỡ chúng ta đứng dậy khi vấp ngã. Ba và mẹ là người lau đi những giọt nước mắt nóng hổi còn lăn đầy trên má.

Cuộc sống của mẹ dù chật vật, khó khăn thì ba mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Dù ba mẹ ăn cơm cà, cơm muối thì ba mẹ vẫn sẽ cố gắng kiếm tiền mua thịt, mua cá cho con. Ba mẹ chưa ăn gì thì vẫn sẽ bảo ba mẹ no rồi mỗi khi nhìn con ăn ngon lành. Đó là tình cảm của cha mẹ, là sự hi sinh vô cùng lớn lao mà chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu đến suốt cuộc đời.
Gió sương của cuộc đời khiến cho cha mẹ càng ngày càng già đi, những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện sau khóe mắt, đôi bàn tay chai sạn nhưng cha mẹ chưa bao giờ kêu than một câu nào. Bởi cha mẹ hiểu rằng con sống vui, sống khỏe, đó chính là món quà tuyệt
vời nhất mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ trong kiếp này. Có lẽ không ai trong chúng ta quên được tuổi thơ có mẹ, có ba, có tình yêu thương vô điều kiện của họ. Dù ba và mẹ chưa bao giờ nói rằng ba mẹ yêu con nhiều lắm nhưng trong thâm tâm của ba mẹ điều đó là duy nhất, là hiển nhiên. ba mẹ là người tuyệt vời nhất trong cuộc đời này của những đứa con, bởi chẳng
có ai nào bỏ ra hơn nửa cuộc đời mình để yêu thương vô điều kiện những đứa con  như ba và mẹ .  Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái quả là tình  cảm thiêng liêng và quá vĩ đại.

Những ai còn cha mẹ, những ai đã không còn cha mẹ thì họ vẫn luôn dành tình yêu thương lớn nhất dành cho người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta thành người có ích cho xã hội. Mỗi người ba , một người mẹ có một cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, có người mẹ hiền dịu, có người ba nghiêm khắc, có người ba và mẹ lạnh lùng nhưng trong thâm tâm họ thì dù không cách này thì theo cách khác điều mà họ muốn dành cho con chính là tình yêu lớn nhất. Bởi vậy những đứa con, phải sống sao cho đừng khiến cho cha mẹ buồn lòng nhiều. Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều vấp ngã, dù cho không có ai ở bên cạnh thì ba mẹ là người có thể sẵn sàng ở bên con, động viên và an ủi con vượt qua khó khăn. 

CHA MẸ – người mà chúng ta trân trọng suốt đời, yêu thương suốt đời. Chúng ta những đứa con hãy yêu thương cha thương mẹ khi còn có thể, để sau này không phải hối tiếc. 

Câu 2: Cảm nghĩ về câu ca dao sau bằng 1 bài văn ngắn ( 3đ)

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

                                                                             Bài Làm 

Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lòi than thân buồn tủi:


Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình .”Câu ca dao trên  là một lời than thân đầy xót xa, ngậm ngùi. Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên. Qua đó, ngoài phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch,mà còn cho người đọc thấy được sự oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Câu ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của tấm lựa đào đang phất phới giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giới nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Số phận của họ như tấm lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước: Ví đây đổi phận làm trai được. Những ước muốn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực?

Câu 3 : Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em ( 4đ ) 

                                                                                   Bài Làm

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh làân em như trái  tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

27 tháng 10 2021

:)) nhe

27 tháng 10 2021

Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

26 tháng 10 2016

Nhân vật:

Thầy Trí, thầy giáo trẻ, rất thương trò, là giáo viên chủ nhiệm

Mẹ Lê: người mẹ thương con nhưng không hiểu con

Lê: học sinh giỏi, nhà giàu, sống trong một gia đình áp đặt, nặng nề.

Lan: Bạn thân của Lê

Minh: nam sinh quậy, hay nói xấu thầy cô, ghen tỵ với học sinh giỏi.

Hùng: lớp trưởng

Kim: lớp phó



Cảnh 1:

Nhà của Lê. Mẹ Lê đang xem điểm kiểm tra môn Sử của Lê.

Mẹ Lê: Sao hả Lê? Con học Sử kiểu gì mà chỉ có 9 điểm vậy?

Lê: Mẹ ơi, con chỉ sai ở chỗ câu hỏi giành cho học sinh giỏi thôi mà. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm...

