Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. Mở bài:
+ Tóm tắt câu chuyện.
+ Rút ra bài học muốn gửi gắm:
- Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thể tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác quá nhiều mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình.
- Phải biết giúp đỡ người khác nhưng cần giúp đỡ đúng lúc, đúng chỗ nếu không sẽ gây ra hậu quả.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Thông qua sự việc cậu bé và cái kén bướm, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội:
- Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công.
- Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.
2. Khẳng định vấn đề:
Luận điểm 1:
- Khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai sau này.
- Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt được những điều mình mong muốn.
- Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn, có trắc trở và gần như không thể vượt qua, ta cũng phải chấp nhận và vượt qua.
- Nếu không vượt qua được những khó khăn trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ.
Luận điểm 2:
- Trong cuộc sống, sự giúp đỡ luôn đáng quý và cần thiết.
- Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận sự giúp đỡ:
+ mất đi cơ hội để rèn luyện, trưởng thành.
+ thiếu đi kỹ năng sống
+ không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này.
+ Hậu quả: khiến người được giúp:
- sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
- yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên.
3. Ý nghĩa:
- Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công.
- Chúng ta không được bỏ cuộc, phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình.
- Nếu có được sự trợ giúp thì ta phải trân trọng và càng thêm nỗ lực chứ không được ỷ lại hay dựa dẫm.
- Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé sẽ mãi ân hận vì đã làm cho bướm nhỏ không bay được.
4. Biểu hiện:
- Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc),những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao.
- Họ đều được giúp sức từ xã hội, gia đình nhưng không vì thế mà họ dựa dẫm, trái lại họ còn cố gắng thêm rất nhiều và cuối cùng đạt được thành công.
- Về phần người giúp đỡ, có những người giúp đỡ thật lòng chứ không vì danh lợi nên họ biết cách giúp đỡ trọn vẹn và lâu dài, cho “cần câu” chứ không cho “cá”, như những chương trình truyền hình thực tế “vượt lên chính mình, ngôi nhà mơ ước, câu chuyện ước mơ” luôn trân trọng những con người luôn cố gắng và không bao giờ từ bỏ ước mơ.
- Trái lại, cũng có một số người như cậu bé trong câu chuyện, vì không toàn tâm chú ý mà hấp tấp vội vàng, nên giúp đỡ một cách không suy nghĩ, hời hợt khiến cho người được giúp ỷ lại. Đó là những bậc cha mẹ quá nuông chiều con, khiến cho con trẻ không có ý thức tự lập mà luôn dựa dẫm, thậm chí vô cảm trước mọi việc.
5. Phê phán và giải quyết:
- Phê phán những ai thiếu niềm tin, không có ý chí nghị lực.
- Cần nêu gương những con người có ý chí, nghị lực luôn cố gắng vượt qua khó khăn để tiến đến thành công.
- Giúp đỡ những ai chưa có ý chí nghị lực một cách hợp lý để họ hiểu được cần phải có sự tự nỗ lực của bản thân mình thì mới thành công.
- Phê phán những người có lòng tốt nhưng hời hợt, gây ra những hậu quả đáng tiếc và cần tuyên truyền rộng rãi việc tương trợ lẫn nhau một cách đúng đắn trong cộng đồng.
6. Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người trong chúng ta phải lấy chú bướm làm bài học cho mình, không bao giờ được từ bỏ niềm tin và ý chí, nếu không sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mình mong muốn, sẽ như chú bướm mãi không bao giờ cất cánh lên được.
- Không nên hời hợt như cậu bé trong chuyện, sự giúp đỡ là quý nhưng không nên giúp đỡ thái quá mà phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động.
III. Kết bài:
- Mỗi người trong chúng ta đều có sức mạnh của riêng mình để vượt qua khó khăn, khó khăn như đã trở thành điều tất yếu của cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi.
- Không được từ bỏ ước mơ vì những khó khăn áp lực trước mắt, vượt qua tất cả ta sẽ thành công.
- Không nên có thói quen nương nhờ, dựa dẫm, ta sẽ trở nên yếu đuối mà không thể làm chủ được cuộc đời cho riêng mình.
