K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2016

Bài 1 :

\(3^{n+2}-2^{n+2}+3^n-2^n\)

\(=3^n\left(3^2+1\right)-2^n\left(2^2+1\right)\)

\(=3^n.10-2^n.5\)

Ta có : \(3^n.10\) có chữ số tận cùng là 0

\(2^n\) chẵn

\(\Rightarrow2^n.5\) có tận cùng là 0

\(\Rightarrow3^n.10-2^n.5\) có tận cùng là 0 \(\Rightarrow\) chia hết cho 10

\(\Rightarrow3^{n+2}-2^{n+2}+3^n-2^2⋮10\left(đpcm\right)\)

2 tháng 11 2016

Bài 2 :

Gọi chiều dài 3 tấm vải lần lượt là a,b,c .

Theo đề bải ra , ta có : \(a+b+c=126\left(m\right)\)

\(a-\frac{1}{2}.a=b-\frac{2}{3}.b=c-\frac{3}{4}.c\)

\(\Leftrightarrow\left(1-\frac{1}{2}\right)a=\left(1-\frac{2}{3}\right)b=\left(1-\frac{3}{4}\right)c\)

\(\Leftrightarrow\frac{1}{2}a=\frac{1}{3}b=\frac{1}{4}c\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau , ta có :

\(\frac{a}{2}=\frac{b}{3}=\frac{c}{4}=\frac{a+b+c}{2+3+4}=\frac{126}{9}=14\)

\(\Leftrightarrow\begin{cases}\frac{a}{2}=14\Leftrightarrow a=14.2=28\\\frac{b}{3}=14\Leftrightarrow b=14.3=42\\\frac{c}{4}=14\Leftrightarrow c=14.4=56\end{cases}\)

Vậy chiều dài 3 cạnh lần lượt là \(28,42,56\) .

24 tháng 11 2017

bn vào đây này : https://olm.vn/hoi-dap/question/149785.html

29 tháng 6 2019

Gọi x,y,z lần lượt là chiều dài của tấm vải thứ nhất , thứ 2,thứ 3 .(x,y,z>0;m)

Ta có : x+y+z=180(m)

Theo bài ra , sau khi bán 1/2 tấm vải thứ nhất , 2/3 tấm vải thứ 2 , 3/4 tấm vải thứ 3 thì chiều dài 3 tấm = nhau nên :

x-1/2x=y-1/3y=z-13/4z

\(\Rightarrow\frac{1}{2}x=\frac{1}{3}y=\frac{1}{4}z\)

\(\Rightarrow\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}\)

Áp dụng dãy tỉ số = nhau ta có :

\(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z}{4}=\frac{x+y+z}{2+3+4}=\frac{180}{9}=20\)

Khi đó : x=40(tm)

y=60(tm)

z=80(tm)

vậy chiều dài của tấm thứ nhất , tấm thứ 2 , thứ 3 lần lượt là : 40m;60m;80m

29 tháng 6 2019

bạn nhớ theo dõi và tick cho mk nhéhaha

15 tháng 12 2016

ukm , hay nữa& còn cả xik gái nữa nak

BẢN KIỂM ĐIỂM SỐC CỦA MỘT HỌC SINH GIỎI Kính gửi cô giáo chủ nhiệm. Hôm qua, trong giờ ra chơi, bạn Khoa (tức Trầyer, biệt danh này có nguồn gốc từ vết xẹo nằm trên đầu của bạn ấy) ngồi cạnh em loay hoay phẫu thuật cái bút mực.Dù bạn không cố tình, song do có lực quán tính nên một vài giọt dung dịch có màu của mực vốn nằm trong bụng cái vật quỷ quái ấy vẫn nhằm chiếc áo...
Đọc tiếp

BẢN KIỂM ĐIỂM SỐC CỦA MỘT HỌC SINH GIỎI

 

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm. Hôm qua, trong giờ ra chơi, bạn Khoa (tức Trầyer, biệt danh này có nguồn gốc từ vết xẹo nằm trên đầu của bạn ấy) ngồi cạnh em loay hoay phẫu thuật cái bút mực.

Dù bạn không cố tình, song do có lực quán tính nên một vài giọt dung dịch có màu của mực vốn nằm trong bụng cái vật quỷ quái ấy vẫn nhằm chiếc áo trắng tinh khôi của em mà “ốp” thẳng vào.

Ai chẳng biết rằng đây chỉ là một sự cố chứ không phải là một âm mưu có chủ đích. Song lỗi vẫn nằm ở bạn ấy (cô đồng tình với quan điểm này của em chứ ạ?). Thế mà bỏ mặc nét mặt khó tả của em cùng tấm da của những chú chó đốm trên người, bạn Khoa không hề xin lỗi cũng như không chịu chấm dứt ngay công cuộc giải phẫu cái vật đáng ghét mà đáng ra nên đưa vào viện bảo tàng từ lâu rồi ấy.

Máu dồn vào tim, đẩy đến từng thớ cơ, trôi tuột ra khỏi não khiến ngay lập tức em giải phóng năng lượng bằng cách dùng một lực xấp xỉ 398,5N tác dụng lên người bạn ấy trong một khoảng thời gian xấp xỉ 0,512s. Vì xung của lực bằng độ biến thiên động lượng nên đáng ra bạn ấy phải chuyển động lùi nhưng thật tiếc, bạn ấy có quá nhiều lipid (thứ mà dân gian hay gọi là mỡ) nên tất yếu phản lực tác động lên tay em còn lớn hơn cả 398,5N kia.

Bản năng tự vệ trỗi dậy, bạn Trầyer lao thẳng vào em với một vận tốc kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử chạy đua của bạn ấy mà không hề do dự. Kết quả của quá trình này là em bị bắn vào tường, mà cô biết đấy, bức tường lớp lại nặng hơn em rất nhiều. Tuân theo đúng định luật III Newton, tường đứng yên, em bật ngược trở lại, đặt một nụ hôn âu yếm vào cái sàn lớp mà dù sáng nay bác lao công đã quét dọn rất cẩn thận nhưng vẫn còn dính vài… con rận cùng rất nhiều viên sạn.

Tuy có hơi đau nhưng do a cay con chim cú, em liền áp dụng ngay định luật “Húc”. Chỉ tại tội thừa mỡ nên va chạm giữa đầu em và bụng bạn Trầyer là… va chạm dẻo, lực của em bị triệt tiêu ngay tắp lự. Liên tiếp sau đó là một chuỗi quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải, quy tắc vặn đinh ốc, quy tắc… được bạn ấy áp dụng một cách triệt để khiến từng mảng cơ thể em bị dao động với tần số rất lớn, cường độ cực mạnh.

Đến lúc này, em không còn đủ sức chiến đấu nữa vì theo một nửa của định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng không tự nhiên sinh ra, trong khi năng lượng được cung cấp từ một cái bánh mì rưỡi, hai quả trứng vịt lộn và một hộp sữa (tức bữa sáng của em) lại có hạn. Biết thân biết phận, em đã dựa vào “Định luật bảo toàn tính mạng” mà tự rút lui ôm hận về nhà.

Hôm nay, em phóm phém (tức móm mém) ngồi đây viết bản kiểm điểm này bằng 3/4 con mắt (5/4 còn lại đã bị bịt kín bởi những chỗ sưng vù lên do cơ chế tự vệ của cơ thể) để mong cô tha thứ. Em hứa lần sau nếu có thực hành vật lý học kèm thể thao học kèm sinh học kèm nhân đạo học kèm y tế học (quê em gọi là đánh nhau, quê hàng xóm nhà bạn ấy gọi là uýnh lộn), em sẽ chuẩn bị bữa sáng chu đáo hơn hay ít ra, em cũng cố chọn lấy một bạn gầy hơn em làm đối thủ. ( Cũng như bạn Kha {tức Kha đím chẳng hạn}

6
20 tháng 3 2016

Vậy câu hỏi là j

20 tháng 3 2016

Bản kiểm điểm của một hoạc sinh giỏi Lý.

 Tính năng lượng mà bạn ý đã đưa ra (dạ xin giới thiệu luôn, em là HSG toán):

       một cái bánh mì rưỡi xấp xỉ 500 kCal (kilô calo), tức khoảng 100N (1)

       hai quả trứng vịt lộn xấp xỉ 1000 kCal, tức khoảng 200N (2)

       một hộp sữa  xấp xỉ 490 kCal, tức khoảng 98N (3)

Từ 1, 2 và 3 ta suy ra năng lượng bạn ấy đã nạp vào cơ thể là 100 +200 +98 = 398 < 398,5

Vì vậy khi bạn ấy tác dụng một lực 398,5 N vào cái thằng thừa lipit kia, bạn ấy đã hao hụt mất 0,5 N, do đó tên thừa lipit kia sẽ không chuyển động theo định luật kia.

   THẬT TIẾC CHO ANH BẠN NÀY, GIÁ NHƯ BUỔI SÁNG ANH ĂN MẸ NÓ 3 QUẢ TRỨNG VỊT LỘN ĐI THÌ VỪA ĐỦ LỰC CHO SỰ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG NÀY.

       

14 tháng 8 2017

Gọi 3 tấm vải lần lượt là \(a;b;c\left(a;b;c>0\right)\)

Khi bán đi mỗi tấm vải ta dc dãy tỉ số bằng nhau :

\(\dfrac{a}{2}=\dfrac{b}{3}=\dfrac{c}{4}=\dfrac{a+b+c}{2+3+4}=\dfrac{126}{9}=14\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{2}=14\Leftrightarrow a=28\\\dfrac{b}{3}=14\Leftrightarrow b=42\\\dfrac{c}{4}=14\Leftrightarrow c=56\end{matrix}\right.\)

Vậy ....