Mẹ Lê: (sừng sộ) Mày là học sinh giỏi mà không trả lời nổi câu hỏi giành cho học sinh giỏi hả? Con tao là phải đạt điểm mười tất cả các môn, tất cả các môn, nghe chưa?-rút cây roi ra, đánh Lê- Lười biếng! Học không lo học, đi lo chuyện bao đồng.Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, nếu kỳ này con đạt điểm mười cả mười bốn môn thì mẹ sẽ mua cho con cái laptop hàng hiệu. Trời ơi là trời! Vậy mà mày bôi tro trát trấu vào mặt tao vậy hả? Lần này mày mà không được loại giỏi thì ****** sẽ không được bình bầu danh hiệu “Đảm việc nước, giỏi việc nhà”, vậy thì còn gì thể diện nữa, hả?

Lê (vừa lấy tay đỡ đòn, vừa năn nỉ): Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con bị điểm chín môn Sử. Mẹ tha cho con lần này đi. Ngày mai con phải kiểm tra 1 tiết môn Hóa rồi, mẹ cứ đánh hoài sao con học bài?

Mẹ Lê: A, con này bữa nay dám trả treo với tao nữa. Thôi được rồi, tao cho mày đi học. Nhớ, học sao để được điểm 10 nữa đó, nếu không thì đừng trách tao.

Cảnh 2:

Ngoài cửa lớp, học sinh lấy sách vở ra ôn bài, chuẩn bị kiểm tra.

Minh (ngông nghênh vào lớp): Tụi bây học cái gì đó?

Lan: Hóa.

Minh:Ui, mặc kệ cái môn Hóa khùng khùng đó đi. Học hoài mà tao có hiểu gì đâu!

Hùng: Sao ông đi học trễ vậy?

Minh: Ngủ quên.Mà sao bữa nay tụi bây siêng dữ? Kiểm tra một tiết hả? - tiến đến chỗ Lê, giọng ngọt xớt- Tao khỏi lo, được ngồi cạnh học sinh giỏi mà! Phải không Lê?

Lê (rùng mình): Ngồi vô chỗ đi. Bạn làm tôi phát mệt.

Minh: A, cái con này láo hả? Ủa, tay mày bị gì mà đỏ dữ vậy? Bữa qua bị ba mẹ đánh đòn nữa rồi phải không?

Lê tức giận, nhưng cố kềm nén. Bỗng một học sinh phóng như bay vào lớp, la làng: “Thầy tới!” Mọi người nhanh chóng trở nên trật tự. Thầy vào, Hùng hô đứng lên chào thầy. Lớp bắt đầu làm kiểm tra.

Thời gian trôi qua, hết giờ.. Các học sinh lần lượt nộp bài. Sau khi thầy đi, Lê gục đầu xuống bàn.

Lan (lo lắng): Sao vậy Lê? Bộ bà mệt lắm hả?

Lê (gắt gỏng): Tôi không sao hết, để tôi yên.

Minh: Nó dĩ nhiên là làm được bài. Yên tâm đi, có làm sai thì thầy thế nào cũng sẽ nâng điểm cho nó. Thầy ưu ái nó lắm!

Lan (đứng phắt dậy, chỉ tay vào mặt Minh): Tôi cấm bạn xúc phạm thầy Trí. Bạn mà nói nữa, tôi sẽ mách thầy đó.

Minh: Bạn cũng thích thầy lắm hả?

Hùng (bất bình): Ừ, thì người ta học giỏi, người ta phải chăm chú nghe giảng chứ.-mỉa mai- Không như ai kia, giờ thực hành hóa, lấy nước đổ vô cục natri cho nó nổ banh cái cặp, còn chửi lại thầy nữa.

Minh: Lớp trưởng muốn gây sự lắm hả. Chơi luôn, có ngon thì xông vô.

Kim: Thôi, cho tui can. Mấy bạn làm ơn lấy sách vở ra học tiếp tiết hai giùm tui.

Lê chợt vùng chạy ra ngoài, xô luôn mấy bạn trai đứng ở cửa lớp.

Cảnh 3:

Phòng thực hành hóa. Thầy Trí đang chấm bài. Lê thập thò ngoài cửa.

Thầy: Gì vậy cô bé?

Lê: Bài kiểm tra em làm tệ lắm phải không thầy?

