K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4
  • Dẫn chứng từ thực tế:
    • Bạn có thể kể một ví dụ thực tế từ lớp học của mình, ví dụ: "Trong giờ học toán hôm qua, một số bạn trong lớp đã nói chuyện riêng. Điều này làm tôi không thể tập trung nghe giảng và cảm thấy như mình bỏ lỡ một phần quan trọng của bài học."
  • Dẫn chứng từ nghiên cứu:
    • Bạn có thể tìm dẫn chứng từ các nghiên cứu khoa học. Ví dụ, một nghiên cứu có thể chỉ ra rằng việc nói chuyện riêng trong lớp làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Bạn có thể tham khảo các nghiên cứu về "tập trung trong học tập" để làm rõ thêm lập luận.
  • Dẫn chứng từ ý kiến giáo viên:
    • Nhiều giáo viên có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này. Một giáo viên có thể nói rằng "Việc học sinh nói chuyện riêng trong lớp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn gây mất
      • trật tự chung cho cả lớp."
    • Dẫn chứng từ các câu chuyện phổ biến:
      • Bạn có thể nêu một câu chuyện phổ biến mà nhiều học sinh gặp phải, ví dụ: "Khi học sinh nói chuyện riêng trong lớp, những học sinh xung quanh sẽ cảm thấy khó chịu và không thể tập trung vào bài giảng."
    • Dẫn chứng từ quan điểm của các chuyên gia giáo dục:
      • Các chuyên gia giáo dục có thể chỉ ra rằng việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ gây ra sự gián đoạn và giảm hiệu quả học tập. Họ có thể khẳng định rằng việc tạo không gian yên tĩnh, không có sự xao nhãng, giúp học sinh tập trung hơn vào bài học.
21 tháng 4

NÓI CHUYỆN LÀ PHÉP THIẾT YẾU CỦA CON NGƯỜI NÓI CHUYỆN VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG LÀ ĐÚNG NHƯNG KO ĐC NÓI QUÁ TO ĐỂ ẢNH HƯỞNG CẢ ĐẾN BẢN THÂN VÀ THẦY CÔ CÁC BẠN NÊN TÌM CÁCH VỪA TRAO ĐỔI SUY NGHĨ BÉ VỪA NGHE GIẢNG CÒN NÓI TRUYỆN QUÁ TO QUÁ MẤT DẠY QUÁ BỐ LÁO THÌ NGU KO BIẾT SUY NGHĨ CHỈ VÌ MUỐN NÓI CHUYỆN VỚ VẨN MÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỌI NGƯỜI


23 tháng 12 2016

1)

Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đánh giá phần nào về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của một quốc gia qua bộ mặt của các đô thị và nếp sống của người dân. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên cho nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kĩ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Điều đáng buồn là ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra những nơi công cộng, bất kể là đâu. Chỉ có thể gọi đích danh hiện tượng trên là lối sống thiếu văn hóa, văn minh.Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều. Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại. Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch…Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi. Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy (!) Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác.Nguyên nhân thứ tư là do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Thái độ tự giác tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, cao hơn nữa là thành nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa nghiêm túc, cho nên chưa đủ sức răn đe.Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, cần xóa bỏ những tệ nạn tồn tại bấy lâu, trong đó có nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Hành vi ích kỉ, thiếu văn hóa ấy đáng phê phán và chấm dứt để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh-sạch-đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

2)

Khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được rằng việc học tập chính là mục tiêu lớn nhất của học sinh. Nhưng thực tế bây giờ dường như tất cả học sinh đã nhường việc học tập sang một bên mà thay vào đó là hiện tượng nói chuyện riêng.nói chuyện riêng là một hành động xấu cần loại bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập trong học đường.Như các bạn đã biết, nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp, các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng, đó là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Một bài giảng hay, gây sức thuyết phục thì cần phải có kiến thức của thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh xen lẫn với việc học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau, làm chúng ta mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng, không chú ý nghe giảng dẫn đến chán học, lười học, và khi chúng ra nói chuyện riêng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các bạn xung quanh làm cho mọi người không có ấn tượng tốt về mình.Chúng ta đi học là do bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nuôi chúng ta, bao nhiêu giọt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học, vậy mà đến trường chúng ta không tập trung học tập mà bàn tán nói chuyện riêng thì thật có lỗi với bố mẹ.Nói chuyện riêng trong giờ học là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách, chúng ta có thể rèn luyện về ý thức, xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn khi đến trường, trong đầu các bạn phải đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu như vậy mới phát huy được hết khả năng học tập của mình, hạn chế nói chuyện riêng bằng cách hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và quan tâm đến vấn đề mà thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài, chúng ta cần phê bình, góp ý với những bạn hay nói chuyện riêng để các bạn tập trung vào học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần loại bỏ. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức vì môi trường học tập văn minh, vì tương lai tươi sáng để phát triển đất nước.

 
23 tháng 12 2016

làm zùi còn đăng làm gì

23 tháng 1 2019
Khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được rằng việc học tập chính là mục tiêu lớn nhất của học sinh. Nhưng thực tế bây giờ dường như tất cả học sinh đã nhường việc học tập sang một bên mà thay vào đó là hiện tượng nói chuyện riêng. nói chuyện riêng là một hành động xấu cần loại bỏ  vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập trong học đường.

Như các bạn đã biết, nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp, các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng, đó là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Một bài giảng hay, gây sức thuyết phục thì cần phải có kiến thức của thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh xen lẫn với việc học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Nói chuyện riêng là một hiện tượng khá phổ biến trong nhà trường, từ những em học sinh cấp một đến các anh chị cấp 3 đều có thói quen nói chuyện riêng trong giờ học. học sinh trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm, cho dù chuyện đó là chuyện nhỏ hay chuyện lớn đều đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức khác nhau như viết giấy, hành dồng, cử chỉ, những hành động đó ngay lập tức đã làm gián đoạn bài giảng của thầy cô và lượng kiến thức mà họ thu được sẽ ít hơn các bạn chăm chú nghe giảng.

Một câu nói quen thuộc mà mỗi khi thầy cô bước vào lớp đều phải nói ” Các em trật tự được không”, trong khi đó tất cả các học sinh đều lơ đi lời nói của thầy cô mà tiếp tục vào vấn đề đang trao đổi. Một số học sinh do có ý thức kém, chưa chú ý đến học tập, chưa coi việc học tập là hàng đầu do vậy đã xảy ra hiện tượng nói chuyện riêng, nếu các bạn đi học mà không để ý đến việc học các bạn đang lãng phí thời gian của mình, tiền của bố mẹ và sự ảnh hưởng của các bạn tới các bạn học sinh khác,.

Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học là do học kém, do bị bạn bè rủ rê lôi kéo nói chuyện. Khi các bạn có khả năng tiếp thu kém thì bạn sẽ cảm thấy chán nản với bài giảng, từ đó bạn lôi kéo các bạn các bạn khác nói chuyện với mình cho đỡ buồn. Nguyên nhân tiếp theo là do tò mò, thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình. Các học sinh bao giờ cũng thích sự khám phá, tò mò với những vấn đề xung quanh mình. Giả sử như đang thấy một nhosmc ác bạn đang bàn tán, tụ tập, sôi nổi bạn nào cũng cười khúc khích là lại bắt đầu tiến lại gần và bắt chuyện ngay.

Thực tế cũng có một số thầy cô giáo chưa nghiêm khắc với học sinh, khi bắt gặp học sinh nói chuyện riêng trong giờ học chỉ nhắc nhở chứ chưa bao giờ quát mắng, phạt nặng đối với các học sinh nói chuyện riêng trong giờ học, chính vì vậy nhiều học sinh vẫn chứng nào tật ấy, không chịu khắc phục nhược điểm lại tiếp tục nói chuyện riêng và nghĩ rằng thầy cô phạt nhẹ í mà.

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học, nhưng cho dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc nói chuyện riêng trong giờ học cũng là một thói xấu đáng chê trách và cần loại bỏ.

Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau, làm chúng ta mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng, không chú ý nghe giảng dẫn đến chán học, lười học, và khi chúng ra nói chuyện riêng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các bạn xung quanh làm cho mọi người không có ấn tượng tốt về mình.

Chúng ta đi học là do bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nuôi chúng ta, bao nhiêu giọt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học, vậy mà đến trường chúng ta không tập trung học tập mà bàn tán nói chuyện riêng thì thật có lỗi với bố mẹ.

Nói chuyện riêng trong giờ học là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách, chúng ta có thể rèn luyện về ý thức, xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn khi đến trường, trong đầu các bạn phải đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu  như vậy mới phát huy được hết khả năng học tập của mình, hạn chế nói chuyện riêng bằng cách hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và quan tâm đến vấn đề mà thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài, chúng ta cần phê bình, góp ý với những bạn hay nói chuyện riêng để các bạn tập trung vào học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.

Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần loại bỏ. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức vì môi trường học tập văn minh, vì tương lai tươi sáng để phát triển đất nước.
....
.
 
 
18 tháng 2 2021

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dung điên thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh. Việcnói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài.Còn có bạ thậm chí còn bị dình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dung nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dyaj khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dung trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao.Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói. Bản than em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thây cô, bạn bè và chính bản thân em.Nói chuyện không phải là xấu,điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.

Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.

Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ – những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của mình ra sao”,…

Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành “chuyện thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.

Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoăc tất cả những kiến thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu” mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn do họ gây ra.

Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một hành vi vô cùng vô văn hóa, thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người xung quanh mình và cho cả chính bản thân mình.Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.

Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra, những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi hặp những hành vi này cũng khiến nó trở nên dần dần biến mất.

Nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé.

16 tháng 1 2020

Khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được rằng việc học tập chính là mục tiêu lớn nhất của học sinh. Nhưng thực tế bây giờ dường như tất cả học sinh đã nhường việc học tập sang một bên mà thay vào đó là hiện tượng nói chuyện riêng. nói chuyện riêng là một hành động xấu cần loại bỏ  vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập trong học đường.

Như các bạn đã biết, nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp, các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng, đó là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Một bài giảng hay, gây sức thuyết phục thì cần phải có kiến thức của thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh xen lẫn với việc học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Nói chuyện riêng là một hiện tượng khá phổ biến trong nhà trường, từ những em học sinh cấp một đến các anh chị cấp 3 đều có thói quen nói chuyện riêng trong giờ học. học sinh trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm, cho dù chuyện đó là chuyện nhỏ hay chuyện lớn đều đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức khác nhau như viết giấy, hành dồng, cử chỉ, những hành động đó ngay lập tức đã làm gián đoạn bài giảng của thầy cô và lượng kiến thức mà họ thu được sẽ ít hơn các bạn chăm chú nghe giảng.

Một câu nói quen thuộc mà mỗi khi thầy cô bước vào lớp đều phải nói ” Các em trật tự được không”, trong khi đó tất cả các học sinh đều lơ đi lời nói của thầy cô mà tiếp tục vào vấn đề đang trao đổi. Một số học sinh do có ý thức kém, chưa chú ý đến học tập, chưa coi việc học tập là hàng đầu do vậy đã xảy ra hiện tượng nói chuyện riêng, nếu các bạn đi học mà không để ý đến việc học các bạn đang lãng phí thời gian của mình, tiền của bố mẹ và sự ảnh hưởng của các bạn tới các bạn học sinh khác,.

Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học là do học kém, do bị bạn bè rủ rê lôi kéo nói chuyện. Khi các bạn có khả năng tiếp thu kém thì bạn sẽ cảm thấy chán nản với bài giảng, từ đó bạn lôi kéo các bạn các bạn khác nói chuyện với mình cho đỡ buồn. Nguyên nhân tiếp theo là do tò mò, thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình. Các học sinh bao giờ cũng thích sự khám phá, tò mò với những vấn đề xung quanh mình. Giả sử như đang thấy một nhosmc ác bạn đang bàn tán, tụ tập, sôi nổi bạn nào cũng cười khúc khích là lại bắt đầu tiến lại gần và bắt chuyện ngay.

Thực tế cũng có một số thầy cô giáo chưa nghiêm khắc với học sinh, khi bắt gặp học sinh nói chuyện riêng trong giờ học chỉ nhắc nhở chứ chưa bao giờ quát mắng, phạt nặng đối với các học sinh nói chuyện riêng trong giờ học, chính vì vậy nhiều học sinh vẫn chứng nào tật ấy, không chịu khắc phục nhược điểm lại tiếp tục nói chuyện riêng và nghĩ rằng thầy cô phạt nhẹ í mà.

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học, nhưng cho dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc nói chuyện riêng trong giờ học cũng là một thói xấu đáng chê trách và cần loại bỏ.

Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau, làm chúng ta mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng, không chú ý nghe giảng dẫn đến chán học, lười học, và khi chúng ra nói chuyện riêng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các bạn xung quanh làm cho mọi người không có ấn tượng tốt về mình.

Chúng ta đi học là do bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nuôi chúng ta, bao nhiêu giọt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học, vậy mà đến trường chúng ta không tập trung học tập mà bàn tán nói chuyện riêng thì thật có lỗi với bố mẹ.

Nói chuyện riêng trong giờ học là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách, chúng ta có thể rèn luyện về ý thức, xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn khi đến trường, trong đầu các bạn phải đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu  như vậy mới phát huy được hết khả năng học tập của mình, hạn chế nói chuyện riêng bằng cách hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và quan tâm đến vấn đề mà thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài, chúng ta cần phê bình, góp ý với những bạn hay nói chuyện riêng để các bạn tập trung vào học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.

Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần loại bỏ. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức vì môi trường học tập văn minh, vì tương lai tươi sáng để phát triển đất nước.

#Châu's ngốc

16 tháng 1 2020

 Trong lớp học, nhiều hành vi thể hiện không tôn trọng giáo viên bộ môn như không ghi bài, cố ý phá đám, nói leo,...Nhưng tiêu biểu nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học. Tuy giáo viên đang giảng bài rất kĩ nhưng dường như học sinh đó không hề tập trung đến bất cứ lời nói nào của giáo viên, thể hiện kiểu như: chẳng có gì đáng quan tâm. Điều đó giống như một cuộc đối thoại giữa hai người vậy. Một người thì đang nói về những tiêu điểm đáng quan tâm và có vẻ sẽ giúp ích cho người kia, nhưng người kia lại đi làm những việc riêng khác. Điều đó thể hiện không tôn trọng người đang nói. Kiểu như thừa lời, nhiều lời mà mãi vẫn không dứt và có vẻ sẽ chẳng bao giờ dứt vậy! Tức là, quá trình trao đổi kiến thức giữa giáo viên và học sinh cần có tính tôn trọng người đối diện, "người nói phải có kẻ nghe". Vì vậy, dù có quan trọng thế nào thì cũng nên thể hiện tính tôn trọng người kia một chút.

6 tháng 5 2018

mk mới hok lớp 6 thui

9 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn.
28 tháng 10 2016

*Dự kiến các luận điểm chính:

+Nói chuyện trong giờ học là vi phạm nội qui nhà trường.
+Nói chuyện trong giờ học là hành vi thiếu văn hóa.


*Viết đoạn văn:
Nói chuyện trong giờ học là hiện tượng phổ biến trong các trường học Tiểu học, THCS, THPT,... Nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiết học: bạn bè bị ảnh hưởng, thầy cô không vừa lòng. Dẫn đến một hai người nói chuyện ảnh hưởng đến cả lớp học, từ thầy cô giáo đến bạn bè. Không chỉ ảnh hưởng đến người khác, mà đó còn là một hành vi thiếu văn hóa. Hãy thử tưởng tượng bạn đang nói trước đám đông mà không ai nghe bạn nói, chỉ nói chuyện phiếm, bạn sẽ cảm thấy ra sao?-hẳn là rất khó chịu. Vì thế khi trong giờ học, nhất là khi thầy cô đang giảng bài, bạn hãy nghe giảng để không ảnh hưởng đến những người khác, và để thể hiện mình là con người có văn hóa.

 
 
28 tháng 10 2016

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dung điên thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh. Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài.Còn có bạ thậm chí còn bị dình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dung nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng bài khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dung trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao.Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói. Bản than em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thây cô, bạn bè và chính bản thân em.Nói chuyện không phải là xấu,điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.

Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện với một cây xanh trong sân trườngOctober 24, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu HuyềnĐề bài: Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.Mục đích, yêu cẩu- Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung...
Đọc tiếp

Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện với một cây xanh trong sân trườngOctober 24, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu HuyềnĐề bài: Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.Mục đích, yêu cẩu- Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung cảnh trường và môi trường.- Để kể được câu chuyên này, các em cần dùng nhân hoá một cách tự nhiên.Dàn ýMở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp và trò chuyện với cây, ví dụ: - Ngồi dưới gốc cây chờ mẹ đón và bỗng nghe tiếng cây hỏi chuyện.Tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thú vị với cây xanh ở trường- Hoặc làm gãy cành cây và có cuộc trò chuyện.Thân bài:1. Cây kể những điều biết về bạn học sinh (nhân vật "tôi").2. “Tôi" hỏi chuyện cây:- Cây nói về cuộc đời của nó.- Cây nói suy nghĩ của về nhà trường, về học sinh của trường…- Cây nói về ước mơ của nó. Kết bài:- Chia tay với cây (ví dụ: Mẹ đến đón.). - Hiểu mỗi cây có cuộc sống riêng, cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh

Các bạn giúp mik nha!

Cái này chép văn mẫu hay chép cái j cũng đc cả!

Mik đang cần gấp

5
12 tháng 9 2016

ai mà làm dc bài này muốn tui cho bao nhiêu like cx dc

9 tháng 9 2016

Các bạn viết một đoạn văn tầm khoảng 50 từ thôi nha

28 tháng 4 2020

dễ mà bạn