K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5

Để xác định thể loại của một văn bản, em có thể dựa vào một số yếu tố cơ bản sau đây:

1. Mục đích của văn bản

  • Văn bản miêu tả: Mục đích chủ yếu là mô tả, làm nổi bật đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, con người, cảnh vật... Ví dụ: bài văn miêu tả cảnh biển, miêu tả một con người.
  • Văn bản thuyết minh: Mục đích của văn bản này là cung cấp thông tin, giải thích, làm rõ vấn đề nào đó. Ví dụ: một bài viết giải thích về sự hình thành của một loài động vật, một sự kiện lịch sử.
  • Văn bản nghị luận: Đưa ra quan điểm, lập luận để thuyết phục, tranh luận về một vấn đề nào đó. Ví dụ: bài viết bảo vệ quan điểm về một vấn đề xã hội, một đề tài khoa học.
  • Văn bản hành chính: Các văn bản mang tính chất thông báo, yêu cầu, hướng dẫn, hoặc giải quyết công việc. Ví dụ: quyết định, công văn, thông báo.
  • Văn bản tự sự: Mô tả một chuỗi sự kiện, câu chuyện có tính chất thời gian, nhân vật. Ví dụ: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký.

2. Cấu trúc và hình thức

  • Văn bản tự sự thường có cấu trúc gồm các phần: mở bài, thân bài (các sự kiện diễn ra), kết bài (suy nghĩ, cảm xúc, hoặc kết luận).
  • Văn bản miêu tả thường có sự mô tả chi tiết về cảnh vật, con người, hình ảnh... với các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ.
  • Văn bản nghị luận thường có ba phần: luận điểm (quan điểm), luận cứ (lý lẽ, bằng chứng), và kết luận.
  • Văn bản thuyết minh thường cung cấp thông tin khoa học, dữ liệu cụ thể, ít có cảm xúc hay lập luận tranh luận.

3. Ngữ điệu và phong cách

  • Văn bản miêu tảtự sự thường có ngữ điệu mềm mại, dễ hiểu, có thể sử dụng nhiều hình ảnh, biểu cảm.
  • Văn bản nghị luận có ngữ điệu mạnh mẽ, lý luận chặt chẽ, thường ít sử dụng các yếu tố miêu tả hay cảm xúc.
  • Văn bản thuyết minh mang tính thông báo, cung cấp thông tin, dễ tiếp thu và không có yếu tố cảm xúc.

4. Chủ đề và nội dung

  • Văn bản tự sự kể về những câu chuyện, sự kiện đã hoặc đang diễn ra.
  • Văn bản miêu tả tập trung vào việc tạo ra những hình ảnh sinh động trong trí óc người đọc.
  • Văn bản nghị luận đưa ra quan điểm về một vấn đề cụ thể, thuyết phục người đọc hoặc người nghe chấp nhận hoặc phản biện lại một luận điểm.

Ví dụ cụ thể:

  • Nếu em đọc một bài viết về sự phát triển của công nghệ và tác động của nó đến xã hội, bài viết đó có thể là văn bản nghị luận.
  • Nếu em đọc một bài viết kể về chuyến đi thám hiểm đến một khu rừng nhiệt đới, đó có thể là văn bản tự sự hoặc miêu tả.
  • Một bài văn miêu tả bức tranh mùa thu hoặc một cánh đồng lúa chắc chắn sẽ thuộc thể loại miêu tả.

Các bước cụ thể để xác định thể loại văn bản:

  1. Đọc kỹ văn bản: Cảm nhận mục đích, nội dung chính, cách thức tổ chức của văn bản.
  2. Xác định mục đích của tác giả: Tác giả viết để làm gì? Để miêu tả, giải thích, thuyết phục hay kể lại một câu chuyện?
  3. Nhận diện các đặc điểm cấu trúc: Cấu trúc văn bản có phù hợp với thể loại nào không? Có lập luận hay không? Có sự kiện được kể không?
  4. Đọc các ví dụ của thể loại văn bản: So sánh với các văn bản tương tự mà em đã học hoặc đã đọc để nhận diện nhanh hơn.

Chào em! Cô rất vui được hướng dẫn em cách xác định thể loại của một văn bản bất kỳ. Dưới đây là các bước đơn giản mà em có thể làm theo để phân tích và nhận diện thể loại của văn bản, như: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, báo cáo, bài luận, v.v…

* Các bước xác định thể loại văn bản:

1.  Xem xét nội dung

   Văn bản nói về điều gì?

   Nó kể một câu chuyện hư cấu (như truyện cổ tích, tiểu thuyết), cung cấp thông tin thực tế (như báo cáo, bài báo), trình bày ý kiến cá nhân (như bài luận), hay thuộc dạng khác?

   Ví dụ: Nếu văn bản kể về cuộc phiêu lưu của các nhân vật tưởng tượng, đó có thể là một câu chuyện hư cấu.

2.  Phân tích cấu trúc

   Văn bản được tổ chức như thế nào?

   Nó có chia thành các chương, các phần rõ ràng (giới thiệu, thân bài, kết luận), hay là một khối văn bản liền mạch?

   Ví dụ: Văn bản dài với các chương đánh số thường là tiểu thuyết, còn văn bản ngắn gọn, không chia chương có thể là truyện ngắn hoặc thơ.

3.  Nhận diện phong cách

   Ngôn ngữ và cách diễn đạt ra sao?

   Nó trang trọng (như văn bản khoa học), bình dân (như truyện kể), giàu hình ảnh và cảm xúc (như thơ), hay chính xác và khách quan (như báo cáo)?

   Ví dụ: Nếu ngôn ngữ thơ mộng, đầy cảm xúc, đó có thể là thơ hoặc văn xuôi nghệ thuật.

4.  Xác định mục đích

   Văn bản được viết để làm gì?

   Nó nhằm giải trí (như truyện, thơ), thông tin (như báo cáo, bài báo), thuyết phục (như bài luận nghị luận), hay thể hiện cảm xúc (như nhật ký)?

   Ví dụ: Nếu văn bản trình bày dữ liệu để chứng minh một quan điểm, đó có thể là bài luận hoặc báo cáo.

5.  Kiểm tra các đặc điểm đặc trưng

   Văn bản có những yếu tố đặc biệt nào không?

   Ví dụ: Nếu có vần điệu và nhịp điệu, đó có thể là thơ. Nếu có đối thoại giữa các nhân vật, đó có thể là kịch bản hoặc truyện. Nếu có bảng biểu và số liệu, đó có thể là báo cáo khoa học.

6.  Tham khảo tiêu đề và thông tin phụ

   Tiêu đề hoặc các phần phụ (lời giới thiệu, ghi chú) có gợi ý gì không?

   Ví dụ: Văn bản có tiêu đề “Nghiên cứu về…” thường là báo cáo hoặc bài nghiên cứu.

Áp dụng thực tế
Để em dễ hình dung, hãy thử áp dụng các bước trên với một ví dụ. Giả sử em có một văn bản ngắn, kể về một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, và kết thúc bất ngờ. Ta phân tích như sau:
• Nội dung: Câu chuyện hư cấu.
• Cấu trúc: Ngắn gọn, không chia chương.
• Phong cách: Ngôn ngữ kể chuyện, sinh động.
• Mục đích: Giải trí.
=> Kết luận: Đây là truyện ngắn.

Chúc em học tốt!.

phần phân tích của mình đây nhé bạn

“Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau - mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương.

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dần tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

bạn cần mẫu nữa k ah

Nhà văn Nguyên Hồng có một tuổi thơ buồn, bất hạnh và nhiều cay đắng, tủi nhục. Nhà văn đã viết lại những câu chuyện tuổi thơ của mình trong cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu” gây nhiều xúc động cho bạn đọc.

Trong cuốn hồi kí này, Nguyên Hồng không chỉ kể về mình, về gia đình, bố, mẹ mà còn khắc họa khá rõ nét một nhân vật – Nhân vật người cô. Nhân vật này không phải để lại trong kí ức của Nguyên Hồng là người cô nhân hậu, biết yêu thương mà là một người bà cô tính cách tàn nhẫn, vô tình ngay cả với người cháu ruột thịt của mình.

Con người, tính cách của nhân vật người cô được khắc họa khá rõ nét, sinh động trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, thuộc chương IV của cuốn hồi kí “ Những ngày thơ ấu”. Trong đoạn trích này, nhân vật người cô hiện lên với vẻ vô tình, lạnh lùng. Cô ta đối xử với cháu mình vô cùng khắc nghiệt, nhẫn tâm hệt như đối xử với kẻ thù của mình. Trong đoạn trích, nhân vật người cô cũng xuất hiện với lời hỏi han có vẻ rất quan tâm đến người cháu của mình: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?”.

