Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ | Từ đồng nghĩa | Từ nhiều nghĩa | Từ đồng âm |
a) đánh cờ đánh giặc đánh trống |
+ | ||
b) trong veo trong vắt trong xanh |
+ | ||
c) thi đậu xôi đậu chim đậu trên cành |
Câu 1: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.
C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
D. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.
Câu 2: Tác giả của bài thơ "Cửa sông" là?
A. Quang Huy
B. Định Hải
C. Thanh Thảo
D. Tố Hữu
Câu 3: Các vế câu ghép: "Vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo nên thỏ đã thua rùa." được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp bằng dấu câu.
B. Nối bằng cặp quan hệ từ.
C. Nối bằng cặp từ hô ứng.
D. Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
Câu 4: Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: "Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm." thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép?
A. Nguyên nhân và kết quả
B. Tương phản
C. Tăng tiến
D. Giả thiết và kết quả
Câu 5: Từ nào dưới đây là quan hệ từ?
A. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh".
B. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay".
C. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở.
"D. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới.
Câu 6: Câu thơ: “Bầy chim đi ăn về/ ………vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc” (Đồng Xuân Lan). Từ nào dưới đây được tác giả sử dụng ở chỗ trống trong câu thơ?
A.Trút
B. Đổ
C. Thả
D. Rót Câu
7: Từ “tựa” trong câu thơ: “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc/ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” là từ loại nào dưới đây?
A. Quan hệ từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Danh từ
Câu 8: Tiếng nào dưới đây không ghép được với tiếng “công” để tạo thành từ có nghĩa?
A. bằng
B. dân
C. cộng
D. lai
Câu 9: Loại một từ có tiếng “hữu” không giống nghĩa với tiếng “hữu” ở các từ khác trong nhóm: “hữu nghị, hữu hiệu, hữu dụng, hữu ích”.
A. hữu nghị
B. hữu hiệu
C. hữu dụng
D. hữu ích.
/HT\
a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
- Đó là từ nhiều nghĩa.
b. trong veo, trong vắt, trong xanh.
- Đó là từ đồng nghĩa.
c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
- Đó là từ đồng âm.
a) Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu chú voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu
Từ in đậm biểu thị quan hệ đối lập, tương phản
b) Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
Từ in đậm biểu thị quan hệ tương phản
c) Nếu hoa có ở trời cao thì bầy ong cũng mang vào mật thơm
Cặp từ in đậm biểu thị quan hệ giả thiết (điều kiện) - kết quả
Theo mk thì:
a. Các từ dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
- đánh cờ, đánh giặc, đánh trống- là những từ nhiều nghĩa.
- trong veo, trong vắt, trong xanh- là những từ đồng nghĩa
- thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành- là những từ đồng âm
b. Gạch chân dưới quan hệ từ
- Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
- Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
- ~Hok tốt nhé Hoa~
a. Các từ dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
- đánh cờ, đánh giặc, đánh trống - là những từ…đồng âm ……………………..
- trong veo, trong vắt, trong xanh - là những từ……từ đồng nghĩa………………….
- thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành - là những từ…từ nhiều nghĩa ……………….
b. Gạch chân dưới quan hệ từ:
- Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
- Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
Giải thích:
- Từ chín trong câu “Tổ em có chín học sinh” (chín học sinh) chỉ số lượng. Chín trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” (lúa chín), chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. Vì vậy từ "chín" trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).
- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong “Các chú công nhân đang chữa đường dây điện” chỉ đường dây liên lạc. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đống âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong câu “Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp” chỉ đường giao thông đi lại. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì có nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Còn từ vạt trong câu “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” (vạt nhọn) chỉ hành động đẽo xiên. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài “Vạt áo chàm thấp thoáng; Nhuộm xanh cả nắng chiều” từ vạt trong câu chỉ thân áo hình dải dài. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).