Thầy: Năm điểm! Sao em học sút dữ vậy Lê?

Lê : Thầy cho em làm lại đi.

Thầy: Không được. Đây là bài kiểm tra 1 tiết đó, em hiểu không?

Lê: Thầy cho em làm lại đi. Mẹ em mà biết chuyện này, mẹ sẽ buồn lắm.

Thầy: Thôi đi cô. Đừng có lấy sự hiếu thảo ra mà năn nỉ thầy.

Lê (giận dữ): Sao thầy ác quá vậy?

Thầy (kinh ngạc): Ai cho em nói chuyện với tôi bằng cái giọng hỗn hào như vậy hả Lê? Chuyện gì vậy? Em có biết là sẽ khó xử cho thầy lắm không nếu thầy cho em làm lại?

Lê: Em xin lỗi. Nhưng em sai chỗ nào mà thầy chỉ cho có năm điểm?

Thầy Trí thở dài, rút ra bài làm của Lê.

Thầy: Lại đây...-tận tình chỉ bảo- Coi nè, chỗ này em phải ghi như vậy..., như vầy...

Lê (nhõng nhẽo): Thôi được rồi thầy, em biết em đáng đánh đòn rồi. Nhưng thầy phải cho em làm lại.

Thầy: Không được, thầy đã chỉ hết lỗi sai cho em rồi. Bây giờ em để yên cho thây chấm bài.

Lê: Thầy ơi, cho em làm lại đi mà!

Thầy: Thầy hết kiên nhẫn rồi đó Lê. Sao em quan trọng hóa vấn đề dữ vậy? Em còn kiểm tra học kỳ, rồi cả học kỳ hai nữa, tha hồ mà kéo điểm. Con điểm năm này cũng chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường học tập của em thôi, như nguyên tử của một nguyên tố vậy.

Lê: Thầy không hiểu gì hết. Điểm của thầy sẽ biến nhà em thành địa ngục đó thầy có biết không?

Thầy(sửng sốt): Gì vậy Lê? Nói cho thầy biết, đừng ngại! Mọi ngày em ngoan ngoãn, hiền lành lắm mà, sao bữa nay cứng đầu quá vậy?

Lê(cắn môi, kềm nén cảm xúc): Gia đình em chỉ có một mình em. Ba mẹ phải đi làm rất cực khổ để nuôi em ăn học. Bởi vậy, ba mẹ coi trọng việc học của em ghê lắm. Chỉ cần chín điểm rưỡi thôi, em cũng bị ăn đòn. Đối với cha mẹ, em là học sinh xuất sắc, lúc nào cũng phải đạt điểm mười. Em phải đi học thêm khắp nơi, đến tối còn phải học bài tới mười hai giờ khuya. Có khi bài ở truờng thi ít mà bài học thêm thì nhiều... Em thật sự không sợ bị thầy cô khiển trách khi bị điểm kém, mà em sợ cây roi của cha mẹ. Bởi em hiểu, mỗi lời của thầy cô đều chan chứa tình thương, còn đòn roi của gia đình thì còn chứa thêm cả một khối sĩ diện nặng nề nữa. Đối với nhiều bạn, điểm chín là cả niềm vui, nhưng đối với em, nó là sự sợ hãi. Thầy có hiểu, trước ngày thầy cho làm kiểm tra, em đã bị đánh một trận nhừ tử vì tội chỉ đạt điểm 9 môn Sử. Bây giờ thầy cho em điểm năm thì có khác nào thầy giết em hả thầy?

Thầy: Em phải học nhiều vậy hả Lê? Đâu nhất thiết phải thế. Chỉ cần làm đủ những bài tập thầy cô giao, học bài cho kỹ là ổn rồi.

Lê: Sao thầy không nói chuyện đó với ba mẹ em? Nói với em thì có giải quyết được gì. Bằng mọi giá thầy phải cho em làm lại bài kiểm tra.

Thầy (nắm vai Lê): Bình tĩnh nghe thầy nói nè. Em đã thử tâm sự với ba mẹ lần nào chưa. Em có bao giờ nói với họ rằng mình mệt mỏi như thế nào, chán nản như thế nào chưa? Đã nói lần nào chưa?

Lê (như chợt tỉnh giấc): Không, em không dám. Hầu như từ xưa tới giờ chưa ai lắng nghe em nói... như thầy.

