Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chúng em kính chào thầy cô! - Chào các em! Kính thưa các thầy, các cô! Em tên là Nguyễn Hoàng Sơn, lớp trưởng lớp 3/2, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Em thay mặt lớp xin giới thiệu với quý thầy cô về lớp em và các hoạt động cùa lớp trong tháng thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20—11 vừa qua. Thưa quý thầy cô! Lớp em gồm 40 bạn: 22 nam và 18 nữ. Lớp em chia làm 4 tổ. Mỗi tổ 10 bạn, trong đó có một bạn tổ trưởng và một bạn tổ phó. Ban cán sự lớp gồm 4 bạn. Em Nguyễn Tiến Dũng làm lớp trưởng. Bạn Thắng là lớp phó phụ trách học tập. Bạn Hà phụ trách lao động. Còn bạn Hoa phụ trách văn nghệ. Trong tháng thi đua vừa qua, lớp em đã đạt được một số thành tích như sau: 1. Về học tập: - 100% các bạn đi học chuyên cần. Không có bạn nào nghỉ và đi trễ.- 100% học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Trong lớp, các bạn đều chăm chú lắng nghe cô giảng bài và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Không có bạn nào bị điểm yếu, kém trong tháng thi đua. 2. Về các hoạt động khác - 100% các bạn trong lớp tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường phát động như “Giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp”, “Về nguồn”, “Noi gương chú bộ đội”, ... Lớp chúng em đã đến giúp đỡ các gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ mong được góp một phần bé nhỏ vào truyền thống “Nhớ nguồn” của dân tộc ta. Thưa quý thầy cô! Thành tích của lớp em trong tháng thi đua là như vậy. Em thay mặt lớp xin cảm ơn quý thầy cô đã dành thời gian đến thăm trường em, lớp em. Chúng em xin chào các thầy, các cô.
đất nước em ở châu lục châu á có các bạn bè như người ở châu phi nhungwcacs bạn ở đó rất khỏe
Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.
2. Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường (mẫu số 2)
Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.
Ngày mới vào trường bỡ ngỡ, người đầu tiên tôi được tiếp xúc là cô. Vẻ điềm tĩnh của cô trong lần đầu gặp mặt ấy đến giờ còn nguyên trong tâm trí tôi. Cô cười tươi lắm. Nhận đám học sinh mới mà thấy hình như cô đã coi chúng tôi như con ruột. Là lớp chuyên văn, cô biết và hiểu được tâm lý của những đứa con gái mới lớn: điệu đà. Cô ủng hộ chúng tôi làm đẹp, song lại chỉ trong khuôn khổ cô cho phép. Nghiêm khắc là điều tiếp theo tôi thấy được trong con người cô. Tôi chưa thực sự hiểu thế nào là lo sợ cho đến khi mắc lỗi và đứng trước mặt cô. Cô nghiêm khắc ! Vì hiểu là sai nên cô nghiêm khắc. Chúng tôi không lần nào phạm một lỗi hai lần bởi không ai dám đối diện với sự trừng phạt của cô. Đó là chuyện trên lớp. Trong cuộc sống thường ngày, khi phải đối diện với khó khăn. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ''Nếu là cô, cô sẽ làm gì'' . Dường như mọi vấn đề đều ổn thỏa khi có cô bên cạnh. Lời khuyên, cách giải quyết hay đơn giản chỉ là lời động viên của cô luôn đem lại kết quả không thể tưởng. Khó khăn không còn là khó khăn, nó trở thành bài học cuộc sống để cô dạy chúng tôi cách đối diện. Dạy cho chúng tôi biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu phải là một chuỗi êm đềm, bằng phẳng mà nó có rất nhiều ngã rẽ
Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.
Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.
Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô, họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.
Bn tham khảo bài này nha :
"Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương" Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài "Nghĩa thầy trò".
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em.
2 tháng nữa ... xa xôi quá
bạn thử tự tay làm bó hoa bằng giấy xong bọc lại ... chỉ zậy thui
BẠN KIẾM Ý TƯỞNG TRÊN YOUTUBE DƯỢC MÀ.
BẠN CÓ THỂ LAMMF 1 ĐÓA HOA BẰNG GIẤY NÈ, ....
CÓ NHIỀ Ý TƯỞNG HAY TRÊN YOUTUBE LẮM BẠN ƠI.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG.
~GOOD LUCK~
Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.
Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:
- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.
Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.
“Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương” Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài “Nghĩa thầy trò”. Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa. Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em
1. Hoa cúc sao
Nguyên vật liệu:
- Giấy bìa màu tím làm hoa, màu xanh làm lá
- Kẽm làm cành hoa
- Bông màu vàng làm nhụy hoa
- Bình cắm hoa
- Dụng cụ: kéo, súng bắn keo
Bước 1
Đầu tiên, bạn cắt giấy tím thành hình tròn rồi vẽ chia hình tròn thành bông hoa cúc có 15 cánh nhỏ. Cắt hơi nhọn phần đầu ở mỗi cánh của bông hoa. Tùy vào bông hoa bạn muốn làm lớn hay nhỏ bạn cắt hình tròn có đường kính phù hợp. Bạn dùng mũi kéo vuốt cong nhẹ ở đầu mỗi cánh hoa. Tiếp theo, bạn đâm lỗ tròn nhỏ xuyên qua giữa bông hoa để gắn đầu sợi kẽm. Bạn bắn ít keo lên đầu kẽm giữa bông hoa để dán nhụy hoa.
Bước 2
Bạn lấy một ít bông màu vàng vo lại thành khối tròn dán lên phần keo giữa bông hoa thành nhụy hoa. Tương tự, bạn dán nhụy hoa cho những bông hoa còn lại. Cắt giấy bìa màu xanh thành những sợi dài làm chiếc lá.
Bây giờ bạn chỉ cần cắm các cành hoa vào trong bình, thêm vài cọng lá cỏ xanh nhỏ bình hoa sẽ đẹp hơn.
2. Hoa cúc thường
Nguyên vật liệu:
- Giấy bìa đỏ, vàng, xanh
- Kẽm làm cành hoa
- Cuộn sáp xanh
- Dụng cụ: kéo, kìm, súng bắn keo
Bước 1
Đầu tiên, bạn cắt giấy màu đỏ thành 3 tấm hình tròn lớn đường kính 6,6cm, 6,8cm, 7cm. Cắt 3 hình tròn đỏ thành 3 bông hoa cúc có 15 cánh hoa nhỏ. Cắt giấy màu vàng một tấm hình tròn đường kính 3,2cm, và cắt tấm màu vàng thành bông hoa có 15 cánh nhỏ. Cắt giấy màu vàng một tấm hình tròn đường kính 1,6cm làm nhụy hoa. Cắt giấy màu xanh một tấm hình tròn đường kính 3,2cm, cắt tua rua bên ngoài làm đài hoa. Cắt giấy màu xanh một tấm hình chiếc lá bông cúc. Bạn đặt mũi kéo giữa mỗi cánh hoa và bóp nhẹ hai bên cánh hoa tạo độ cong lõm tự nhiên cho cánh hoa. Và dùng mũi kéo vuốt cong nhẹ các cánh hoa trên bông hoa màu vàng vào trong.
Bước 2
Dán tấm hình tròn màu vàng nhỏ vào giữa tấm hình tròn tua rua làm nhụy hoa. Bạn dán chồng 3 hoa cúc đỏ lên nhau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, các cánh hoa nằm xen nhau. Cắt 3 đoạn kẽm dài quấn chùm thành cành hoa, bạn chừa ở đầu kẽm 1,5cm không quấn sáp để dán với đài hoa. Bạn gấp ngược 3 đầu kẽm ngắn ra ngoài.
Bước 3
Tiếp đến, bạn dán đài hoa bên dưới sợi kẽm làm cành hoa. Và dùng súng bắn keo dán cố định bông hoa cúc lên trên. Cuối cùng bạn dán chiếc lá vào đầu sợi kẽm làm cành lá. Tương tự bạn làm thêm nhiều bông khác để cắm thành bình hoa đẹp xinh.
Bạn có thể làm thêm nhiều cành hoa cúc với màu khác để cắm thành bình hoa xinh. Với 2 cách làm hoa giấy đơn giản như trên, bạn có ngay những bình hoa sắc màu trang trí nhà thật đẹp đón thu sang.
Chúc bạn thành công với 2 cách làm hoa giấy đơn giản mà đẹp này nhé!
Như các thầy cô cũng đã biết, thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của trẻ một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đưa thiên nhiên như: cây cỏ, hoa lá vào lớp học chính là biện pháp tốt nhất để tạo hứng khởi trong học tập cho học sinh. Mặt khác điều này cũng giúp trẻ cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, đồng thời tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học căng thẳng.
Phòng học của chúng em rất là phức tạp