Câu hỏi này đã tác động đến tâm lí của người cháu, bởi đây cũng chính là mong muốn của bé Hồng. Phải xa mẹ khi còn nhỏ nên nếu có cơ hội gặp lại sẽ rất vui mừng và hạnh phúc “nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rơi nước mắt”.

Dù rất vui mừng, hạnh phúc vì ý nghĩ sẽ được gặp mẹ nhưng khi nhìn người cô, biết cô không hề có ý tốt: “nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch”. Nghĩa là người cô không hề có ý muốn đưa bé Hồng vào với mẹ mà tất cả chỉ là đang diễn kịch, đang ấp ủ những âm mưu xấu xa. Mục đích chính của người cô chỉ là muốn gieo rắc vào đầu mình ý nghĩ căm thù mẹ : “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt mà ruồng rẫy mẹ”. Đến đây, ta thấy được sự vô tình đến nhẫn tâm của nhân vật người cô. Chỉ vì không thích mẹ của bé Hồng mà cô ta cũng muốn gieo rắc lòng hận thù mẹ vào cháu của mình. Đối với một đứa trẻ ngây thơ như bé Hồng, điều đó chẳng phải quá tàn nhẫn sao?

Khi nghe bé Hồng nói không muốn vào và tin chắc cuối năm thế nào mẹ mình cũng về. Mục đích chưa đạt được, người cô vẫn ngọt giọng dụ dỗ “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu”.

Người cô không hề để ý đến cảm nhận của bé Hồng, dù biết bé sẽ tổn thương nhưng vẫn rắp tâm muốn chia cách tình cảm của hai mẹ con chú bé, mong muốn chú bé cũng sẽ hận mẹ như bản thân cô ta ghét mẹ của bé Hồng.

Sự nhẫn tâm của bà cô khiến bé Hồng dù muốn nhưng cũng không dám nói ra mong muốn thực sự của mình. Với một em nhỏ như bé Hồng, phải kìm nén những cảm xúc, thực sự rất đáng thương.

Nhân vật người cô cũng là một người cố chấp, khi mục đích của mình chưa thực hiện được thì sẽ làm mọi cách để nó diễn ra theo ý mình. Mọi cảm xúc của người cháu- dù có là ruột thịt của cô ta thì cô ta cũng không màng tới. Khi bé Hồng đã bị tổn thương bằng những lời nói của người cô “ lòng tôi thắt lại, khóe mắt đã cay cay” thì người cô vẫn ngoan cố đến cùng với mục đích của mình: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ”.

Tâm hồn mong manh của bé Hồng hết lần này đến lần khác làm cho tổn thương, đau xót. Lần này bà cô nhấn mạnh vào từ “em bé” như muốn nói với bé Hồng: mẹ đã có em bé mới và bé sẽ bị mẹ bỏ rơi, không quan tâm, chăm sóc nữa. Đến đây, sự nhẫn tâm của bà cô đã đi quá giới hạn của bé Hồng, bé khóc vì thương mẹ, vì những lời nói quá mức cay nghiệt, cùng những định kiến của bà cô dành cho mẹ của mình. Bé Hồng đã không thể kìm nén được cảm xúc của mình: “ Nước mắt tôi ròng ròng rơi xuống hai bên mép rồi chan hòa, đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Tâm hồn của Hồng đã bị chính người cô của mình làm tổn thương bằng những lời lẽ vô tâm,vô tình nhất khiến cho hình ảnh bé Hồng hiện lên trước mắt người đọc thật đáng thương.

Nhân vật người cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” có tính cách khắc nghiệt, nhẫn tâm. Đây cũng là nhân vật tiêu biểu cho những định kiến xã hội đối với người phụ nữ, mà cụ thể ở đây chính là mẹ bé Hồng. Trong cái nhìn khắc nghiệt của bà cô thì mẹ bé Hồng là người phụ nữ xấu xa, mẹ của bé Hồng không được quyền mưu cầu hạnh phúc, cả cả khi bố của Hồng đã không còn.

Cảm nhận nhân vật bà cô độc ác trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Nổi bật trong đoạn trích Trong lòng mẹ là hình ảnh người cô độc ác và cay nghiệt. Người cô của bé Hồng đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản thị dân,sống trong xã hội xưa nhỏ nhen, ích kỷ, giả dối và hết sức nhẫn tâm.

Mối xung đột dai dẳng giữa người cô và mẹ bé Hồng cho đến bây giờ vẫn chưa chấm dứt. Mẹ bé Hồng đi làm ăn xa, người cô lợi dụng sự kiện gần đến ngày giỗ đầu và tình thế đơn độc của bé Hồng, người cô đã cố nói lời cay độc nhằm khiến bé hồng đau khổ và gieo rắc vào đầu óc non nớt của cậu sự thù ghét và ruồng bỏ mẹ mình. Đối với người cô, bé Hồng càng đau khổ, người cô càng thấy hài lòng.

Bằng những lời lẽ bóng gió, hành động giả tạo, bà ta làm ra vẻ quan tâm đến chú nhưng thực chất là đang dò xét thái độ của chú bé đáng thương. Bé Hồng đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Bé Hồng biết rõ nhắc đến mẹ, người cô ấy chỉ cố ý gieo giắt vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh nghiệt và ruồng rẫy mẹ chứ không bao giờ có ý tốt đẹp. Điều đó khiến chú bé Hồng vô cùng đau khổ vì mẹ chú có lỗi lầm gì mà bị đối xử tàn tệ đến thế.

Đứng ở vị trí bề trên, lại là người trưởng thành, dày dạn trải nghiệm và bằng cả sự xảo quyệt của mình, bà cô từng bước điều khiển cảm xúc của chú bé Hồng. Bằng giọng nói ngọt ngào, giả dối, người cô kể dạo này mẹ bé Hồng “phát tài”, dụ bé Hồng vào thăm “ em bé”. Bà ta cố ngân dài ra thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” như để bé Hồng phải nhớ rằng mẹ của chú là người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có con với người khác. Trước những lời nói của người cô, bé Hồng chỉ biết lặng im, rồi khác.

Dường như chưa đủ, người cô lại “tươi cười” kể cho chú nghe tình cảnh túng quẫn,hình ảnh gầy guộc,rách rưới của người mẹ khiến bé Hồng nghẹn họng “khóc không ra tiếng”. Bé hồng vừa thương mẹ vất vả, cơ cực vừa căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ, khiến mẹ phải rời xa anh em Hồng, trốn tránh ở phương xa. Rõ ràng, thực hư thế nào chưa biết, nhưng những lời lẽ của người cô đã động đến cảm xúc sâu thẳm nhất trong tâm hồn chú. Nhìn ỏ bề ngoài, rõ ràng, bà cô đã đạt được mục đích. Nhưng bên trong, bé Hồng cũng biết tìm cách chế ngự cảm xúc của mình, tự biện giải cho mẹ và khẳng định mạnh mẽ tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ.

Nhân vật người cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội đó mà còn là người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khắc sâu vào nỗi đau trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.

17 tháng 11 2021

chắc thuyết minh ạ

17 tháng 11 2021

Thể loại Nhật dụng

7 tháng 4 2021

Bạn chỉ cần viết câu chủ đề ra thôi mà

7 tháng 4 2021

Dựa vào đề bài, xác định nội dung chính cần viết mà viết thành câu chủ đề khái quát ý toàn đoạn thôi bạn.

13 tháng 2 2023

1.  Thủ đô là nơi ''đầu não'' của một quốc gia, tập trung kinh tế, chính trị của đất nước

2. Thể loại: Chiếu

Bố cục: 3 phần

3. Nghị luận về tầm quan trọng của việc rời đô

4. Ở Hoa Lư. Vì vua Lý có tầm nhìn sâu rộng, nhìn ra vị trí ''thiên thời, địa lợi'' của đất nước

5. Thế ''rộng cuộn hổ ngồi'', "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi", “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước".

chị ơi cho em hỏi khi nào là bài thi/kiểm tra của các bạn không được trả lời ( nếu làm sẽ bị xóa ) với bài được giải thế ạ? Em thấy chúng đều là đọc hiểu nên không biết phân biệt thế nào đây chị ơi?

23 tháng 1 2022

Tức nước vỡ bờ  : miêu tả , biểu cảm

Cô bé bán diêm : tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Chiếc lá cuối cùng: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 : nghị luận

8 tháng 4 2020

Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

Thể loại của văn bản là cáo

Văn bản là đoạn trích của bài Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi

- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết
- Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia.
- Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau
- Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.