K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Đoạn tư liệu 1:

- Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu là: trong các thế kỉ XVII - XIX, Việt Nam đã thực hiện các hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, thông qua việc thành lập và hoạt động của các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

- Đoạn tư liệu cũng cung cấp cho chúng ta một số hiểu biết về hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, cụ thể là:

+ Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo, vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo. Nhiệm vụ của họ là: (1) khai thác các sản vật quý (như: đồi mồi, hải sâm,…); (2) thu lượm hàng hóa từ những con tàu bị đắm; (3) bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải được tiến hành đều đặn, thường xuyên từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

♦ Đoạn tư liệu 2: cho cúng ta biết thông tin: trong những năm 1884 - 1945, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn) đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Các tư liệu lịch sử của Việt Nam và thế giới đều cho thấy Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có thể chia thành những giai đoạn chủ yếu sau đây:

- Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884:

+ Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đến đầu thế kỉ XVIII, bên cạnh Đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo ở Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn lập ra Đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa). Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.

+ Hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa chỉ huy 4 chiếc thuyền câu, vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã được tái lập (1803) và đặt trong tổ chức chung của các đội Trường Đà, có nhiệm vụ bảo vệ, quản lí và khai thác sản vật ở các khu vực biển đảo. Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...

- Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học,…

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.

- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính…

+ Trong giai đoạn này, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay).

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 4/1975, lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp cùng lực lượng đặc công Quân khu 5 tiến hành giải phóng quần đảo Trường Sa.

+ Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774)... đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam  như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí.......đều thể hiện chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX đã xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Từ thời Nguyễn việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước đã được thực hiện.
- Từ năm 1884 đến năm 1975:

Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.
Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.
Chính quyền Pháp chú trọng hơn việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp tiến hành xây cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học…
Đến tháng 9 – 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.
Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).
Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. 
- Từ sau năm 1975 đến nay:

Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. 

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở hai quần đảo này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774)... đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam  như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí.......đều thể hiện chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX đã xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Từ thời Nguyễn việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước đã được thực hiện.
- Từ năm 1884 đến năm 1975:

Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.
Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.
Chính quyền Pháp chú trọng hơn việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp tiến hành xây cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học…
Đến tháng 9 – 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.
Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).
Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. 
- Từ sau năm 1975 đến nay:

Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. 

20 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Các tư liệu lịch sử của Việt Nam và thế giới đều cho thấy Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có thể chia thành những giai đoạn chủ yếu sau đây:

- Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884:

+ Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đến đầu thế kỉ XVIII, bên cạnh Đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo ở Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn lập ra Đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa).

+ Hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa chỉ huy 4 chiếc thuyền câu, vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã được tái lập (1803) và đặt trong tổ chức chung của các đội Trường Đà, có nhiệm vụ bảo vệ, quản lí và khai thác sản vật ở các khu vực biển đảo. Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...

- Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học,…

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.

- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính…

+ Trong giai đoạn này, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay).

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 4/1975, lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp cùng lực lượng đặc công Quân khu 5 tiến hành giải phóng quần đảo Trường Sa.

+ Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

30 tháng 9 2023

 Sau năm 1975, khi đã kết thúc những cuộc kháng chiến và thống nhất lại đất nước, nước ta đã xác lập chủ quyền trên 2 quần đào Trường Sa và Hoàng Sa.

18 tháng 10 2016

huhu

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Thông tin 1: Vị trí địa lí và đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa

- Vị trí: Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi từ khoảng 15°45′B đến 17°15′B, từ 111°Đ đến 113°Đ, cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.

- Đặc điểm: rộng khoảng 30000 km2, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm:

+ Nhóm phía đông có tên là nhóm An Vĩnh gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn;

+ Nhóm phía tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm (hoặc nhóm Trăng Khuyết) gồm các đảo: Hoàng Sa (diện tích gần 1 km3), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn,..

(*) Thông tin 2: Vị trí địa lí và đặc điểm của quần đảo Trường Sa

- Vị trí: Quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi từ 6°30′B đến 1200′B, từ 111°30′Đ đến 117°20′Đ, cách vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà) khoảng 248 hải lí.

- Đặc điểm:

+ Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

+ Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4-6 m lúc thuỷ triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km). Ngoài ra, còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài.