Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
b. Nhận xét từ biểu đồ
Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét quan trọng sau:
Sự đô thị hóa cao: Châu Âu có mức độ đô thị hóa rất cao, với 75% dân số sinh sống ở các khu vực thành thị. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các thành phố trong nền kinh tế và xã hội của châu lục.
Dân số nông thôn ít: Chỉ có 25% dân số sống ở nông thôn. Điều này có thể cho thấy xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sự mất cân đối: Có sự mất cân đối khá lớn giữa dân số thành thị và nông thôn. Đây có thể là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa các khu vực.
Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội: Sự khác biệt về tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau như:
Kinh tế: Các thành phố thường là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ và công nghiệp, đóng góp lớn vào GDP. Trong khi đó, nông thôn có thể đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cung cấp thực phẩm.
Xã hội: Mức sống, cơ sở hạ tầng và dịch vụ (giáo dục, y tế...) có thể khác nhau giữa thành thị và nông thôn.
Môi trường: Đô thị hóa có thể gây ra các vấn đề về ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông, trong khi nông thôn có thể đối mặt với các vấn đề về suy thoái đất và mất đa dạng sinh học.
Tóm lại:
Biểu đồ và phân tích cho thấy Châu Âu là một châu lục có mức độ đô thị hóa cao, với sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn. Điều này đòi hỏi các chính sách phát triển toàn diện và bền vững để đảm bảo sự cân bằng và hài hòa giữa các khu vực
Đáp án D
Nhận xét:
- Nam Mĩ có tỉ lệ dân đô thị cao nhất với 79%.
- Châu Âu, Bắc Mĩ và Nam Mĩ có tỉ lệ dân đô thị cao (trên 70% năm 2001).
- Châu Phi có tỉ lệ dân đô thị thấp nhất (33% năm 2001).
=> Nhận xét A, B, C đúng
- Nam Mĩ có tỉ lệ dân đô thị gấp 2,4 lần châu Phi (79 / 33 = 2,4 lần)
=> Nhận xét D: Nam Mĩ có tỉ lệ dân đô thị gấp 2,6 lần châu Phi là không đúng.
-Sự triển nhanh của vành đai công nghiệp mới đã thu hút vốn và lao động trên toàn Hoa Kì, đặc biệt là vùng công nghiệp truyền thống Đông Bắc Hoa Kì, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật cao cấp mới 2.
a. Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
b. Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
3.* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
– Dân cư khoảng 727 triệu người (2001).
– Tỷ lệ gia tăng tự nhiên chưa tới 0.1%
– Mật độ dân số 70 người/km2
– Nơi đông dân: các đồng bằng, thung lũng lớn và vùng duyên hải
– Nơi thưa dân: phía bắc và vùng núi cao
– Mức độ đô thị hóa cao: 75% dân cư sống trong các đô thị
– Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị, đô thị hóa nông thôn phát triển.
1. Vị trí địa lí, địa hình
– Châu Đại Dương gồm :
+ Lục đại Ôxtrâylia
+ 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-đi-len (Đảo lục đại), Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).
– Địa hình:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
– Châu Đại Dương thời gian gần đây được gộp từ 2 Châu: Châu Đại Dương và Châu Úc.
2. Khí hậu, thực vật và động vật
– Khí hậu:
+ Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
– Thực, động vật:
+ Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển do nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn.
+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn …
1. Vị trí địa lí, địa hình:
Vị trí: nằm ở giữa Thái Bình Dương.
Giới hạn: gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo trong Thái Bình Dương.
Diện tích: 8,5 triệu km2.
Địa hình:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
2. Khí hậu, thực vật và động vật:
Khí hậu:
+ Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
Thực, động vật:
+ Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển do nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn.
+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn …
Vị trí địa lí
Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
(71°57' Bắc - 53°54' Nam)
Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
Một lãnh thổ rộng lớn
Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhẩn của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương & Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Cô không hiểu câu hỏi của em lắm, em kiểm tra lại nhé!