Thầy (cười):Vậy là ổn rồi. Đừng lo, nếu cố gắng, em sẽ kéo điểm lên được thôi. Còn ba mẹ em... để thầy nói chuyện với họ.

Lê: Thôi mà thầy, em lo lắm...

Thầy: Không cần phải lo gì hết. Đôi khi, chỉ cần một chất xúc tác thôi thì phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Thầy sẽ là chất xúc tác cho em. Còn em, em phải mau chóng thoát khỏi áp lực học hành. Không có con đường nào là trải đầy hoa hồng, không ai đi học mà chỉ toàn có điểm mười. Tuổi thơ của em rất đẹp, hãy cứ tận hưởng nó, rồi em cũng sẽ có một tương lai tươi sáng.

Lê (xúc động): Giá mà mẹ nói với em những lời mà thầy vừa nói.

Thầy: Em phải giãi bày với gia đình mọi suy nghĩ của mình. Thầy tin, rồi ba mẹ cũng sẽ hiểu cho em. Còn nếu như mọi chuyện tồi tệ hơn thì cứ đến gặp thầy.

Lê (cúi mặt, nắm chặt tay thầy): Đây là lần đầu tiên em tìm được người thầy đồng cảm với mình, thầy ơi!

Cảnh 4:

Nhà Lê. Ba mẹ Lê đang ngồi làm việc bên đống tài liệu. Lê thấp thỏm bước vào nhà.

Lê: Chào ba mẹ, con mới đi học về.

Mẹ Lê: Ờ, bữa nay có thêm kết quả môn nào nữa con?

Lê: Dạ... môn Hóa

Ba Lê: Con gái ba lại được 10 điểm nữa phải không?

Lê (sợ sệt): Dạ không, là 5 điểm.

Ba Lê (nổi cơn thịnh nộ): Sao? Chỉ 5 điểm thôi? Tao nuôi mày ăn học để chỉ nhận được con số 5 thôi hả?

Mẹ Lê (buông tờ tài liệu xuống, nói mỉa): Con có hiếu quá mà. Bộ mày có bồ có bịch gì ở trường hay sao mà học xuống dữ vậy?

Ba Lê (nhìn đồng hồ): Thôi, cho nó xuống uống ly sữa đi, rồi còn đi học thêm tới chín giờ tối nữa. Để về nhà phạt nó cũng được

Mẹ Lê: Không, phải phạt nó. Để em đánh nó mấy cái rồi chở nó đi học luôn, khỏi uống sữa.

Nói rồi, bà cầm cây chổi lông gà, sấn tới Lê đánh túi bụi, mặc cho con gái van xin. Chợt, một đám học sinh chạy tới cùng thầy Trí chạy tới.

Thầy: Chị đừng đánh Lê. Trò ấy đã ngất xỉu ở lớp học nhiều lần lắm rồi.

HS 1: Lê là một học sinh giỏi, nhưng bạn ấy đã thực sự kiệt sức.

HS 2: Chúng con đi học cũng rất muốn được điểm cao. Bởi vậy, khi thất bại, bản thân chúng con đã đau buồn lắm rồi.

HS 3: Ít ai chịu tìm hiểu nguyên do của những con điểm xấu, mà chỉ trừng phạt thôi. Điều đó đôi khi khiến chúng con sợ học.

HS 4: Chúng con không cần laptop, di động, áo quần hàng hiệu, chỉ cần sự đồng cảm của những người như thầy. (quay về phía thầy Trí).

Lan: (móc trong cặp ra bài kiểm tra): Thầy ơi, điểm mười này là do sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của chúng em tạo nên, chúng em xin tặng thầy ngày Nhà giáo Việt Nam. Cảm ơn thầy đã dạy chúng em biết bao điều hay, điều lạ, và cũng cảm ơn thầy vì đã lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với chúng em những lúc chúng em thất bại.

Thầy trân trọng cầm món quà, còn ba mẹ Lê thì tiến đến phía con, ôm con.

Mẹ Lê: Mẹ đã biết rồi. Chiều nay con không cần phải đi học thêm nữa, mẹ sẽ cùng ngồi học bài với con.

26 tháng 10 2016

cái này thì mk chịu

Ko chép mạng thì vui lòng tự làm

8 tháng 1 2022

bạn lên mạng xong cắt vài ý ko liên quan ra thế là xg