- Giúp đỡ người khác là điều tốt nhưng không nên giúp đỡ hời hợt sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu.
1, Vết nứt và con kiến
Câu chuyện " Vết nứt và con kiến" mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về nghị lực phi thường của chú kiến. Ta thấy được chiếc lá và vết nứt chính là hai thử thách rất lớn đối với chú kiến.Chiếc lá rất to và nặng hơn con kiến gấp nhiều lần. Nhưng sự cố gắng, cần cù của nó đã chiến thắng thử thách ấy.Cũng như cuộc sống của con người luôn luôn có những thử thách, chông gai. Nhưng phải tìm ra cách để hóa giải nso, biến nó thành kinh nghiệm sống cho mình thì quả là không dễ. Con người cần có sự kiên trì, sáng tạo và không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách đó. Đó mới chỉ là một phần trong vô vàn thử thách mà cuộc sống mang lại cho con người. Đối với chú kiến, tiếp theo sẽ còn là tình huống khó khăn hơn - vết nứt. Nếu mang theo chiếc lá thì không thể vượt qua, nhưng muốn vượt qua phải để lại chiếc lá. Tình huống này khiến chú kiến tiến thoái lưỡng nan, chắc chắn sẽ bỏ cuộc.Vậy mà không phải, chú kiến nhỏ bé kia chấp nhận thử thách và đối đầu với nó, vượt qua nó rất dễ dàng chỉ với một chút sáng tạo. Các bạn thấy đấy, cuộc hành trình của chú kiến cũng giống như cuộc sống của bao con người. Có những thử thách tưởng chừng chỉ khiến chúng ta bỏ cuộc. Nhưng không bao giờ nó không có cách giải quyết. Sống trên đờicần có những nỗ lực, sự quyết tâm và kiên trì để phát huy sự sáng tạo.Đó mới chính là con người thông minh.
1, Chiếc kén bướm
Câu chuyện muốn nói tới một quy luật của xã hội. Trên đường đời, con người luôn đối mặt với khó khăn, thử thách. Muốn đi đến thành công, con người cần phải tự mình nỗ lực hết sức để vượt qua. Những thử thách, khó khăn chính là cơ hội cho con người tự phấn đấu, vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình.Đó cũng là dịp để con người trưởng thành hơn.Trong câu chuyện, chúng ta thấy , cậu bé quan sát con bướm trong vài giờ đồng hồ. Khi nó cố sức để chui qua khe hở nhưng không đạt được gì. Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho cái kén to hẳn ra là đi ngược với quy luật tự nhiên. Cậu bé tốt bụng nhưng vội vàng không hiểu được quy luật đó. Sự giúp đỡ của cậu bé khiến con bướm nhanh chóng thoát ra khỏi kén nhưng không bao giờ bay được. Sự giúp đỡ ấy vô tình làm hại con bướm.Lòng tốt là đáng trân trọng, đáng quý nhưng nếu không được thể hiện đúng cách, đúng chỗ thì không những không giúp được gì mà còn có hại đối với người được giúp. Sự giúp đỡ không đúng lúc làm mất đi cơ hội rèn luyện bản thân. Để trưởng thành, nếu ta không có kỹ năng đối với khó khăn thì chúng ta không thể làm chủ được cuộc sống sau này.
Người đàn bà kia thực chất chỉ là 1 cái xác. Chính hai tên đàn ông ngồi bên cạnh cái xác là kẻ đã giết bà ta rồi mang bà ta lên tàu để đến địa điểm phi tang. Để che mắt hành khách trên tàu, chúng làm giả như bà ta còn sống, cố làm mắt bà ta mở nên bà ta chỉ ngồi bất động 1 chỗ và nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện. Cô gái thì không biết điều này, nhưng người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái thì đã đoán ra được chân tướng sự việc. Đó là lý do vì sao ông ta lại nhất quyết lôi cô gái ra khỏi con tàu vì sợ rằng cô sẽ gặp nguy hiểm nếu còn tiếp tục ở lại trên tàu.
PTBĐC:Tự sự
phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự